Đông Nam Bộ
là một trong hai phần của Nam Bộ Việt Nam, có tên gọi khác ngắn gọn được người dân miền Nam Việt Nam thường gọi là Miền Đông. Vùng có 6 tỉnh và một thành phố: * Bà Rịa-Vũng Tàu * Bình Dương * Bình Phước * Đồng ...
là một trong hai phần của Nam Bộ Việt Nam, có tên gọi khác ngắn gọn được người dân miền Nam Việt Nam thường gọi là Miền Đông. Vùng có 6 tỉnh và một thành phố:
* Bà Rịa-Vũng Tàu
* Bình Dương
* Bình Phước
* Đồng Nai
* Tây Ninh
* Thành phố Hồ Chí Minh
Theo kết quả điều tra dân số ngày 1/4/2009, dân số vùng là 14.025.387 người, chiếm 16,34% dân số Việt Nam , là vùng có tốc độ tăng dân số cao nhất nước, do thu hút nhiều dân nhập cư từ các vùng khác đến sinh sống.
Riêng tài liệu trước đây của Tổng cục Thống kê Việt Nam (và một số ít tài liệu khác dựa theo số liệu thống kê của Tổng cục Thống kê) lại xếp 2 tỉnh Ninh Thuận, Bình Thuận (thuộc Nam Trung Bộ) vào miền . Hiện nay Tổng cục Thống kê đã xếp Bình Thuận cùng Ninh Thuận vào Trung Bộ.
Đây là khu vực kinh tế phát triển nhất Việt Nam, đóng góp hơn 2/3 thu ngân sách hàng năm, có tỷ lệ đô thị hóa 50%. Dưới đây là danh sách các tỉnh thuộc khu vực miền . Đôi lúc, tỉnh Ninh Thuận và Bình Thuận được xếp vào vùng Nam Trung Bộ, tỉnh Lâm Đồng được xếp vào vùng Tây Nguyên.
Năm 1957, gồm 13 tỉnh: Sài Gòn, Gia Định, Tây Ninh, Bình Dương, Bình Long, Phước Long, Phước Thành, Hậu Nghĩa, Biên Hòa, Long Khánh, Phước Tuy,Bình Tuy và Long An Năm 1975: Gồm 4 Tỉnh: Thành Phố Hồ Chí Minh (Tỉnh Gia Định, Đô thành Sài Gòn và 1 phần tỉnh Hậu Nghĩa), Sông Bé (gồm tỉnh Bình Dương, Bình Long và Phước Long), Tây Ninh, Đồng Nai (gồm Biên Hòa, Long Khánh và Phước Tuy, tỉnh Bình Tuy cũ nhập vào miền Trung, tỉnh Long An nhập vào Miền Tây Nam Bộ.
* Phía Bắc và phía Tây giáp với Campuchia.
* Phía Nam và Tây Nam giáp với Đồng bằng sông Cửu Long.
* Phía Đông Bắc giáp với Tây Nguyên.
* Phía Đông và Đông Nam giáp với Nam Trung Bộ và Biển Đông.
năm giữa Đông Nam Á chỉ đi bằng máy bay trong khoảng 2-3 giờ có thể tới tất cả các thủ đô trong Đông Nam Á . Do vùng này là trung tâm công nghiệp nên rừng và cây công nghiệp ít , ô nhiễm nặng , trong đô thị rất dễ bị lũ lụt do không có cây giữ lại .
Đất có 7 loại : đất feralit , đất phù sa ( chiếm thấp nhất trong vùng ) , đất ba dan , đất xám trên phù sa cổ , đất mặn , đất phèn ( đất mặn , đất phèn tập trung nhiều ở thành phố Hồ Chí Minh ) .
Vùng đất này thuộc địa chất giới Kainozoi : Cuội ,cát , sét kết và các thành tạo bở rời
Khu vực có các sông lớn như hệ thống sông Đồng Nai, sông Sài Gòn, sông Thị Vải...Sông Sài Gòn và sông Thị Vải là nơi tập trung các cảng chính của khu vực như cảng Sài Gòn, cảng Cái Mép, cảng Thị Vải.
