25/05/2018, 14:10

Hiện tượng hỗ cảm

Giả sử có 2 mạch điện kín C 1 , và C 2 , đặt cạnh nhau trong đó các dòng điện cường độ I 1 , và I 2 , chạy qua (hình 1). Nếu ta làm biến đổi cường độ dòng điện chạy trong các mạch đó thì từ trường do ...

Giả sử có 2 mạch điện kín C1, và C2, đặt cạnh nhau trong đó các dòng điện cường độ I1, và I2, chạy qua (hình 1).

Nếu ta làm biến đổi cường độ dòng điện chạy trong các mạch đó thì từ trường do mỗi mạch sinh ra và gửi qua diện tích của mạch kia sẽ thay đổi theo. Kết quả là trong cả 2 mạch đều xuất hiện dòng điện cảm ứng. Hiện tượng này gọi là hiện tượng hỗ cảm, và các dòng điện cảm ứng đó gọi là các dòng điện hỗ cảm.

Suất điện động gây ra dòng điện hỗ cảm được gọi là suất điện động hỗ cảm. Công thức của nó cũng tuân theo định luật cơ bản của hiện tượng cảm ứng điện từ, nghĩa là:

Với ∅m, là từ thông gửi qua mạch điện C1, hoặc C2, mà ta xét.

Trong công thức:

m12 = M12 I1,

Thì ∅m12, là từ thông do dòng I1, sinh ra và gửi qua diện tích của mạch C2,

Còn M12, là một hệ số tỉ lệ, gọi là độ hỗ cảm của hai mạch C1, và C2,

So sánh các công thức, ta nhận thấy rằng: độ hỗ cảm M có cùng đơn vị như độ tự cảm L, nghĩa là cũng được tính ra Henry.

được ứng dụng để chế tạo máy biến thế. Ðó là một dụng cụ rất quan trọng trong kỹ thuật điện. Ngoài ra còn ứng dụng trong phát thanh, truyền hình qua không gian...

0