Hệ thống phân loại phim
Một hệ thống phân loại phim có vai trò sắp xếp những phim sao cho phù hợp từng đối tượng khán giả dựa trên những yếu tố như tình dục, khỏa thân, bạo lực, ngôn từ và hành động tục tĩu, sử dụng chất gây nghiện và một số nội dung người lớn khác. Hệ thống ...
Một hệ thống phân loại phim có vai trò sắp xếp những phim sao cho phù hợp từng đối tượng khán giả dựa trên những yếu tố như tình dục, khỏa thân, bạo lực, ngôn từ và hành động tục tĩu, sử dụng chất gây nghiện và một số nội dung người lớn khác.
Hệ thống này giúp cho cha mẹ quyết định xem bộ phim nào phù hợp cho con cái họ. Ngoài ra, trong một số trường hợp, hệ thống còn áp buộc lên những rạp chiếu phim một nghĩa vụ pháp lý là từ chối cho trẻ nhỏ vào xem những phim không phù hợp lứa tuổi. Hệ thống thường được sử dụng thay thế cho những cơ quan kiểm duyệt ở nhiều nước.
Người ta thường tranh cãi về tính hiệu quả, tính bắt buộc của những hệ thống này. Nhiều người lại ưa thích những nội dung được kiểm duyệt cao, trong đó những đứa trẻ có thể thích xem những bộ phim được cho là không phù hợp với lứa tuổi của chúng (hiện tượng quả cấm). Những bản DVD mà "chưa phân loại", "không cắt", "không kiểm duyệt" càng lúc càng trở nên phổ biến.
Ở những nước như Úc, một cơ quan chính phủ sẽ quyết định việc phân loại, trong khi đó ở Hoa Kỳ và một số nước khác, việc đánh giá sẽ thực hiện bởi một tổ chức không thuộc chính quyền (ví dụ MPAA). Ở hầu hết các nước, những phim được coi là xâm phạm đạo đức sẽ có thể bị kiểm duyệt, hạn chế hay ngăn cấm.
Ảnh hưởng của các nhân tố lên việc đánh giá ở mỗi nước là khác nhau. Ví dụ, ở những nước như Mỹ, ngay cả những phim có chứa nội dung tình dục nhẹ nhàng cũng có thể bị hạn chế chỉ dành cho người lớn tuổi, thì ở Pháp hay Đức, nội dung tình dục được đánh giá thoáng hơn. Ngược lại, yếu tố bạo lực khiến những phim bạo lực bị xếp loại cao và kiểm duyệt ở Phần Lan hay Đức, còn ở Mỹ lại xếp loại nhẹ hơn cho những bộ phim loại này.
Một bộ phim có thể được sản xuất với mức phân loại chủ định. Nó có thể được tái bản nếu xếp hạng không được như mong muốn, đặc biệt là để chống việc xếp loại cao hơn dự định. Nó cũng có thể được tái bản thành những phiên bản thay thế tùy thuộc vào hệ thống xếp loại của từng nước.
Viện Phim ảnh và Nghệ thuật Nghe nhìn (Instituto de Cine y Artes Audiovisuales, INCAA) thông qua Hội đồng Tư vấn Biểu diễn Điện ảnh (Comisión Asesora de Exhibición Cinematográfica) đã sử dụng hệ thống phân loại dưới đây:
ATP: phù hợp với mọi độ tuổi, ATP viết tắt từ "Apta (para) Todo Público", có nghĩa là "cho tất cả công chúng
13: chỉ phù hợp với 13 tuổi trở lên
16: chỉ phù hợp với 16 tuổi trở lên
18: chỉ phù hợp với 18 tuổi trở lên
X: Tình dục rõ ràng
E: Miễn phân loại. Dành cho những bộ phim về thể thao, âm nhạc...
Bài chi tiết: Phòng Phân loại Phim và Văn học (Úc)
Tập tin:Classificationsau.png
Hệ thống phân loại của Úc
Phòng Phân loại Phim và Văn học (Office of Film and Literature Classification, OFLC) là tổ chức do chính phủ Úc tài trợ có vai trò phân loại tất cả các phim phát hành trước công chúng.
Ủy ban phân loại chủ yếu bao gồm các thành viên tự do. Trên nhãn của OFLC thường có dòng chữ "Informing your Choices" (Thông báo lựa chọn của bạn) và sẽ có những biểu tượng viền màu cho mỗi mức phân loại. Nó sẽ đi kèm những khuyến cáo cho người tiêu dùng như nhẹ, trung bình, mạnh hay mức độ cao các yếu tố ngôn ngữ thô tục, khỏa thân, tình dục, chủ đề... Chỉ có các phim loại MA15+, R18+ và X18+ là sẽ bị giới hạn theo pháp lý.
Loại E được sử dụng cho những phim không cần phải phân loại, như phim tài liệu giáo dục. Tuy nhiên những phim tài liệu hay hòa nhạc nếu mà vượt quá ngưỡng loại PG thì cũng sẽ được đưa ra để xếp loại. Những bậc phân loại là:
E - Miễn phân loại. Những phim này không chứa những nội dung gây ra bất đồng (thường những nội dung này có thể xếp loại M hoặc cao hơn).
G - Phổ biến. Dành cho phim loại nhẹ.
PG - Khuyến cáo nên có hướng dẫn của cha mẹ. Dành cho phim loại nhẹ.
M - Khuyến cáo chỉ nên cho khán giả trưởng thành. Dành cho phim loại trung bình.
MA15+ - Không phù hợp với độ tuổi dưới 15. Những người dưới 15 chỉ được xem khi đi cùng cha mẹ hay người bảo hộ. Dành cho phim loại nặng.
R18+ - Hạn chế chỉ dành cho người trên 18 tuổi. Dành cho phim có nội dung nhạy cảm ở mức độ cao.
X18+ - Hạn chế chỉ dành cho người trên 18 tuổi. Mức phân loại này dành cho nội dung khiêu dâm (chỉ bán tại ACT và NT, nhưng cũng có thể được đưa tới các bang khác qua đường bưu điện).
RC - Loại từ chối. Những phim này bị cấm bán hay thuê ở Úc.
Xin hãy cùng đóng góp cho bài hoặc đoạn này bằng cách phát triển nó.
The Netherlands film board's comparison of phim classifications issued for twelve recent films by the classification boards of the UK, France, the Netherlands, Germany, Austria, Denmark, and Sweden.
List of certificates thu âm in the IMDb database. Note that while extensive, this list is not exhaustive, and that it mixes current and old rating systems and does not specify which is which, thus making it difficult to use.
IMDb's information about rating systems from all over the world.
FilmClassifications.com Information regarding phim classifications from Australia, Canada, Ireland, New Zealand, Singapore, South Africa, the United Kingdom and the United States.
Australian Office of Film and Literature Classification.
Denmark Medierådet for Børn og Unge (The Media Council for Children and Young People).
Finland Valtion Elokuvatarkastamo.
France Centre National de la Cinématographie (CNC).
Germany Spitzenorganisation der Filmwirtschaft e. V. (SPIO)
Iceland Smáís.
Iceland Kvikmyndaskoðun
Irish phim Censor's Office.
Japan Administration Commission of Motion Picture Code of Ethics.
Netherlands Kijkwijzer (and Nicam).
New Zealand Office of phim & Literature Classification.
Norway Media Authority.
Singapore Media Development Authority.
Sweden Statens Biografbyrå (SBB).
South African Film and Publications Board.
Spanish phim Academy (ACE).
United Kingdom British Board of phim Classification (BBFC).
USA Motion Picture Association of America.