04/06/2017, 23:51
Hãy viết bài tham gia cuộc vận động tìm giải pháp đảm bảo an toàn giao thông.
Mỗi ngày, trên các bản tin giao thông, người ta lại xót xa trước những tai nạn thương tâm, tàn khốc, giật mình trước con số báo động về tỉ lệ người vi phạm luật giao thông... Chúng ta đang tham gia vào những hoạt động giao thông đầy bất trắc mà nguy cơ tiềm ẩn là do chính con người tạo ra. Đã đến ...
Mỗi ngày, trên các bản tin giao thông, người ta lại xót xa trước những tai nạn thương tâm, tàn khốc, giật mình trước con số báo động về tỉ lệ người vi phạm luật giao thông...
Chúng ta đang tham gia vào những hoạt động giao thông đầy bất trắc mà nguy cơ tiềm ẩn là do chính con người tạo ra. Đã đến lúc phải có những giải pháp kiên quyết và phù hợp hơn đối với vấn đề trên, đòi hỏi mỗi người đều không phải là người ngoài cuộc.
Đi lại là một nhu cầu tất yếu của con người. Từ những hình thức đi lại mang tính bản năng sơ khai thời nguyên thủy con người đã dần cải biến và chế tạo ra các phương tiện phục vụ cho sự đi lại của mình. Cùng sự hiện đại hóa xã hội các phương tiện giao thông ngày càng phát triển và số lượng người tham gia giao thông ngày càng đông, giao thông đi lại thuận tiện nhưng điều đó cũng đông nghĩa với việc người ta phải đối mặt với những vấn đề phát sinh mới từ giao thông: tai nạn giao thông và các biện pháp đảm bảo an toàn giao thông.
Ở nước ta, một quốc gia đang phát triển, tình hình giao thông có những biến chuyển theo chiều hướng hiện đại nhưng cũng có rất nhiều thách thức. Chúng ta phải đối mặt với những con số thống kê và những hiện trạng báo động. Năm 2006 và 6 tháng đầu năm 2007, tai nạn giao thông tăng cả ba mặt và đang trở thành nỗi bức xúc vả thách thức của cả hệ thống chính trị. Theo báo cáo của Ủy ban An toàn giao thông quốc gia, 6 tháng đầu năm, 2007 đã xảy ra 7.669 vụ tai nạn giao thông làm chết 6.910 người, 5.919 ngươi bị thương, tăng 86 vụ, 464 người chết và 42 người bị thương so với cùng kì năm ngoái. Còn 50 vụ tai nạn giao thông đã giảm theo thống kê vào chín tháng đầu năm 2008 nhưng vẫn còn cao và có diễn biến theo chiều hướng khác.
Tính riêng trong 9 tháng đầu năm 2008, cả nước xảy ra 9.484 vụ tai nạn giao thông, làm chết 8,606 người, bị thương 6,167 người, giảm 1.548 vụ, 1.312 người chết và giảm 2.222 người bị thương so với 9 tháng đầu năm 2007. Chỉ trong tháng 9, lực lượng cảnh sát giao thông đã xử lí 443.127 trường hợp vi phạm, phạt tiền gần 9 tỉ đồng, tước 12.787 giấy phép lái xe. So với tháng 8, số vụ vi phạm xử lí tăng 46.853 trường hợp, tiền phạt tăng 9,2 tỉ đồng. Trái với số lượng xử phạt tăng cao, tình hình tai nạn giao thông vẫn tiếp lục diễn ra phức tạp. Trong tháng 9, cả nước xảy ra tới 901 vụ tai nạn giao thông làm chết 845 người. Trung bình mỗi ngày vẫn có 28 người chết vì tai nạn giao thông. Bên cạnh đó, con số vụ tai nạn giao thông đặc biệt nghiêm trọng lại tăng cao với 11 vụ trong tháng 9, làm chết 47 người, bị thương 32 người. Một số vụ vẫn như vụ tai nạn xảy ra ngày 21/9 tại Nghệ An làm chết 16 người hay vụ tai nạn tại Quảng Bình ngày 28/9 vẫn để lại nỗi ám ảnh trong lòng người dân.
Trích ra những con số đó chỉ là nhũng dẫn chứng cụ thể cho tình hình tai nạn giao thông đang ngày càng có những diễn biến phức tạp như hiện nay. Có nhiều nguyên nhân nhưng chủ yếu vẫn là ở thái độ của người tham gia giao thông. Tình trạng các chủ xe phóng nhanh, vượt ẩu, lạng lách, vượt đèn đỏ, lấn chiếm làn đường vẫn thường xuyên diễn ra. Họ hoặc không ý thức được một cách sâu sắc và nghiêm túc về trong việc tham gia giao thông, không chỉ đảm bảo an toàn cho mình mà cho cả những người xung quanh. Hoặc ý thức được nhưng chỉ vì một vài sơ ý, bất cẩn, một cái tặc lưỡi mà dẫn đến hậu quả khôn lường.
