Hao mòn tài sản cố định
Hao mòn là sự giảm dần giá trị của tài sản cố định. Có hai hình thức hao mòn là hao mòn hữu hình và hao mòn vô hình. Là dạng hao mòn vật chất dẫn đến sự giảm sút về chất lượng và tính năng kinh tế ban đầu của tài sản cố định. Tài sản cố ...
Hao mòn là sự giảm dần giá trị của tài sản cố định. Có hai hình thức hao mòn là hao mòn hữu hình và hao mòn vô hình.
Là dạng hao mòn vật chất dẫn đến sự giảm sút về chất lượng và tính năng kinh tế ban đầu của tài sản cố định. Tài sản cố định bị hao mòn hữu hình dẫn tới cuối cùng tài sản cố định không sử dụng được nữa.
-Tác hại của hao mòn hữu hình
- Chất lượng sử dụng giảm (năng suất,chất lượng giảm, hao phí nguyên vật liệu tăng).
- Tốn kém chi phí sữa chữa, bảo dưỡng.
- Phải ngừng sản xuất do không đảm bảo an toàn khi vận hành.
-Nguyên nhân
- Yếu tố về chế tạo, xây lắp : chất lượng đồ án thiết kế,
- Chất lượng nguyên vật liệu, trình độ chế tạo ...
- Yếu tố về quá trình sử dụng : điều kiện làm việc của tài sản cố định, trong nhà hay ngoài trời, mức độ sử dụng, chế độ làm việc, trình độ sử dụng
- Yếu tố phụ thuộc điều kiện tự nhiên : Môi trường sử
- Dụng, độ ẩm, không khí, các yếu tố hoá học, vật lý.
Hao mòn vô hình : là sự giảm giá của tài sản cố định theo thời gian, nguyên nhân: do hai nguyên nhân
- Tài sản bị giảm giá do năng xuất lao động ngày càng tăng dẫn đến giá trị tài sản cố định càng rẻ, tiền trích khấu hao chưa đủ thu hồi vốn bỏ ra ban đầu
- Tổn thất do tiếp tục sử dụng tài sản cố định lạc hậu về mặt kinh tế, hiệu quả kém, lãng phí nguyên vật liệu, lao động cho một đơn vị sản phẩm.
- Nâng cao trình độ sử dụng tài sản cố định về thời gian và cường độ trong giới hạn kinh tế cho phép .
- Nâng cao chất lượng, hạ giá thành chế tạo, xây lắp.
- Hiện đại hoá và hợp lý hoá tài sản cố định bị lạc hậu về mặt kỹ thuật.
- Tính chất công tác, bảo quản, giữ gìn và sữa chữa tài sản cố định.