Hạch toán của doanh nghiệp thực hiện khuyến mại
Có nhiều hình thức khuyến mại, theo quy định của nhiều văn bản pháp luật khác nhau, mà Kế toán Centax đã nêu ở những bài viết trước. Bài viết này, Kế toán Centax xin chia sẻ quy định về hạch toán kế toán với hàng khuyến mại. Theo quy định của kế toán, có các hình thức khuyến mại sau ...
Có nhiều hình thức khuyến mại, theo quy định của nhiều văn bản pháp luật khác nhau, mà Kế toán Centax đã nêu ở những bài viết trước. Bài viết này, Kế toán Centax xin chia sẻ quy định về hạch toán kế toán với hàng khuyến mại.
Theo quy định của kế toán, có các hình thức khuyến mại sau
- Tặng hàng hóa dịch vụ cho khách không kèm điều kiện mua hàng
- Khuyến mại kèm điều kiện mua hàng
- Khuyến mại cho khách hàng truyền thống
- Nhận hàng của nhà sản xuất (không phải trả tiền) dùng để khuyến mại
Để hiểu rõ các hình thức này theo quy định của Thông tư 200/2014/TT-BTC mời các bạn xem bài viết:
Khuyến mại theo quy định của chính sách thuế và kế toán
Mỗi trường hợp khuyến mại, được hướng dẫn hạch toán khác nhau. Bài viết này, Kế toán Cantax chia sẻ với các bạn hạch toán kế toán đối với tổ chức, cá nhân thực hiện khuyến mại
1. Tặng hàng hóa dịch vụ cho khách không kèm điều kiện mua hàng
1.1 Chính sách kế toán
Tại Điều 91 khoản 3 điểm g Thông tư 200/2014/TT-BTC quy định như sau
“g) Đối với sản phẩm, hàng hóa dùng để khuyến mại, quảng cáo
– Đối với hàng hóa mua vào hoặc sản phẩm do doanh nghiệp sản xuất ra dùng để khuyến mại, quảng cáo:
+ Trường hợp xuất sản phẩm, hàng hóa để khuyến mại, quảng cáo không thu tiền, không kèm theo các điều kiện khác như phải mua sản phẩm, hàng hóa, ghi:
Nợ TK 641- Chi phí bán hàng (chi phí SX sản phẩm, giá vốn hàng hoá
Có các TK 155, 156.”
Theo quy định trên, đối với hàng hóa dịch vụ dùng để khuyến mại, quảng cáo, cho biếu tặng không thu tiền, không kèm điều kiện mua hàng, thì
- Không ghi nhận doanh thu,
- Toàn bộ chi phí sản xuất, giá vốn hàng hóa được hạch toán vào chi phí bán hàng
1.2 Hạch toán
- Khi xuất hàng khuyến mại, kế toán hạch toán:
Nợ TK 642
Có TK 152, 156
- Khi mua hàng dùng cho khuyến mại hoặc chi phí dịch vụ khuyến mại, kế toán hạch toán:
Nợ TK 641
Có TK 111, 112
- Nếu phải kê khai thuế GTGT cho sản phẩm, hàng hoá khuyến mại, quảng cáo, cho biếu tặng (giá trị kê khai thực hiện theo quy định của pháp luật về thuế), ghi:
Nợ TK 641 – Thuế GTGT được khấu trừ
Có TK 3331 – Thuế GTGT phải nộp.
2 Khuyến mại kèm điều kiện mua hàng
2.1 Chính sách kế toán
Điều 79, khoản 1 điểm 1.6, mục 1.6.3 Thông tư 200/2014/TT-BTC quy định:
“1.6.3. Trường hợp xuất hàng hóa để khuyến mại, quảng cáo nhưng khách hàng chỉ được nhận hàng khuyến mại, quảng cáo kèm theo các điều kiện khác như phải mua sản phẩm, hàng hóa (ví dụ như mua 2 sản phẩm được tặng 1 sản phẩm….) thì kế toán phải phân bổ số tiền thu được để tính doanh thu cho cả hàng khuyến mại, giá trị hàng khuyến mại được tính vào giá vốn hàng bán (trường hợp này bản chất giao dịch là giảm giá hàng bán).”
Tại Điều 91 khoản 3 điểm g Thông tư 200/2014/TT-BTC quy định như sau
“+ Trường hợp xuất hàng hóa để khuyến mại, quảng cáo nhưng khách hàng chỉ được nhận hàng khuyến mại, quảng cáo kèm theo các điều kiện khác như phải mua sản phẩm, hàng hóa (ví dụ như mua 2 sản phẩm được tặng 1 sản phẩm….) thì kế toán phản ánh giá trị hàng khuyến mại, quảng cáo vào giá vốn hàng bán (trường hợp này bản chất giao dịch là giảm giá hàng bán).”