Nhiều tai nạn xảy ra do người dân không có ý thức, phơi phóng lấn chiếm làn đường, cản trở giao thông. Do một vài hành động vì tư lợi mà phá hoại công trình giao thông công cộng. Do người tham gia giao thông dùng chất kích thích, không làm chủ được tốc độ, gây tai nạn cho người khác. Câu chuyện “chỉ vì mẹ không đội mũ bảo hiểm” như đã được khuyến cáo trên truyền hình không phải là hiếm. Người tham gia giao thông, chỉ vì bất cẩn, vì thiếu hiểu biết, vì coi thường luật lệ,... mà đã trở thành những nạn nhân, thậm chí những kẻ sát nhân làm hại chính đồng loại của mình. Còn những người tham gia vào xây dựng các công trình giao thông lại vì những lợi ích của bản thân mà coi thường sinh mệnh của người khác.
Nếu không, những sự kiện như PMU 18, vụ sập cầu cần Thơ... sẽ không chỉ dừng lại ở đó. Bên cạnh đó, không thể kể đến nguyên nhân từ sự yếu kém về mặt cơ sở hạ tầng. Hầu hết các công trình giao thông của nước ta không đạt chuẩn vì thế mà không đảm bảo an toàn giao thông. Có những đoạn đường đi trong thành phố nhưng vẫn đầy ổ gà; người dân lấn chiếm vỉa hè, lòng đường; hệ thống đèn tín hiệu còn nhiều bất cập; thiết kể đường đã trở nên lạc hậu, không đáp ứng được nhu cầu phát triển ngày càng tăng của các phương tiện giao thông.
Trong khi đó, tất cả những người dân việt Nam không phải ai cũng đã hình thành thói quen sử dụng phương tiện giao thông công cộng. Xe máy sử dụng phổ biến kéo theo những nguy cơ tiềm ẩn. Không thể không kể đến việc nhà nước và các chinh sách pháp luật vẫn chưa thực sự nghiêm minh trong xử phạt vi phạm. Một số cán bộ giao thông lại là những người vì tham ô, hối lộ mà tiếp tay cho các hành động vi phạm...
Để đối mặt với thực trạng này, Bộ Giao thông Vận tải đã đưa ra những giải pháp cấp bách và lâu dài. Giải pháp cấp bách là duy trì trật tự cho người và phương tiện tham gia giao thông, xử lí vi phạm, quản lí phương tiện và người điều khiển phương tiện, bắt buộc đội mũ bảo hiểm, nâng cao công tác quản lí... Giải pháp lâu dài là xây dựng chiến lược phát triển giao thông vận tải đến năm 2020 (phát triển mạnh đường cao tốc, mạng lưới đường bộ, cảng biển...), chiến lược an toàn giao thông đến năm 2020, thực hiện nghị quyết của Quốc hội về kìm chế tai nạn giao thông.
Để đảm bảo an toàn giao thông đòi hỏi phải có sự tham gia của cả hệ thống chính trị và toàn xã hội, từ các cơ quan Trung ương đến địa phương, chính quyền các cấp, các tổ chức, đoàn thể và cá nhân; không chỉ tuyên truyền, mà còn phải cương quyết sử dụng các biện pháp cưỡng chế nhằm mục đích giáo dục người vi phạm. Chỉ có một giải pháp tổng thể, đồng bộ và triệt để mới sớm mang lại hiệu quả.
Bạn là một người trẻ tuổi. Bạn ý thức được gì về vai trò của mình trong vấn đề an toàn giao thông và cuộc vận động vì an toàn giao thông của toàn xã hội?. Hãy đừng để mình trở thành người ngoài cuộc!
Đi lại là một nhu cầu tất yếu của con người. Từ những hình thức đi lại mang tính bản năng sơ khai thời nguyên thủy con người đã dần cải biến và chế tạo ra các phương tiện phục vụ cho sự đi lại của mình. Cùng sự hiện đại hóa xã hội các phương tiện giao thông ngày càng phát triển và số lượng người tham gia giao thông ngày càng đông, giao thông đi lại thuận tiện nhưng điều đó cũng đông nghĩa với việc người ta phải đối mặt với những vấn đề phát sinh mới từ giao thông: tai nạn giao thông và các biện pháp đảm bảo an toàn giao thông.
Ở nước ta, một quốc gia đang phát triển, tình hình giao thông có những biến chuyển theo chiều hướng hiện đại nhưng cũng có rất nhiều thách thức. Chúng ta phải đối mặt với những con số thống kê và những hiện trạng báo động. Năm 2006 và 6 tháng đầu năm 2007, tai nạn giao thông tăng cả ba mặt và đang trở thành nỗi bức xúc vả thách thức của cả hệ thống chính trị. Theo báo cáo của Ủy ban An toàn giao thông quốc gia, 6 tháng đầu năm, 2007 đã xảy ra 7.669 vụ tai nạn giao thông làm chết 6.910 người, 5.919 ngươi bị thương, tăng 86 vụ, 464 người chết và 42 người bị thương so với cùng kì năm ngoái. Còn 50 vụ tai nạn giao thông đã giảm theo thống kê vào chín tháng đầu năm 2008 nhưng vẫn còn cao và có diễn biến theo chiều hướng khác.