Bờ biển khu vực này thuộc các địa phương: Bà Rịa-Vũng Tàu, Thành phố Hồ Chí Minh. Khu vực ven biển này có nhiều bãi biển đẹp là khu nghỉ mát nổi tiếng như: bãi Sau, bãi Dứa (Vũng Tàu). Vùng biển ấm, ngư trường rộng , hải sản phong phú Phát triển ngành khai thác va nuôi trồng thủy sản
+ Gần tuyến đường biển quốc tế suy ra phát triển giao thông vận tải biển
+ Thềm lục địa nông rộng giàu tiềm năng dầu khí
Đa số các tỉnh miền nằm trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam (trừ Lâm Đồng, Bình Thuận và Ninh Thuận ).
Diện tích, dân số các tỉnh miền STT
STT | Tỉnh | Diện tích (km²) | Dân số (01/04/2009) | Mật độ (người/km²) |
1 | Thành phố Hồ Chí Minh | 2.095 | 7.162.864 | 3.419 |
2 | Bà Rịa - Vũng Tàu | 1.982,2 | 996.682 | 503 |
3 | Bình Dương | 2.695,5 | 1.481.550 | 550 |
4 | Bình Phước | 6.857,3 | 873.598 | 127,4 |
5 | Đồng Nai | 5.903,940 | 2.486.154 | 421 |
6 | Tây Ninh | 4.029,6 | 1.066.513 | 264,6 |
là vùng trọng điểm phát triển kinh tế của Việt Nam, dân số đông và dẫn đầu cả nước về kim ngạch xuất khẩu, đầu tư nước ngoài, GDP, cũng như nhiều yếu tố xã hội khác.
Vốn thu hút nước ngoài của khu vực này dẫn dầu cả nước nổi bật ở các tỉnh: Đồng Nai ,Bình Dương và Thành phố Hồ Chí Minh. Gần dây, Vũng Tàu cũng thu hút khá nhiều dự án và vốn đầu tư nước ngoài. Năm 2006, Vũng Tàu là tỉnh thu hút vốn đầu tư nước ngoài cao nhất cả nước với hơn 1,1 tỷ USD.
Trung tâm thương mại và kinh tế của khu vực là Thành phố Hồ Chí Minh. Trung tâm công nghiệp lớn nhất trong vùng là tỉnh Đồng Nai với trung tâm là Thành phố Biên Hoà và các huyện như: Nhơn Trạch, Long Thành, Trảng Bom là ba huyện công nghiệp lớn của Đồng Nai thu hút nhiều đầu tư nước ngoài vào các khu công nghiệp tập trung lớn và quy mô.Bốn huyện thành này tạo thành trung tâm công nghiệp của tỉnh và của cả khu vực .
Trong đó, Nhơn Trạch là một thành phố công nghiệp thuộc tỉnh của Đồng Nai trong tương lai. Huyện Trảng Bom và Long Thành cũng là trung tâm của các dự án lớn và là các đô thị phát triển trong tương lai của tỉnh Đồng Nai.
Bình Dương là một tỉnh năng động trong thu hút vốn nước ngoài cùng với tỉnh Đồng Nai. Với các huyện công nghiệp nổi bật như Dĩ An, Thuận An và Thị Xã Thủ Dầu Một khiến cho tỉnh nhỏ bé này phát triển vào loại nhất nhì trong khu vực. Những phát triển của Bình Dương dang góp phần to lớn cho sự phát triển bền vững và phát triển nhất của khu vực đối với cả nước. Cùng với Thành phố Hồ Chí Minh và Đồng Nai, Bình Dương hợp chung thành tam giác phát triển nhất cả nước. Khu tam giác này góp 48,6% trong ngân sách quốc gia. Theo kế hoạch, đến năm 2020, Bình Dương sẽ trở thành đô thị loại 1 và là thành phố trực thuộc trung ương.
Tương lai của khu vực này là các dự án lớn như: Đường cao tốc Dầu Giây-Long Thành-Thành phố Hồ Chí Minh, sân bay quốc tế Long Thành (Đồng Nai), đường cao tốc Biên Hoà-Vũng Tàu, thành phố mới Nhơn Trạch (Đồng Nai), cầu Đồng Nai mới, các trung tâm công nghiệp mới Trảng Bom, Long Thành, (Đồng Nai), đô thị hoá các huyện trung tâm tỉnh Đồng Nai, Bình Dương, Vũng Tàu.