06/02/2018, 10:05

Hành động nói

Hướng dẫn I – KIẾN THỨC CƠ BẢN CẦN NẮM VỮNG 1. là gì? – Nói là một loại hành động. là hành động được thực hiện bằng lời nói. Cũng giống như mọi hành động khác, hành động nói bao giờ cũng nhằm đạt tới mục đích nhất định. Chúng ta có thể sử dụng nhiều kiểu câu đã học để thực hiện ...

Hướng dẫn

I – KIẾN THỨC CƠ BẢN CẦN NẮM VỮNG

1. là gì?

– Nói là một loại hành động. là hành động được thực hiện bằng lời nói. Cũng giống như mọi hành động khác, hành động nói bao giờ cũng nhằm đạt tới mục đích nhất định. Chúng ta có thể sử dụng nhiều kiểu câu đã học để thực hiện cùng một hành động nói.

– Số lượng hành động nói cụ thể là rất lớn nhưng chúng ta có thể quy chúng về một số kiểu khái quát nhất định. Tuy vậy, chúng ta cũng cần phải thấy rõ là tuy có sự phân chia như vậy nhưng ranh giới giữa những kiểu ấy không phải lúc nào cũng thật dứt khoát và rõ ràng. Vì vậy chia thành kiểu cũng chỉ cho phép chúng ta hình dung được những kiểu lớn trong việc phân loại hành động nói mà thôi.

2. Một số kiểu hành động nói thường gặp

– Việc phân chia thành các kiểu hành động nói chủ yếu dựa vào mục đích của hành động nói. Tên gọi của kiểu hành động nói nào được đặt tên theo mục đích của hành động nói đó. Ví dụ, mục đích của hành động nói nhằm để hỏi thì ta đặt tên hành động nói đó là hành động hỏi ; còn mục đích của hành động nói chủ yếu là để bộc lộ cảm xúc của người nói trước sự việc, hiện tượng nào đó thì ta đặt tên hành động nói đó là hành động bộc lộ cảm xúc,… Việc phân chia như vậy chỉ mang tính chất tương đối, vì có thể một hành động nói cùng lúc thực hiện nhiều mục đích khác nhau.

– Dựa vào mục đích chính, mục đích nổi bật nhất của một hành động nói, chúng ta có thể chia hành động nói ra thành một số kiểu thường gặp sau đây trong hoạt động giao tiếp:

+ Hành động hỏi.

+ Hành động điều khiển.

+ Hành động hứa hẹn.

+ Hành động trình bày.

+ Hành động bộc lộ cảm xúc.

– Cần phân biệt các kiểu câu phân loại theo mục đích nói (câu trần thuật, câu nghi vấn, câu cầu khiến và câu cảm thán) với các hành động nói.

+ Sự phân biệt các kiểu câu phân loại theo mục đích nói được xác định trên cơ sở dựa vào hình thức cấu tạo (dấu câu, từ ngữ đặc trưng) và chức năng vốn có của tùng kiểu câu này.

+ Sư phân biệt các hành động nói lại lấy mục đích để làm cơ sở xác định.

– Trong hoạt động giao tiếp, khi có từ hai người trở lên nói chuyện với nhau, ta phải xác định rõ ai là người thực hiện hành động nói còn ai là người thực hiện hành động nghe. Người nói và người nghe trong hoạt động giao tiếp thường có sự chuyển đổi lẫn nhau. Lúc này, một người thực hiện hành động nói (người nói), nhưng sau đó, người ấy lại thực hiện hành động nghe (người nghe). Vì thế, khi chúng ta nói đến hành động nói là chúng ta chỉ tập trung xem xét vai của người nói mà chưa xem xét (hay tạm bỏ qua) vai của người nghe.

II – HƯỚNG DẪN LUYỆN TẬP

a) Bài Hịch tướng sĩ của Trần Quốc Tuấn có nhiều mục đích khác nhau nhưng mục đích chính, mục đích nôi bật nhất là:

– Khích lệ lòng yêu nước của các tướng sĩ.

– Động viên tướng sĩ tích cực học tập Binh thư yếu lược do ông soạn thảo.

b) Phân tích kiểu câu và hành động nói ở câu trích trong Hịch tướng sĩ của Trần Quốc Tuấn:

Ta thường tới bữa quên ăn, nửa đêm vỗ gối; ruột đau như cắt, nước mắt đầm đìa ; chỉ căm tức chưa xả thịt lột da, nuốt gan uống máu quân thù.

Đây là:

– Kiểu câu: trần thuật

– : trình bày

2. và mục đích của hành động nói trong các câu đưa ra trong bài tập như sau:

a) Đoạn trích Tắt đèn gồm nhiều câu, mỗi câu diễn tả một hành động nói khác nhau:

Bác trai đã khá rồi chứ? (hành động hỏi)

Cảm ơn cụ… mỏi mệt lắm. (hành động trình bày)

– Này, bảo bác ấy… cho hoàn hồn. (hành động điều khiển)

Vâng, cháu cũng… tới giờ còn gì. (hành động hứa hẹn, bộc lộ cảm xúc)

– Thế thì phải giục… kéo vào rồi đấy! (hành động điều khiển)

b) Đoạn trích Sự tích Hồ Gươm

Đây là Trời có ý phó thác cho minh công làm việc lớn. (hành động trình bày)

Chúng tôi nguyện… báo đền Tổ quốc! (hành động hứa hẹn)

c) Đoạn trích Lão Hạc:

– Cậu Vàng đi đời rồi ông giáo ạ! (hành động trình bày)

Cụ bán rồi? (hành động hỏi)

Bán rồi! Họ vừa bắt xong […]. (hành động trình bày)

Thế nó cho bắt à? (hành động hỏi)

Khốn nạn… dốc ngược nó lên. (hành động bộc lộ cảm xúc xen hành động trình bày)

3. Khi xác định kiểu hành động của từ hứa, ta thấy:

Anh phải hứa với em…: hành động điều khiển.

Anh hứa đi: hành động điều khiển.

– Anh xin hứa : hành động hứa.

Như vậy, không phải câu nào có từ hứa cũng là thực hiện hành động hứa. Hành động hứa chỉ được thực hiện khi người nói câu hứa đó phải thuộc ngôi thứ nhất.

Mai Thu

0