Tính riêng trong 9 tháng đầu năm 2008, cả nước xảy ra 9.484 vụ tai nạn giao thông, làm chết 8,606 người, bị thương 6,167 người, giảm 1.548 vụ, 1.312 người chết và giảm 2.222 người bị thương so với 9 tháng đầu năm 2007. Chỉ trong tháng 9, lực lượng cảnh sát giao thông đã xử lí 443.127 trường hợp vi phạm, phạt tiền gần 9 tỉ đồng, tước 12.787 giấy phép lái xe. So với tháng 8, số vụ vi phạm xử lí tăng 46.853 trường hợp, tiền phạt tăng 9,2 tỉ đồng. Trái với số lượng xử phạt tăng cao, tình hình tai nạn giao thông vẫn tiếp lục diễn ra phức tạp. Trong tháng 9, cả nước xảy ra tới 901 vụ tai nạn giao thông làm chết 845 người. Trung bình mỗi ngày vẫn có 28 người chết vì tai nạn giao thông. Bên cạnh đó, con số vụ tai nạn giao thông đặc biệt nghiêm trọng lại tăng cao với 11 vụ trong tháng 9, làm chết 47 người, bị thương 32 người. Một số vụ vẫn như vụ tai nạn xảy ra ngày 21/9 tại Nghệ An làm chết 16 người hay vụ tai nạn tại Quảng Bình ngày 28/9 vẫn để lại nỗi ám ảnh trong lòng người dân.
Trích ra những con số đó chỉ là nhũng dẫn chứng cụ thể cho tình hình tai nạn giao thông đang ngày càng có những diễn biến phức tạp như hiện nay. Có nhiều nguyên nhân nhưng chủ yếu vẫn là ở thái độ của người tham gia giao thông. Tình trạng các chủ xe phóng nhanh, vượt ẩu, lạng lách, vượt đèn đỏ, lấn chiếm làn đường vẫn thường xuyên diễn ra. Họ hoặc không ý thức được một cách sâu sắc và nghiêm túc về trong việc tham gia giao thông, không chỉ đảm bảo an toàn cho mình mà cho cả những người xung quanh. Hoặc ý thức được nhưng chỉ vì một vài sơ ý, bất cẩn, một cái tặc lưỡi mà dẫn đến hậu quả khôn lường.
Nếu không, những sự kiện như PMU 18, vụ sập cầu cần Thơ... sẽ không chỉ dừng lại ở đó. Bên cạnh đó, không thể kể đến nguyên nhân từ sự yếu kém về mặt cơ sở hạ tầng. Hầu hết các công trình giao thông của nước ta không đạt chuẩn vì thế mà không đảm bảo an toàn giao thông. Có những đoạn đường đi trong thành phố nhưng vẫn đầy ổ gà; người dân lấn chiếm vỉa hè, lòng đường; hệ thống đèn tín hiệu còn nhiều bất cập; thiết kể đường đã trở nên lạc hậu, không đáp ứng được nhu cầu phát triển ngày càng tăng của các phương tiện giao thông.
Trong khi đó, tất cả những người dân việt Nam không phải ai cũng đã hình thành thói quen sử dụng phương tiện giao thông công cộng. Xe máy sử dụng phổ biến kéo theo những nguy cơ tiềm ẩn. Không thể không kể đến việc nhà nước và các chinh sách pháp luật vẫn chưa thực sự nghiêm minh trong xử phạt vi phạm. Một số cán bộ giao thông lại là những người vì tham ô, hối lộ mà tiếp tay cho các hành động vi phạm...
Để đối mặt với thực trạng này, Bộ Giao thông Vận tải đã đưa ra những giải pháp cấp bách và lâu dài. Giải pháp cấp bách là duy trì trật tự cho người và phương tiện tham gia giao thông, xử lí vi phạm, quản lí phương tiện và người điều khiển phương tiện, bắt buộc đội mũ bảo hiểm, nâng cao công tác quản lí... Giải pháp lâu dài là xây dựng chiến lược phát triển giao thông vận tải đến năm 2020 (phát triển mạnh đường cao tốc, mạng lưới đường bộ, cảng biển...), chiến lược an toàn giao thông đến năm 2020, thực hiện nghị quyết của Quốc hội về kìm chế tai nạn giao thông.
Để đảm bảo an toàn giao thông đòi hỏi phải có sự tham gia của cả hệ thống chính trị và toàn xã hội, từ các cơ quan Trung ương đến địa phương, chính quyền các cấp, các tổ chức, đoàn thể và cá nhân; không chỉ tuyên truyền, mà còn phải cương quyết sử dụng các biện pháp cưỡng chế nhằm mục đích giáo dục người vi phạm. Chỉ có một giải pháp tổng thể, đồng bộ và triệt để mới sớm mang lại hiệu quả.
Bạn là một người trẻ tuổi. Bạn ý thức được gì về vai trò của mình trong vấn đề an toàn giao thông và cuộc vận động vì an toàn giao thông của toàn xã hội?. Hãy đừng để mình trở thành người ngoài cuộc!