24/05/2018, 16:29

Hệ thống ngân sách nhà nước

Luật ngân sách nhà nước ra đời là sự phản ánh pháp lý cơ chế quản lý ngân sách nhà nước ở nước ta, thể chế hoá những chủ trương, đường lối đổi mới của Đảng từ Đại hội VI, VII, VIII, là công cụ pháp lý để quản lý ngân sách nhà nước có hiệu lực và hiệu quả, ...

Luật ngân sách nhà nước ra đời là sự phản ánh pháp lý cơ chế quản lý ngân sách nhà nước ở nước ta, thể chế hoá những chủ trương, đường lối đổi mới của Đảng từ Đại hội VI, VII, VIII, là công cụ pháp lý để quản lý ngân sách nhà nước có hiệu lực và hiệu quả, góp phần hoàn thiện hệ thống pháp luật tài chính. và phân cấp quản lý ngân sách nhà nước là nội dung cốt lõi trong mối quan hệ giữa ngân sách trung ương và ngân sách địa phương đã được phản ánh rõ ràng trong luật dựa trên quan điểm của Đảng và Nhà nước ta: tăng cường tính tập trung, thống nhất, tính liên tục của điều hành vĩ mô, lãnh đạo tập trung đi đôi với việc mở rộng trách nhiệm và quyền hạn, phát huy tính chủ động, sáng tạo của địa phương đối với những vấn đề mà các địa phương có khả năng xử lý có hiệu quả.

được hiểu là tổng thể các cấp ngân sách có mối quan hệ hữu cơ với nhau trong quá trình thực hiện nhiệm vụ thu, chi của mỗi cấp ngân sách.

Tại nước ta, tổ chức hệ thống ngân sách nhà nước gắn bó chặt chẽ với việc tổ chức bộ máy Nhà nước và vai trò, vị trí của bộ máy đó trong quá trình phát triển kinh tế xã hội của đất nước theo Hiến pháp. Mỗi cấp chính quyền có một cấp ngân sách riêng cung cấp phương tiện vật chất cho cấp chính quyền đó thực hiện chức năng, nhiệm vụ của mình trên vùng lãnh thổ. Việc hình thành hệ thống chính quyền Nhà nước các cấp là một tất yếu khách quan nhằm thực hiện chức năng, nhiệm vụ của Nhà nước trên mọi vùng lãnh thổ của đất nước. Chính sự ra đời của hệ thống chính quyền Nhà nước nhiều cấp đó là tiền đề cần thiết để tổ chức hệ thống ngân sách nhà nước nhiều cấp.

Cấp ngân sách được hình thành trên cơ sở cấp chính quyền Nhà nước, phù hợp với mô hình tổ chức hệ thống chính quyền Nhà nước ta hiện nay, hệ thống ngân sách nhà nước bao gồm ngân sách trung ương và ngân sách địa phương:

* Ngân sách trung ương phản ánh nhiệm vụ thu, chi theo ngành và giữ vai trò chủ đạo trong hệ thống ngân sách nhà nước. Nó bắt nguồn từ vị trí, vai trò của chính quyền trung ương được Hiến pháp quy định đối với việc thực hiện các nhiệm vụ kinh tế, chính trị, xã hội của đất nước. Ngân sách trung ương cấp phát kinh phí cho yêu cầu thực hiện chức năng, nhiệm vụ của Nhà nước trung ương (sự nghiệp văn hoá, sự nghiệp an ninh quốc phòng, trật tự an toàn xã hội, đầu tư phát triển…). Nó còn là trung tâm điều hoà hoạt động ngân sách của địa phương. Trên thực tế, ngân sách trung ương là ngân sách của cả nước, tập trung đại bộ phận nguồn tài chính quốc gia và đảm bảo các nhiệm vụ chi tiêu có tính chất huyết mạch của cả nước. ngân sách trung ương bao gồm các đơn vị dự toán của cấp này, mỗi bộ, mỗi cơ quan trung ương là một đơn vị dự toán của ngân sách trung ương.Ngân sách trung ương bao gồm:

- Ngân sách cấp tỉnh và thành phố trực thuộc trung ương (gọi chung là ngân sách cấp tỉnh).

  • Ngân sách cấp huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (gọi chung là ngân sách cấp huyện).
  • Ngân sách cấp xã, phường, thị trấn (gọi chung là ngân sách cấp xã).

* Ngân sách địa phương là tên chung để chỉ các cấp ngân sách của các cấp chính quyền bên dưới phù hợp với địa giới hành chính các cấp. Ngoài ngân sách xã chưa có đơn vị dự toán, các cấp ngân sách khác đều bao gồm một số đơn vị dự toán của cấp ấy hợp thành.

+ Ngân sách cấp tỉnh phản ánh nhiệm vụ thu, chi theo lãnh thổ, đảm bảo thực hiện các nhiệm vụ tổ chức quản lý toàn diện kinh tế, xã hội của chính quyền cấp tỉnh và thành phố trực thuộc trung ương. Chính quyền cấp tỉnh cần chủ động, sáng tạo trong việc động viên khai thác các thế mạnh trên địa bàn tỉnh để tăng nguồn thu, đảm bảo chi và thực hiện cân đối ngân sách cấp mình.

+ Ngân sách cấp xã, phường, thị trấn là đơn vị hành chính cơ sở có tầm quan trọng đặc biệt và cũng có đặc thù riêng: nguồn thu được khai thác trực tiếp trên địa bàn và nhiệm vụ chi cũng được bố tríđể phục vụ cho mục đích trực tiếp của cộng đồng dân cư trong xã mà không thông qua một khâu trung gian nào. Ngân sách xã là cấp ngân sách cơ sở trong hệ thống ngân sách nhà nước, đảm bảo điều kiện tài chính để chính quyền xã chủ động khai thác các thế mạnh về đất đai, phát triển kinh tế, xã hội, xây dựng nông thôn mới, thực hiện các chính sách xã hội, giữ gìn an ninh, trật tự trên địa bàn.

Trong hệ thống ngân sách Nhà nước ta, ngân sách trung ương chi phối phần lớn các khoản thu và chi quan trọng, còn ngân sách địa phương chỉ được giao nhiệm vụ đảm nhận các khoản thu và chi có tính chất địa phương. Quan hệ giữa các cấp ngân sách được thực hiện theo nguyên tắc sau:

Ngân sách trung ương và ngân sách các cấp chính quyền địa phương được phân định nguồn thu và nhiệm vụ chi cụ thể.Thực hiện việc bổ sung từ ngân sách cấp trên cho ngân sách cấp dưới để đảm bảo công bằng, phát triển cân đối giữa các vùng, các địa phương. Số bổ sung này là khoản thu của ngân sách cấp dưới.Trường hợp cơ quan quản lý Nhà nước cấp trên uỷ quyền cho cơ quan quản lý Nhà nước cấp dưới thực hiện nhiệm vị chi thuộc chức năng của mình, thì phải chuyển kinh phí từ ngân sách cấp trên cho ngân sách cấp dưới để thực hiện nhiệm vụ đó.Ngoài việc bổ sung nguồn thu và uỷ quyền thực hiện nhiệm vụ chi, không được dùng ngân sách cấp này để chi cho nhiệm vụ của ngân sách cấp khác trừ trường hợp đặc biệt theo quy định của Chính phủ.

0