Hãy nêu quá trình hình thành và phát triển tư tưởng Hồ Chí Minh?
Hãy nêu quá trình hình thành và phát triển tư tưởng Hồ Chí Minh? Hồ Chí Minh sinh ngày 19-5-1890 trong một gia đình nhà sắc, thân sinh của Người là một nhà nho cấp tiến, có lòng yêu nước thương dân sâu sắc. Tấm gương lao động cần cù, ý chí nho yêu nước, gần gũi với nhân dân. Cụ Phó bảng Nguyễn ...
Hãy nêu quá trình hình thành và phát triển tư tưởng Hồ Chí Minh?
Hồ Chí Minh sinh ngày 19-5-1890 trong một gia đình nhà sắc, thân sinh của Người là một nhà nho cấp tiến, có lòng yêu nước thương dân sâu sắc. Tấm gương lao động cần cù, ý chí nho yêu nước, gần gũi với nhân dân. Cụ Phó bảng Nguyễn Sinh kiên cường vượt qua gian khổ để đạt được mục tiêu, đặc biệt là tư tưởng thân dân
Câu hỏi. Quá trình hình thành và phát triển tư tưởng Hồ Chí Minh?
Trả lời:
- Thời kỳ hình thành tư tưởng yêu nước và chí hướng cứu nước (trước năm 1911)
Hồ Chí Minh sinh ngày 19-5-1890 trong một gia đình nhà sắc, thân sinh của Người là một nhà nho cấp tiến, có lòng yêu nước thương dân sâu sắc. Tấm gương lao động cần cù, ý chí nho yêu nước, gần gũi với nhân dân. Cụ Phó bảng Nguyễn Sinh kiên cường vượt qua gian khổ để đạt được mục tiêu, đặc biệt là tư tưởng thân dân, lấy dân làm hậu thuẫn cho các cải cách chính trị - xã hội của cụ Phó bảng đã có ảnh sâu sắc đối với quá trình hình thành nhân cách của Nguyễn Tất Thành.
Cuộc sống của người mẹ - bà Hoàng Thị Loan - cũng ảnh hưởng đến tư tưởng, tình cảm của Nguyễn Sinh Cung về đức tính nhân hậu, đảm đang, sống chan hòa với mọi người.
Còn phải kể tới mối quan hệ và tác động qua lại giữa ba chị em Nguyễn Thị Thanh (Nguyễn Thị Bạch Liên), Nguyễn Sinh Khiêm (Nguyễn Tất Đạt) và Nguyễn Sinh Cung (Nguyễn Tất Thành) về lòng yêu nước, thương nòi.
Nghệ Tĩnh là vùng đất vừa giàu truyền thống văn hóa, vừa giàu truyền thống lao động, đấu tranh chống ngoại xâm... Nơi sản sinh ra biết bao anh hùng nổi tiếng trong lịch sử Việt Nam.
Từ thuở thiếu thời, Nguyễn Tất Thành đã tận mắt chứng kiến cuộc sống nghèo khổ bị áp bức bóc lột đến cùng cực của đồng bào mình ngay trên quê hương. Khi vào Huế. Anh lại tận mắt nhìn thấy tội ác của thực dân Pháp và thái độ ươn hèn của bọn phong kiến Nam triều. Thêm vào đó là những bài học thất bại của các nhà yêu nước tiền bối và đương thời... Tất cả đã thôi thúc Anh ra đi tìm một con đường mới để cứu dân, cứu nước.
Phát huy truyền thống yêu nước bất khuất của dân tộc, truyền thống tốt đẹp của gia đình, quê hương, vởi sự nhạy cảm đặc biệt về chính trị. Hồ Chí Minh đã sớm nhận ra hạn chế của những người đi trước, tìm cho mình một hướng đi mới.
- Thời kỳ xác định con đường cứu nước, giải phóng dân tộc (1911-1920)
Mùa hè năm 1911, Nguyễn Tất Thành rời Tổ quốc sang phương Tây tìm đường cứu nước. Đó là việc làm mới mẻ, chưa có tiền lệ, khác với hướng đi truyền thống sang phương Đông của các bậc tiền bối.
Qua cuộc hành trình đến nhiều nước thuộc địa, phụ thuộc, tư bản, đế quốc, Người đã xúc động trước cảnh khổ cực, bị áp bức của những người dân lao dộng. Người nhận thấy, ở đâu nhân dân cũng mong muốn được thoát khỏi ách áp bức, bóc lột. Người, đã nảy sinh ý thức về sự cần thiết phải đoàn kết những người bị áp bức để đấu tranh cho nguyện vọng và quyền lợi chung.
