Giữa dương lịch và âm lịch khác nhau thế nào về thời gian tháng, tuần, năm.
Ảnh minh họa Theo dương lịch thì một ngày mặt trời (để mặt trời quay trở lại đúng kinh tuyến của từng địa phương) được chia thành 24 giờ, mỗi giờ chia thành 60 phút, mỗi phút thành 60 giây. Đúng nửa đêm (0 giờ)là bắt đầu một ngày lịch dương. Để tiện, lợi mỗi nước thường chọn giờ ...
Ảnh minh họa
Theo dương lịch thì một ngày mặt trời (để mặt trời quay trở lại đúng kinh tuyến của từng địa phương) được chia thành 24 giờ, mỗi giờ chia thành 60 phút, mỗi phút thành 60 giây. Đúng nửa đêm (0 giờ)là bắt đầu một ngày lịch dương. Để tiện, lợi mỗi nước thường chọn giờ theo kinh tuyến đi qua Thủ Đô. Hội đo lường quốc tế quy định múi giờ 0 là múimà kinh tuyến giữa múi đi qua đài thiên văn Greewich ở thủ đô nước Anh. Múi ở Việt Nam là 7, ở Trung Quốc là múi 8. Nhưng nước quá rộng, như nước Nga, thì không thống nhất múi giờ chung cho cả nước. Âm lịch lại chia thành theo 12 chi (tý,Sửu, Dần, Mão, Thìn, Tỵ, Ngọ, Mùi, Thân, Dậu, Tuất, Hợi). Một giờ chia thành sơ và chính. Giữa trưa là ngọ chính, giữa đêm là tý chính.
Dương lịch chia thành 12 tháng nhưng lại chia không đều (28, 29, 30, 31) không dựa gì vào tuần trăng. Âm lịch lấy tuần trăng để tính tháng. Tháng mặt trăng có 29 ngày ngày 12 giờ, 44 phút, 08 giây(!). Để có tháng là số nguyên người ta định ra thang thiếu có 29 ngày, tháng đủ có 30 ngày. Số tháng thiếu ít hơn số thang đủ, sao cho tháng trung bình bằng tháng tuần trăng.
Dương lịch chia tháng thành 4 tuần, mỗi tuần 7 ngày. Âm lịch lại chia thành 3 tuần (Thượng tuần, Trung tuần, Hạ tuần).
Năm mặt trời trung bình có độ dài 365 ngày, 5 giờ, 48 phút,45,97giây. Để chia năm theo số nguyên Dương lịch chia thành năm thường (365 ngày) và năm nhuận (366 ngày). Âm lịch gồm 354 ngày, hoặc 355 ngày, lệch với năm thời tiết (hay năm xuân phân) khoảng 11 ngày, cho nên không phản ứng đúng thời tiết, khí hậu.
Nếu bạn quan tâm nghiên cứu sâu về lịch sử nên tìm đọc cuốn "Lịch và Lịch Việt Nam" của GS Hoàng Xuân Hãn(1982) và cuốn "Lịch hai thế kỷ và các lịch lĩnh vực vĩnh cửu" của PGS Lê Thành Lân (1995).