Theo quy định trên, nếu hàng khuyến mại kèm theo điều kiện mua hàng, thì
- Doanh thu bán hàng, được phân bổ cả cho hàng khuyến mại
- Chi phí sản xuất, giá vốn hàng hóa được hạch toán vào giá vốn hàng bán trong kỳ
2.2 Hạch toán kế toán:
Ví dụ 1 : Mua 2 tặng 1
- Khi bán hàng có khuyến mại, kế toán hạch toán doanh thu bán hàng:
Nợ TK 111, 112, 131 : Tổng số tiền thanh toán ( của 2 mặt hàng )
Có TK 511 : Giá bán chưa có thuế GTGT ( Trường hợp Kê khai theo PP khấu trừ)
Có TK 3331 : Thuế GTGT
- Kết chuyển giá vốn hàng bán có khuyến mại
Nợ TK 632 : Giá vốn hàng bán trong kỳ
Có TK 152, 156 : Giá vốn của 3 sản phẩm
Ví dụ 2 : Mua ô tô tặng lốp. Giá bán chưa có thuế là 502 tr.
Trong đó được phân ra
– Giá bán của ô tô là 500 tr
– Giá bán của lốp là 2 tr
- Khi xuất ô tô có lốp kèm theo, kế toán hạch toán doanh thu:
Ghi nhận doanh thu bán ô tô:
Nợ TK 111, 112, 131 : 550 tr
Có TK 511 : 500 tr
Có 3331 : 50 tr
Ghi nhận doanh thu bán lốp
Nợ TK 111, 112, 131 : 2,2 tr
Có TK 511 : 2 tr
Có TK 3331 : 0.2 tr
- Kết chuyển giá vốn của ô tô và lốp ghi:
Nợ TK 632 : Giá vốn hàng bán trong kỳ
Có 156: Giá xuất kho của ô tô và lốp
3. Khuyến mại cho khách hàng truyền thống
3.1 Chính sách kế toán
Theo Điều 79 khoản 1 điểm 1.6, mục 1.6.10, a Thông tư 200/2014/TT-BTC có quy định điều kiện, nguyên tắc ghi nhận doanh thu khuyến mại khách hàng truyền thống. Để hiểu rõ mời các bạn xem bài: Điều kiện, nguyên tắc ghi nhận doanh thu khuyến mại khách hàng truyền thống
3.2 Hạch toán kế toán
Theo quy định tại điều 79, khoản 3 điểm 3.6 về hạch toán doanh thu khuyến mại khách hàng truyền thống như sau:
- Xác định doanh thu khuyến mại khách hàng truyền thống
“3.6. Doanh thu phát sinh từ chương trình dành cho khách hàng truyền thống
a) Khi bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ trong chương trình dành cho khách hàng truyền thống, kế toán ghi nhận doanh thu trên cơ sở tổng số tiền thu được trừ đi phần doanh thu chưa thực hiện là giá trị hợp lý của hàng hóa, dịch vụ cung cấp miễn phí hoặc số tiền chiết khấu, giảm giá cho khách hàng:
Nợ các TK 112, 131
Có TK 511 – Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ
Có TK 3387 – Doanh thu chưa thực hiện
Có TK 333 – Thuế và các khoản phải nộp Nhà nước.
b) Khi hết thời hạn quy định của chương trình, nếu khách hàng không đáp ứng được các điều kiện để hưởng các ưu đãi như nhận hàng hóa, dịch vụ miễn phí hoặc chiết khấu giảm giá, người bán không phát sinh nghĩa vụ phải thanh toán cho khách hàng, kế toán kết chuyển doanh thu chưa thực hiện thành doanh thu bán hàng, cung cấp dịch vụ, ghi:
Nợ TK 3387 – Doanh thu chưa thực hiện
Có TK 511 – Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ.
c) Khi khách hàng đáp ứng đủ các điều kiện của chương trình để được hưởng ưu đãi, khoản doanh thu chưa thực hiện được xử lý như sau:
– Trường hợp người bán trực tiếp cung cấp hàng hóa, dịch vụ miễn phí hoặc chiết khấu, giảm giá cho người mua, khoản doanh thu chưa thực hiện được kết chuyển sang ghi nhận là doanh thu bán hàng, cung cấp dịch vụ tại thời điểm thực hiện xong nghĩa vụ với khách hàng (đã chuyển giao hàng hóa, dịch vụ miễn phí hoặc đã chiết khấu, giảm giá cho khách hàng):
Nợ TK 3387 – Doanh thu chưa thực hiện
Có TK 511 – Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ.