Với lòng yêu nước nồng nàn. Hồ Chí Minh kiên trì chịu đựng mọi khó khăn, gian khổ. Người chú ý xem xét tình hình các nước, suy nghĩ về những điều mắt thấy tai nghe, hăng hái học tập và tham gia các cuộc diễn thuyết của nhiều nhà chính trị và triết học. Năm 1919. thay mặt những người Việt Nam yêu nước tại Pháp, Nguyễn Ái Quốc gửi Bản yêu sách của nhân dân An Nam tới Hội nghị Vécxây, đòi Chính phủ Pháp thừa nhận các quyền tự do, dân chủ và bình đẳng của nhân dân Việt Nam.
Cuộc hành trình qua năm châu bốn biển đã không chỉ hình thành ở Hồ Chí Minh tình cảm và ý thức đoàn kết giữa các dân tộc bị áp bức, mà còn rèn luyện Người trở thành một công nhân có đầy đủ phẩm chất, tư tưởng, tâm lý của giai cấp vô sản. Thực tiễn trong gần 10 năm đi tìm đường cứu nước, nhất là khi đọc Sơ thảo lần thứ nhất những luận cương về vấn để dân tộc và vấn đề thuộc địa của Lênin đã làm cho Người “cảm dộng, phấn khởi, sáng tỏ, tin tưởng... vui mừng đến phát khóc...”.
Luận cương của Lênin đã giải đáp cho Nguyễn Ái Quốc con đường giành độc lập cho dân tộc và tự do cho đồng bào, nó đáp ứng những tình cảm, suy nghĩ, hoài bão được ấp ủ bấy lâu nay ở Người.
Với việc biểu quyết tán thành Đệ tam Quốc tế (Quốc tế III), tham gia thành lập Đảng Cộng sản Pháp (12-1920), trở thành người cộng sản Việt Nam đầu tiên, đã đánh dấu bước chuyển biến về chất trong tư tưởng Nguyễn Ái Quôc, từ chủ nghĩa yêu nước đến với chủ nghĩa Lênin, tự giác ngộ dân tộc đến giác ngộ giai cấp, từ người yêu nước trở thành người cộng sản.
Thời kỳ hình thành cơ bản tư tưởng về cách mạng Việt Nam (1921-1930)
Trong giai đoạn từ năm 1921 đến năm 1930, Nguyễn Ái Quốc có những hoạt động thực tiễn và hoạt động lý luận hết sức phong phú, sôi nổi trên địa bàn nước Pháp (1921-1923), Liên Xô (1923-1924), Trung Quốc (1924- 1927), Thái Lan (1928-1929). Trong khoảng thời gian này, tư tưởng Hồ Chí Minh về cách mạng Việt Nam đã hình thành về cơ bản.
Những tác phẩm của Người thời kỳ này có tính chất lý luận chứa đựng những nội dung căn bản sau đây:
+ Bản chất của chủ nghĩa thực dân là “ăn cướp” và “giết người”. Vì vậy, chủ nghĩa thực dân là kẻ thù chung của các dân tộc thuộc địa, của giai cấp công nhân và nhân dân lao động toàn thế giới.
+ Cách mạng giải phóng dân tộc trong thời đại mới phải đi theo con đường cách mạng vô sản và là một bộ phận của cách mạng vô sản thế giới. Giải phóng dân tộc phải gắn liền với giải phóng nhân dân lao động, giải phóng giai cấp công nhân.
+ Cách mạng giải phóng dân tộc ở thuộc địa và cách mạng vô sản ở chính quốc có mối quan hệ khăng khít với
nhau, nhưng không phụ thuộc vào nhau. Cách mạng giải phóng dân tộc có thể bùng nổ và giành thắng lợi trước cách mạng vô sản chính quốc.
+ Cách mạng thuộc địa trước hết là một cuộc "dân tộc cách mệnh”, đánh đuổi bọn ngoại xâm, giành độc lập, tự do.
+ Ở một nước nông nghiệp lạc hậu, nông dân là lực lượng đông đảo nhất trong xã hội, bị đế quốc, phong kiến bóc lột nặng nề. Vì vậy, cách mạng giải phóng dân tộc muốn giành được thắng lợi cần phải thu phục, lôi cuốn được nông dân đi theo, cần xây dựng khối công nông liên minh làm động lực cho cách mạng. Đồng thời, cần phải thu hút, tập hợp rộng rãi các giai cấp xã hội khác vào trận tuyến đấu tranh chung của dân tộc.
