Hiệu Quả Của Quản Lý Ngân Quỹ
Theo quan điểm hiện đại , ta có thể hiểu ‘’ hiệu quả quản lý ngân quỹ là đại lượng đo lường kết quả đạt được từ quản lý ngân quỹ trên một đơn vị chi phí cho hoạt động này nhằm đạt được những mục tiêu nhất định . Thông qua ...
Theo quan điểm hiện đại , ta có thể hiểu ‘’ hiệu quả quản lý ngân quỹ là đại lượng đo lường kết quả đạt được từ quản lý ngân quỹ trên một đơn vị chi phí cho hoạt động này nhằm đạt được những mục tiêu nhất định .
Thông qua khái niệm trên ta thấy , quan điểm rõ ràng của việc quản lý ngân quỹ trong doanh nghiệp là việc nâng cao khae năng thanh toán của doanh nghiệp , giảm thiếu rủi ro thanh khoản cho doanh nghiệp , tăng uy tín của doanh nghiệp với nhà cung cấp và khách hàng ... Vì vậy , khi đánh giá hiệu quả quản lý ngân quỹ là đánh giá những kết quả đạt được trong tương quan với những chi phí bỏ ra để có được những kết quả đó . Để làm được điều đó các nhà quản lý tài chính trong doanh nghiệp phải lập ra một hệ thống các chỉ tiêu nhất định . Thông qua hệ thống chỉ tiêu này họ có thể đánh giá được hiệu quả của quản lý ngân quỹ trong khoảng thời gian nhất định .
Các chỉ tiêu đánh giá khả năng chi trả của doanh nghiệp :
* Khả năng thanh toán tức thời :
Khả năng thanh toán tức thời đo lường khả năng thanh toán ngay bằng tiền cho các khoản nợ đã đến hạn thanh toán .
* Khả năng thanh toán nhanh:
Khả năng thanh toán nhanh là tỷ lệ được tính bằng cách chia các tài sản quay vòng nhanh cho nợ ngắn hạn. Tài sản quay vòng nhanh là tiền và những tài sản có thể nhanh chóng chuyển đổi thành tiền . Như vậy khả năng thanh toán nhanh cho biết khả năng hoàn trả các khoản nợ ngắn hạn không phụ thuộc vào việc bán tài sản dự trữ ( tồn kho ) và được xác định băng công thức sau :
* Khả năng thanh toán hiện hành:
Khả năng thanh toán hiện hành là tỷ lệ được tính bằng cách chia tài sản lưu động cho nợ ngắn hạn
Tỷ lệ về khả năng thanh toán hiện hành là thước đo khả năng thanh toán ngắn hạn của doanh nghiệp , nó cho biết mức độ các khoản nợ của các chủ nợ ngắn hạn được trang trải bằng các tài sản có thể chuyển thành tiền trong thời gian tương đương với thời hạn của các khoản nợ đó .
Tỷ lệ nợ này cho biết một đồng nợ ngắn hạn của doanh nghiệp được đảm bảo bằng bao nhiêu đồng giá trị tài sản lưu động .
* Vốn lưu động ròng và nhu cầu vốn lưu động ròng :
Để đánh giá khả năng thanh toán các hkoản nợ ngắn hạn khi đến hạn , các nhà phân tích còn quan tâm đến chỉ tiêu vốn lưu động ròng và nhu cầu vốn lưu động ròng.
Vốn lưu động ròng ( Net Working Capital- NWC )
Là khoản chênh lệch giữa tổng tài sản lưu động và tổng nợ ngắn hạn hoặc giữa nguồn dài hạn và tài sản cố định :
NWC= tài sản lưu động – nguồn ngắn hạn
NWC = nguồn dài hạn – tài sản cố định
Vốn lưu động ròng có thể âm hoặc dương hoặc bằng không .
+ Trong trường hợp NWC = 0 nhận định rằng tình hình tài chính của doanh nghiệp lành mạnh.
+ Trong trường hợp NWC < 0 thì tài sản cố định của doanh nhgiệp được tài trợ bằng nguồn không ổn định. Phần tài sản lưu động lúc này không đủ cho doanh nghiệp thanh toán các khoản nợ ngắn . Trong khi đó , doanh nghiệp không thể bán các tài sản cố định để trả các khoản nợ ngắn hạn . Nhất thời doanh nghiệp sẽ mất khả năng thanh toán .
+ Trong trường hợp NWC >0 thì doanh nghiệp có đủ khả năng thanh toán các khoản nợ ngắn hạn khi các khoản này đến hạn , đồng thời tài sản cố định của doanh nghiệp được đầu tư bằng nguồn ổn định .
Nhu cầu vốn lưu động ròng chính là lượng vốn ngắn hạn doanh nghiệp cần để tài trợ cho một số khoản mục không phải là tiền của vốn lưu động , đó là tồn kho và các khoản phải thu. Ta có :
Nhu cầu vốn lưu động ròng = Tồn kho và các khoản phải thu – Nợ ngắn hạn
Nhu cầu vốn lưu động ròng cho thấy tình hình đảm bảo nguồn vốn của doanh nghiệp cũng như tình trạng cân đối hoặc mất cân đối giữa vốn ngắn hạn và nguồn vốn dài hạn .
* Tỷ lệ dự trữ trên vốn lưu động ròng :
Tỷ lệ này cho biết phần thua lỗ mà doanh nghiệp có thể phải gánh chịu do giá trị hàng dự trữ giảm. Nó được tính bằng cách chia dự trữ ( tồn kho ) cho vốn lưu động ròng :
Như vậy, chỉ tiêu này có liên quan đến cơ cấu vốn cũng như cơ cấu tài sản của doa nh nghiệp .
Các chỉ tiêu đánh gía khả năng hoạt động có liên quan đến hiệu qủa quản lý ngân quỹ
* Vòng quay tiền :
Tỷ lệ này cho được tính bằng cách chia doanh thu tiêu thụ trong năm cho tổng số tiền mặt và các loại tài sản tương đương tiền bình quân ( chứng khoán ngắn hạn dễ chuyển nhượng ), nó cho biết số vòng quay của tiền trong năm.
Các chỉ tiêu đánh gía khả năng dự phòng những biến động bất thường .
Bất cứ khi nào doanh nghiệp cũng có thể gặp phải những trường hợp không may có ảnh hưởng không tốt đến hoạt động của doanh nghiệp . Những biến động đó có thể xảy đến trong hoạt động sản xuất kinh doanh hoặc hoạt động tài chính . Một nhà quản lý tài chính giỏi phải là người biết dự phòng cho những trường hợp không may có thể xảy ra . Chính vì vậy , khi quản lý ngân quỹ , các nhà quản lý tài chính trong doanh nghiệp cũng phải quan tâm đến các khoản dự phòng và khi đánh giá khả năng dự phòng những biến động bất thường của doanh nghiệp.
Để đánh giá khả năng dự phòng những biến động bất thường , người ta thường quan tâm đến các khoản dự phòng trong doanh nghiệp như: quỹ dự phòng mất việc làm , quỹ dự phòng tài chính , quỹ phúc lợi , quỹ khen thưởng , dự phòng giảm giá hàng tồn kho , dự phòng giảm giá đầu tư dài hạn .