21/02/2018, 08:43

GIÁ TRỊ NHÂN ĐẠO CỦA TÁC PHÂM VỢ CHỒNG A PHỦ

(Bài viết sưu tầm) Giới thiệu chung Nhà văn Tô Hoài và truyện “Vợ chồng A Phủ”: * Tác giả Tô Hoài – Tô Hoài là một nhà văn lớn, với gần 200 đầu sách, ông là nhà văn có số lượng tác phẩm đạt kỉ ...

(Bài viết sưu tầm)

Giới thiệu chung Nhà văn Tô Hoài và truyện “Vợ chồng A Phủ”:

* Tác giả Tô Hoài

– Tô Hoài là một nhà văn lớn, với gần 200 đầu sách, ông là nhà văn có số lượng tác phẩm đạt kỉ lục trong văn học VN hiện đại.

–  Ông là nhà văn thiên về diễn tả những sự thật của đời thường.

–  Ông có vốn hiểu biết phong phú, sâu sắc về văn hóa, phong tục của nhiều vùng khác nhau đặc biệt là vùng Tây Bắc.

* Truyện Vợ chồng A Phủ

– Rút từ tập “Truyện Tây Bắc” – 1952.

– Tác phẩm phản ánh cuộc sống cực nhục tăm tối và quá trình đồng bào các dân tộc vùng cao Tây Bắc vùng lên tự giải phóng khỏi ách áp bức của bọn thực dân và chúa đất.

– Tác phẩm ghi dấu những đặc sắc trong PCNT của Tô Hoài: nghệ thuật trần thuật, nghệ thuật xây dựng nhân vật, ngôn ngữ giàu chất thơ…

Giá trị nhân đạo

* Khái niệm: là tình cảm, thái độ của nhà văn dành cho nhân vật và tác phẩm của mình dựa trên những nguyên tắc và đạo lí làm người mang tính chuẩn mực và tiến bộ của thời đại.

Giá trị nhân đạo thể hiện qua truyện Vợ chồng A Phủ

Niềm đồng cảm, thương xót của nhà văn trước số phận bất hạnh của Mị và A Phủ

Mị

–  Mị với số phận bất hạnh (nghèo và món nợ truyền kiếp)

– Thân phận con dâu gạt nợ của Mị tại nhà Pá Tra

+ Bị tước đoạt về sức lao động

+ Bị đày đọa về tâm hồn

– Nhà văn xót xa trước sự tê liệt hoàn toàn về tinh thần của Mị

 

A Phủ

– A Phủ, một nạn nhân khổ đau của số phận (mồ côi, lưu lạc, khổ nghèo)

– A Phủ còn là nạn nhân của sự áp bức, bóc lột của cha con thống lí Pá Tra (thân phận đứa ở trừ nợ)

 

==> Với giọng kể trầm buồn, Tô Hoài đã thể hiện niềm xót thương chân thành trước những khổ đau, bất hạnh của con người miền núi Tây Bắc dưới xã hội phong kiến xưa.

Tô Hoài đã lên tiếng tố cáo những tội ác dã man của bọn phong kiến thống trị và những hủ tục lạc hậu.

  Phong  kiến thống trị ( cha con thống lí Pá Tra)

Bản chất tham lam (cướp ruộng đất, cho vay nặng lãi…)

Sự độc ác, tàn bạo, phi nhân tính ( tước đoạt sức lao động, hủy hoại về tinh thần, xử kiện, phạt vạ, trói người đến chết…

      Hủ tục lạc hậu

Tục cưới hỏi nặng nề (đẩy cha mẹ Mị vào cảnh nợ nần)

Tục cướp dâu (biến Mị trở thành nô lệ)

Tục trình ma (áp chế, đầu độc bằng thần quyền làm tê liệt ý chí và tinh thần phản kháng)

==> Tô Hoài đã viết một bản cáo trạng đanh thép kết tội bọn phong kiến thống trị miền núi đã chà đạp, tước đoạt không chỉ về sức lao động mà ác độc nhất, chúng đã dập tắt ngọn lửa ham sống ở những con người vô cùng đáng sống.

Nhà văn đã phát hiện và ngợi ca những vẻ đẹp của con người vùng cao Tây Bắc

Phát hiện, ngợi ca vẻ đẹp

                          Mị

Xinh đẹp

Có tài thổi sáo (Mị uốn chiếc lá trên môi, thổi lá cũng hay như thổi sáo…)

Tâm hồn khao khát yêu đương (trai làng đến đứng nhẵn chân vách đầu buồng Mị…)

Người con hiếu thảo…

                         A Phủ

Khỏe mạnh, cường tráng

Lao động giỏi ( biết đúc lưỡi cày, đục cuốc, cày giỏi, đi săn bò tót rất bạo…)

Tính cách mạnh mẽ, ngang tàng (trốn lên vùng núi cao, đánh A Sử…)

Có khát vọng tự do

Ca ngợi sức sống tiềm tàng, tinh thần phản kháng mạnh mẽ để đổi thay số phận

                            Mị

Ẩn giấu sau vẻ ngoài âm thầm, lặng lẽ là ngọn lửa của lòng yêu đời, ham sống, của khát khao tự do luôn chờ cơ hội để trỗi dậy ( đêm tình mùa xuân, đêm cắt dây trói cho A Phủ…)

                         A Phủ

Sau vẻ ngoài nhẫn nhục, nô lệ là một A Phủ ngang tàng, gan bướng, giàu tinh thần phản kháng, chống trả lại cái ác (khi bị trói, cắn đứt mấy vòng dây mây…)

Tô Hoài đã tìm ra một hướng giải thoát mới cho người nông dân miền núi

           Trước CMT8 (Nam Cao)

Truyện thường kết thúc bi thảm, bế tắc ( cái chết của bà lão, của lão Hạc, Chí Phèo…)

Con người là nạn nhân đau khổ của hoàn cảnh

             Vợ chồng  A Phủ

Từ sự vùng lên tự phát đến vùng lên một cách tự giác, Mị và A phủ đã đấu tranh, phản kháng để giải phóng chính mình ( Mị cắt dây trói cho A Phủ, chạy trốn cùng A Phủ, tham gia cách mạng…)

Con người có thể thay đổi số phận và cải tạo hiện thực…

0