+ Cách mạng muốn thành công trước hết cần phải có Đảng lãnh đạo. Đảng phải theo chủ nghĩa Mác - Lênin và phải có một đội ngũ cán bộ sẵn sàng hy sinh chiến đấu vì lý tưởng của Đảng, vì lợi ích và sự tồn vong của dân tộc, vì lý tưởng giải phóng giai cấp công nhân và nhân loại.
+ Cách mạng là sự nghiệp của quần chúng nhân dân chứ không phải việc của một vài người. Vì vậy, cần phải tập hợp, giác ngộ và từng bước tổ chức quần chúng đấu tranh từ thấp lên cao. Đây là quan điểm cơ bản đầu tiên của Nguyễn Ái Quốc về nghệ thuật vận động quần chúng và tiến hành đấu tranh cách mạng.
- Thời kỳ vượt qua thử thách, kiên trì con đường đã xác định, tiến tới giành thắng lợi đầu tiên cho cách mạng Việt Nam (1930-1945)
Vào cuối những năm 20, đầu những năm 30 của thế kỷ XX, Quốc tế Cộng sản bị chi phối nặng bởi khuynh hướng “tả”. Khuynh hướng này đã trực tiếp tác động, vào phong trào cách mạng Việt Nam. Trên cơ sở xác định chính xác con đường cần phải đi của cách mạng Việt Nam, Nguyễn Ái Quốc đã kiên trì bảo vệ quan điểm của mình về vấn để dân tộc và vấn đề giai cấp, về cách mạng giải phóng dân tộc thuộc địa và cách mạng vô sản, chống lại những biểu hiện “tả” khuynh và biệt phái trong Đảng.
Sự chuyển hướng đấu tranh của Quốc tế Cộng sản đã chứng tỏ quan điểm của Nguyễn Ái Quốc về cách mạng Việt Nam, về Mặt trận dân tộc thông nhất, về việc tập trung mũi nhọn vào chống chủ nghĩa đế quốc là hoàn toàn đứng đắn. Trên quan điểm đó, năm 1936. Đảng ta đã để ra chính sách mới phê phán những biểu hiện “tả” khuynh, cô độc, biệt phái trước đây.
Như vậy là sau quá trình thực hành cách mạng, cọ xát với thực tiễn, vấn đề phân hóa kẻ thù, tranh thủ bạn đồng minh... đã trở lại với Chánh cương, Sách lược vắn tắt của Nguyễn Ái Quốc. Đó cũng là cơ sở để Đảng ta chuyển hướng đấu tranh trong thời kỳ 1936-1939, thành lập Mặt trận nhân dân phản đế Đông Dương.
Trước khi về nước (28-1-1941), trong thời gian còn hoạt động ở nước ngoài, lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc vẫn luôn luôn theo dõi tình hình trong nước, kịp thời có những chỉ đạo để cách mạng Việt Nam tiếp tục tiến lên.
Được Quốc tế Cộng sản chấp thuận, Nguyễn Ái Quốc từ Mátxcơva về Trung Quốc (tháng 10-1938). Tại đây, Người đã có những chỉ đạo sát hợp gửi cho các đồng chí lãnh đạo trong nước. Ngày 28-1-1941, sau 30 năm hoạt động ở nước ngoài, Nguyễn Ái Quốc trở về Tổ quốc. Tại Hội nghị Trung ương lần thứ tám (từ ngày 10 đến 19-5- 1941) họp tại Pác Bó (Cao Bằng) dưới sự chủ trì của Nguyễn Ái Quốc, Ban Chấp hành Trung ương Đảng cộng sản Đông Dương đã hoàn chỉnh việc chuyển hướng chiến lược của cách mạng Việt Nam.
Hội nghị Trung ương lần thứ tám là Hội nghị đánh dấu bước chuyển hướng chiến lược đúng đắn, sáng tạo theo tư tưởng Hồ Chí Minh. Những tư tưởng và đường lối được đưa ra và thông qua trong Hội nghị này có ý nghĩa quyết định chiều hướng phát triển của cách mạng giải phóng dân tộc ở nước ta, dẫn đến thắng lợi của Cách mạng tháng Tám năm 1945.
