Hãy xem nền giáo dục Đức, vào đại học chỉ cần xét tuyển
Toàn dân nói không với thi Đại học Hệ thống giáo dục của Đức là một hệ thống mở, có nghĩa là học sinh có thể thay đổi loại hình đào tạo nếu có đủ khả năng cũng như trình độ. Việc vào đại học hoàn toàn do nguyện vọng cá nhân, không phải thi tuyển. Theo quy định trong Hiến pháp Đức, phổ cập ...
Toàn dân nói không với thi Đại học
Hệ thống giáo dục của Đức là một hệ thống mở, có nghĩa là học sinh có thể thay đổi loại hình đào tạo nếu có đủ khả năng cũng như trình độ. Việc vào đại học hoàn toàn do nguyện vọng cá nhân, không phải thi tuyển.
Theo quy định trong Hiến pháp Đức, phổ cập giáo dục là bắt buộc và giáo dục thuộc sự quản lý của nhà nước. Tuy nhiên, Đức là nhà nước liên bang nên chính sách giáo dục thuộc thẩm quyền của mỗi bang. Bên cạnh khuôn khổ chung của liên bang, hệ thống giáo dục mỗi bang có những điểm khác biệt.
Tại hầu hết các bang, sau khi hết tiểu học, từ lớp 5 hoặc lớp 7, bắt đầu phân loại học sinh để giới thiệu vào ba loại hình trường trung học gồm Hauptschule (trường chính hay trường cơ bản, dành cho học sinh trung bình và kém), Realschule (trường thực hành, dành cho học sinh khá) và Gymnasium (trường chuyên, dành cho học sinh giỏi).
Mô hình Hauptschule là trường “bình dân” nhất dành cho các học sinh sau tiểu học, học sinh chỉ học hết lớp 9 hoặc lớp 10 rồi chuyển sang học nghề. Học sinh Realschule đến hết lớp 10, còn học sinh Gymnasium có thể học hết lớp 12 hoặc 13 tùy bang, sau đó thi bằng tú tài và xin vào đại học. Hiện bang Berlin và Brandenburg đã bỏ hệ thống trường Hauptschule, chỉ còn lại Sekundarschule (trường trung học cơ sở) và Gymnasium cùng trường Besonderschule (trường đặc biệt dành cho học sinh khiếm thị, khiến thính…).
Trường Realschule dành cho học sinh có khả năng cao hơn, với các lớp từ lớp 5 (hoặc 7) đến lớp 10 và khi kết thúc sẽ làm bài thi cuối cấp để có thể nhận “Chứng nhận tốt nghiệp phổ thông cơ sở”. Nếu điểm tốt sẽ được học tiếp lớp 11, 12 (hệ Gymnasium), nếu kém hơn sẽ chuyển sang học nghề (nôm na là trường vừa học vừa làm và sau đó sẽ được xét tuyển vào hệ thống các trường cao đẳng hay đại học chuyên ngành, không được học hệ thống các trường đại học tổng hợp). Trường Gymnasium nói chung thường từ lớp 5 đến lớp 12 hoặc 13 hoặc lớp 7 đến lớp 12. Bằng tốt nghiệp Gymnasium (bằng tú tài) được xem là chứng nhận đủ khả năng học đại học. Tuy nhiên, để có bằng tú tài là điều tương đối khó, đòi hỏi học sinh phải có trình độ khá cao.
Ở Đức không tổ chức thi vào đại học. Điểm để tính tốt nghiệp và cấp bằng tú tài, trên cơ sở đó được chọn vào đại học là điểm tổng kết bình quân của 2 năm học cuối, cũng như điểm bài thi cuối cấp. Trong 2 năm học cuối, như ở Berlin là lớp 12, học sinh có thể chọn 2 môn khá nhất để làm môn học chính, khi thi sẽ được tính hệ số 2, ngoài ra sẽ phải thi một số môn bắt buộc khác. Mặc dù nhiều học sinh học khá, nhưng sau khi làm bằng tú tài cũng xin đi học nghề vì học nghề thời gian ngắn hơn học đại học và có thể nhanh chóng đi làm kiếm tiền. Đó là những công nhân lành nghề, tay nghề cao, nhiều kiến thức thực tế và có thể dễ dàng khi xin việc.
Áp dụng mô hình xét tuyển Đại học tại Việt Nam
Từ lâu, kỳ thi đại học và hiện nay là THPT quốc gia được người học và xã hội đánh giá như “kỳ thi của đời người”. 12 năm đèn sách và tương lai phía trước của mỗi học sinh phụ thuộc kết quả của một kỳ thi. Người đậu vui mừng và tự hào, kẻ trượt sống trong cảnh bi quan và tủi hổ.
Thế nhưng với tỷ lệ tốt nghiệp không có địa phương nào dưới 85% cho thấy việc thi cử chỉ mang tính hình thức và tốn kém. Việc chọn sinh viên vào học tại các trường qua các kỳ thi chung đã cho thấy sự lạc hậu và không phù hợp. Kết quả thi, ở một số tiêu chí nào đó, đã không đánh giá đúng đắn về tương lai của người học
Các trường Cao đẳng, Đại học ở Việt Nam cũng nên áp dụng hình thức tuyển người học bằng cách xét tuyển tương tự như các mô hình đào tạo tiên tiến trên thế giới: đơn giản đầu vào, siết chặt đầu ra. Sinh viên sẽ được sàng lọc trong quá trình học tập và tốt nghiệp.
Trong bối cảnh như vậy, chương trình xét tuyển học bạ THPT sớm tại BTEC FPT International College (Cao đẳng Quốc tế BTEC FPT) là một giải pháp giúp hàng ngàn học sinh xóa tan những áp lực thi cử. Thí sinh chỉ cần có học lực khá, điểm trung bình THPT ≥ 6 đã có thể tham gia xét tuyển.
BTEC FPT International College (Cao đẳng Quốc tế BTEC FPT) là một đơn vị của Tổ chức Giáo dục FPT (FPT Education), thuộc tập đoàn FPT. BTEC FPT được thành lập trên cơ sở liên kết giữa Tổ chức giáo dục FPT Education và Tổ chức giáo dục Pearson Anh Quốc, được công nhận là trường đào tạo chính thức chương trình BTEC tại Việt Nam.
Áp dụng mô hình đào tạo tiên tiến, BTEC FPT mong muốn mở ra cho các bạn sinh viên cơ hội trải nghiệm nền giáo dục quốc tế ngay tại Việt Nam. Sinh viên có cơ hội tham gia “Học kỳ nước ngoài” và học chuyển tiếp tại hơn 700 trường Đại học danh tiếng trên thế giới theo hệ thống chuyển đổi tín chỉ Châu Âu (ECTS). Không phải đi đâu xa, sinh viên được tiếp cận với chương trình đào tạo theo đúng tiêu chuẩn Quốc tế ngay tại Việt Nam với mức học phí hợp lý, chỉ bằng 1/10 so với du học.
Tìm hiểu về các chương trình đào tạo nhận bằng quốc tế tại BTEC FPT International College https://goo.gl/D6NXjP. Hotline 024.7300.9268
Theo TTHN