25/05/2018, 14:16

Hài hoà phần mềm nguồn mở và phần mềm sở hữu riêng

Ngành công nghi ệ p phần m ề m cho đến gần đây vẫn coi mã nguồn của phần mềm là tài sản s ở h ữ u ri ê ng cuả các công ty, chứa đựng những bí mật c ông nghệ và n g u ồn gốc p h á t s i nh l ợ i nh u ận ...

Ngành công nghipphầnmmcho đến gần đây vẫn coi nguồncủa phần mềm là tài sản shuriêngcuả các công ty, chứa đựng những mậtcôngnghệnguồngốcphátsinhlinhuậntrongkinhdoanh. Khách hàng sử dụng các sản phẩm phần mềm shuriêngkhông thể mua mã nguồn cuả phần mềm, họ chỉ được mua quynsửdụngphần mềm với các điều kiện hạn chế và được kiểm soát chặt chẽ bởi pháp luật bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ. Các phần mềm sở hữu riêng, hay nói đúng hơn các phần mềm có mã nguồn sở hữu riêng, không cho phép người dùng tự do thay đổi, chỉnh sửa, sử dụng các công cụ kỹnghệngưc(reverse-ingeneering) để viết lại mã nguồn, cho dù họ có nhu cầu và có đủ khả năng để làm điều này. Việc chỉnh sửa, nâng cấp các phần mềm sở hữu riêng do đó chỉ có thể được thực hiện bởi chính nhà sản xuất, với chi phí đôi khi khá cao cho công việc này.

Không thể phủ nhận mô hình kinh doanh vì lợi nhuận là động lực to lớn, giúp phát triển nhiều lĩnh vực sản xuất, dịch vụ, nâng cao năng xuất lao động, tạo nên sức cạnh tranh và sức sống cho các sản phẩm, trong đó có cả các sản phẩm trí tuệ. Tuy nhiên bên cạnh những ưu điểm cuả cơ chế thị trường, vẫn còn những vấn đề, những mặt trái cuả cơ chế thị trường mà chính chúng ta, một dân tộc đã trải qua nhiều biến động và thử thách qua các cuộc chiến tranh giải phóng dân tộc, giành độc lập mới có thể cảm nhận một cách sâu sắc nhất. Đó là chân lý “không có gì quý hơn độc lập và tự do”. Trong một cuộc Hội thảo khoa học gần đây ở thành phố Hồ Chí Minh, một học giả nước ngoài đã phát biểu với chúng tôi một nhận xét rất đáng suy nghĩ như sau: “Tôi rất cảm phục Việt nam đã dũng cảm dương cao ngọn cờ đấu tranh giành độc lập dân tộc trong quá khứ. Với một tinh thần và quyết tâm cao như vậy, tôi tin tưởng các bạn sẽ có những đóng góp tích cực cho tư tưởng và phong trào phần mềm nguồn mở ...”

Những vấn đề nào đáng để cho chúng ta suy nghĩ khi tìm hiểu và so sánh phần mềm nguồn mở và phần mềm sở hữu riêng ?

Các sản phẩm phần mềm sở hữu riêng về bản chất không cho phép chia sẻ. Các công ty đối thủ có sản phẩm cạnh tranh sẽ không có lựa chọn nào khác là phải “phátminhlạicáibánhxe”, để triển khai được những chức năng mà sản phẩm cạnh tranh khác đang có. Đôi khi công việc này được làm với dụng ý ràng buộc khách hàng với sản phẩm và nhà cung cấp, đòi hỏi họ phải trả thêm các chi phí, đôi khi khá cao. Trong nhiều trường hợp, khách hàng không còn có lựa chọn nào khác hơn việc phải chấp nhận những điều kiện bất lợi, bởi vì chi phí để sáng tạo lại sản phẩm có thể là rất lớn.

Mô hình phát triển phần mềm sở hữu riêng chạy theo thị hiếu, thị trường và vì lợi nhuận như hiện nay đã khuyến khích nhiều công ty phần mềm, kể cả những công ty lớn như Microsoft, đưa ra các sản phẩm chưa hoàn thiện, còn có nhiều lỗi và kém về bảo mật. Sự thiếu vắng cuả các đối thủ cạnh tranh còn cho phép các công ty độc quyền xem nhẹ quyền lợi của khách hàng. Kiến trúc đóng của các phần mềm sở hữu riêng cũng là vấn đề đáng lưu ý, bởi vì phần lớn các lỗi trong phần mềm thường xuất phát từ kiến trúc kém hoàn thiện, chỉ do một nhóm kỹ sư của một công ty phát triển dù cho họ có thể là những người rất giỏi về kỹ thuật.

Đây là một trong các nguyên nhân đẫn đến tình trạng khủnghoảngvề phần mềm hiện nay trên thế giới. Theo thống kê của tạp chí “NhàquảnCNTT” (CIO), trong năm 2001, các công ty thương mại lớn đã mất đi 78tỷ USD chỉ vì đã “lỡ” mua hay đầu tư vào những phần mềm bị lỗi, phần mềm chưa hoàn thiện và phần mềm không thể khai thác, sử dụng được theo đúng nhu cầu. Con số này còn lớn hơn tổng lợi nhuận của nhóm 500 công ty hàng đầu thế giới nằm trong danh sách Fortune 500, với tổng lợi nhuận hàng năm khoảng 60tỷ USD. Năm 2002, ngân sách liên bang Mỹ dành cho CNTT lên đến 59tỷ USD, tuy nhiên nhiều chuyên gia cho rằng có khoảng

80% trong số này đã bị tiêu tốn một cách phí phạm, trong đó có phần đáng kể là lỗi của phần mềm, lỗi về bảo mật, do sự phá hoạt của virus và chi phí để trang bị thêm các công cụ phần mềm bảo mật, phòng chống virus, v.v...

Tại Việt nam, tuy chưa có con số thống kê nào về hiệu quả sử dụng phần mềm, nhưng với như cầu sử dụng ngày càng nhiều phần mềm, trong đó đa số là các phần mềm sở hữu riêng, việc phải tôn trọng bản quyền phần mềm khi tham gia các định chế thương mại quốc tế sẽ dẫn đến tình trạng lãng phí tương tự.

0