Trong bản Tuyên ngôn độc lập ngày 2-9-1945, khai sinh nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, Hồ Chí Minh đã nhấn mạnh các quyền cơ bản của các dân tộc trên thế giới, trong đó có Việt Nam Tuyên ngôn độc lập là một văn kiện lịch sử có giá trị to lớn, trong đó độc lập, tự do gắn với phương hướng phát triển lên chủ nghĩa xã hội là tư tưởng chính trị cốt lõi, vốn đã được Hồ Chí Minh phác thảo lần đầu trong Cương lĩnh của Đảng năm 1930, nay trở thành hiện thực cách mạng, đồng thời trở thành chân lý của sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc, xây dựng xã hội mới của dân tộc ta.
Thắng lợi của Cách mạng Tháng Tám năm 1945 vối sự ra đời của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa là thắng lợi của chủ nghĩa Mác - Lênin được vận dụng, phát triển ngày càng sát đúng với hoàn cảnh Việt Nam, là thắng lợi của tư tưởng: độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội của Hồ Chí Minh.
- Thời kỳ tiếp tục bổ sung, phát triển, hoàn thiện tư tưởng về độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội (1945-1969)
Mới giành được chính quyền chưa được bao lâu, thực dân Pháp đã lăm le quay lại xâm lược nước ta. Ngày 23-9- 1940, chúng núp sau quân đội Anh gây hấn ở Nam Bộ. Ở miền Bắc, hơn 20 vạn quân Tưởng kéo vào hòng thực hiện âm mưu tiêu diệt Đảng ta, bóp chết nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa non trẻ. Đứng trước tình thế “ngàn cân treo sợi tóc” của dân tộc, Hồ Chí Minh đã chèo lái con thuyền cách mạng Việt Nam vượt qua thác ghềnh hiểm trở, tới bờ bến thắng lợi.
Hồ Chí Minh đã phát động cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp. Từ đây. Người là linh hồn của cuộc kháng chiến. Người đề ra đường lối vừa kháng chiến vừa kiến quốc, thực hiện kháng chiến toàn dân, toàn diện, trường kỳ, tự lực cánh sinh. Người đặc biệt chăm lo xây dựng Đảng, xây dựng lực lượng cán bộ, đấu tranh chống tệ quan liêu, mệnh lệnh, xây dựng đạo đức cách mạng, cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư, phát động phong trào thi đua ái quốc.
Năm 1951, Chủ tịch Hồ Chi Minh đã triệu tập Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ II của Đảng. Đại hội cũng thông qua Cương lĩnh và Điều lệ mới của Đảng, đề ra chủ trương, đường lối đúng đắn, giải quyết tôi mối quan hệ giữa dân tộc và giai cấp, nhằm động viên toàn Đảng, toàn quân, toàn dân ta kháng chiến chông thực dân Pháp và can thiệp Mỹ đến thắng lợi hoàn toàn.
Năm 1954, dưới sự lãnh đạo của Trung ương Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh, cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược của nhân dân ta đã kết thúc thắng lợi.
Sau Hiệp định Giơnevơ năm 1954. miền Bắc hoàn toàn giải phóng nhưng đất nước vẫn bị chia cắt bởi âm mưu gây chiến và xâm lược của đế quốc Mỹ và bè lũ tay sai.
Đứng trước yêu cầu mối của sự nghiệp cách mạng. Hồ Chí Minh cùng với Trung ương Đảng đã sớm xác định kẻ thù chính của nhân dân Việt Nam, đề ra cho mỗi miền Nam, Bắc Việt Nam một nhiệm vụ chiến lược khác nhau, xếp cách mạng miền Bắc vào phạm trù cách mạng xã hội chủ nghĩa, cách mạng miền Nam thuộc phạm trù cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân; cách mạng xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc giữ vai trò quyết định đối với sự phát triển của toàn bộ cách mạng Việt Nam. Đối với sự nghiệp thống nhất nước nhà: cách mạng miền Nam giữ vị trí quan trọng, có tác dụng quyết định trực tiếp nhất đối với sự nghiệp giải phóng miền Nam, thực hiện hòa bình, thống nhất Tổ Quốc hoàn thành nhiệm vụ cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân trong cả nước.
Xuất phát từ thực tiễn, trong suốt quá trình Đảng lãnh đạo cách mạng nước ta, tư tưởng Hồ Chí Minh về nhiều vấn đề đã tiếp tục được phát triển, hợp thành một hệ thống những quan điểm lý luận về cách mạng Việt Nam.
soanbailop6.com