– Trường hợp bên thứ ba là người cung cấp hàng hóa, dịch vụ hoặc chiết khấu giảm giá cho khách hàng thì thực hiện như sau:
+ Trường hợp doanh nghiệp đóng vai trò là đại lý của bên thứ ba, phần chênh lệch giữa khoản doanh thu chưa thực hiện và số tiền phải thanh toán cho bên thứ ba đó được ghi nhận là doanh thu bán hàng cung cấp dịch vụ khi phát sinh nghĩa vụ thanh toán với bên thứ ba, ghi:
Nợ TK 3387 – Doanh thu chưa thực hiện
Có TK 511 – Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ (phần chênh lệch giữa doanh thu chưa thực hiện và số tiền trả cho bên thứ ba được coi như doanh thu hoa hồng đại lý)
Có các TK 111, 112 (số tiền thanh toán cho bên thứ ba).
+ Trường hợp doanh nghiệp không đóng vai trò đại lý của bên thứ ba (giao dịch mua đứt, bán đoạn), toàn bộ khoản doanh thu chưa thực hiện sẽ được ghi nhận là doanh thu bán hàng, cung cấp dịch vụ khi phát sinh nghĩa vụ thanh toán cho bên thứ ba, số tiền phải thanh toán cho bên thứ ba được ghi nhận vào giá vốn hàng bán, ghi:
Nợ TK 3387 – Doanh thu chưa thực hiện
Có TK 511 – Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ.
Đồng thời phản ánh số tiền phải thanh toán cho bên thứ ba là giá vốn hàng hóa, dịch vụ cung cấp cho khách hàng, ghi:
Nợ TK 632 – Giá vốn hàng bán
Có các TK 112, 331. ”
- Xác định giá vốn hàng khuyến mại khách hàng truyền thống
Kết chuyển giá vốn hàng bán trong kỳ :
Nợ TK 632
Có TK 152, 156, 111, 112
4. Nhận hàng của nhà sản xuất (không phải trả tiền) dùng để khuyến mại
4.1 Chính sách kế toán
Tại Điều 91 khoản 3 điểm g Thông tư 200/2014/TT-BTC quy định về nhận hàng của nhà sản xuất không trả triển để thực hiện chương trình khuyến mại như sau :
“- Trường hợp doanh nghiệp có hoạt động thương mại được nhận hàng hoá (không phải trả tiền) từ nhà sản xuất, nhà phân phối để quảng cáo, khuyến mại cho khách hàng mua hàng của nhà sản xuất, nhà phân phối:
+ Khi nhận hàng của nhà sản xuất (không phải trả tiền) dùng để khuyến mại, quảng cáo cho khách hàng, nhà phân phối phải theo dõi chi tiết số lượng hàng trong hệ thống quản trị nội bộ của mình và thuyết minh trên Bản thuyết minh Báo cáo tài chính đối với hàng nhận được và số hàng đã dùng để khuyến mại cho người mua (như hàng hóa nhận giữ hộ).”
Theo quy định trên, trường hợp doanh nghiệp tiếp tục chương trình khuyến mại của nhà sản xuất, khi nhận hàng ( không phải trả tiền) dùng cho chương trình khuyến mại, thì hàng hóa được theo dõi chi tiết số lượng trên sổ sách quản trị và được thể hiện trên bản Thuyết minh báo cáo tài chính, không hạch toán vào sổ sách kế toán
Trường hợp doanh nghiệp nhận hàng hóa khuyến mại ( không phải trả tiền) dùng cho chương trình khuyến mại, mà không thực hiện khuyến mại, thì hạch toán ghi tăng thu nhập khác
4.2 Hạch toán kế toán
Tại Điều 91 khoản 3 điểm g Thông tư 200/2014/TT-BTC quy định về nhận hàng của nhà sản xuất không trả tiền để thực hiện chương trình khuyến mại như sau :
“+ Khi hết chương trình khuyến mại, nếu không phải trả lại nhà sản xuất số hàng khuyến mại chưa sử dụng hết, kế toán ghi nhận thu nhập khác là giá trị số hàng khuyến mại không phải trả lại, ghi:
Nợ TK 156 – Hàng hoá (theo giá trị hợp lý)
Có TK 711 – Thu nhập khác.”
Để hiểu rõ về khuyến mại, mời các bạn xem những bài viết liên quan:
Khuyến mại theo quy định của chính sách thuế và kế toán
Điều kiện, nguyên tắc ghi nhận doanh thu khuyến mại khách hàng truyền thống
Quy định về hàng hóa dịch vụ khuyến mại
Thủ tục và hồ sơ đăng ký thực hiện chương trình khuyến mại
Hạch toán chiết khấu thương mại sau kỳ khuyến mại