Giống hoa Đào Bạch GL2-3
Giống đào Bạch GL2-3 Giống đào Bạch GL2-3 có hoa màu trắng, đường kính hoa to > 3,5 cm, số lượng cánh hoa từ 18-20 cánh, tỉ lệ nở hoa cao > 90%, hoa nở tập trung, độ bền cành hoa là 12-15 ngày, được người tiêu dùng ưa chuộng, có khả năng sinh trưởng, phát triển và ...
Giống đào Bạch GL2-3
Giống đào Bạch GL2-3 có hoa màu trắng, đường kính hoa to > 3,5 cm, số lượng cánh hoa từ 18-20 cánh, tỉ lệ nở hoa cao > 90%, hoa nở tập trung, độ bền cành hoa là 12-15 ngày, được người tiêu dùng ưa chuộng, có khả năng sinh trưởng, phát triển và chống chịu sâu bệnh tốt đặc biệt là bệnh chảy gôm.
Giống đào Bạch GL2-3 có đường kính hoa và độ bền hoa cao hơn hẳn giống đào bạch đang được trồng hiện nay, Hiệu quả kinh tế thu được từ việc trồng giống hoa đào Bạch GL2-3 cao hơn so với giống đào bạch đang được trồng phố biến ngoài sản xuất từ 30-50%
1. Thời vụ trồng:
Tháng 1-2 âm lịch.
2. Bón phân:
+ Bón lót: Trước khi trồng từ 7-10 ngày , tiến hành bón lót và lấp hố. Lượng phân chuồng hoai mục là 30 tấn/ha + 1.100kg phân lân + 600kg vôi bột.
+ Bón thúc:
Lượng phân bón thúc cho 1 ha: Phân tổng hợp NPK ( 13:13:13+TE ): 2.700kg , phân Urê: 270kg. Trộn phân NPK và phân Urê theo tỷ lệ 10:1 để bón.
Bón thúc làm 5 lần:
Sau trồng 1 tháng , rễ mới đã phát triển tiến hành bón thúc lần đầu. Lượng bón 300kg NPK và 30kg urê , hòa tan với nước tưới xung quanh gốc. Số còn lại chia đều cho 4 lần bón và mỗi lần bón cách nhau khoảng 25-30 ngày. Phối hợp với tưới đủ ẩm , xới xáo , làm cỏ , vét luống. Ngoài ra phun thêm phân bón lá Đầu trâu 501 , 502 hoặc Atonik nhằm giúp cây nhiều cành , tán xum xê.
3. Tỉa cành:
Tùy theo mục tiêu tạo dáng , thế cho cây mà thời gian đầu sau trồng mới có hình thức cắt tỉa khác nhau. Sau đó khi chồi mầm cao 30 - 35cm thì bấm ngọn , cứ làm như vậy đến đầu tháng 7 thì ngừng bấm ngọn , và luôn luôn điều chỉnh các cành mọc đều bốn phía cho đều tán.
4. Khoanh vỏ:
Tiến hành từ 18-20 tháng 8 âm lịch.
5. Tuốt lá
Tuốt lá phối hợp với go cành: trước tết 60-65 ngày.D5
Sâu bệnh hại cây hoa đào
1. Bệnh xoắn lá đào
Dấu hiệu: Từ một phần hay cả lá dầy lên , mầu xanh xám rồi thành vẻ son hoặc đỏ tím. Trên mặt lá có lớp bột trắng sau thành nâu. Lá xoăn , khô và rụng. Khi bị nhiễm nặng cây sẽ chết.
Nguyên nhân: Do nấm Taphira deformans ( Berk. Tui ). Nhiệt độ thích hợp cho bào tử phát triển là 20oc. Thích hợp cho nấm xâm nhiem là 10 - 16oc. Nấm qua đông trên vỏ cây , vẩy chồi , phát triển vào mùa xuân năm sau.Bệnh nặng thường xuất hiện vào tháng 4 - 6
Phòng trừ:
Phun hợp chất lưu huỳnh vôi 3- 5obe vào đầu xuân. Phun liên tục 2 - 3 lần , cách 7 - 10 ngày. Thu hái lá bệnh đem đốt.
2. Bệnh thủng lá đào
Dấu hiệu: Lá đào xuất hiện các đốm nhỏ , lan rộng thành hình tròn hoặc hình nhiều cạnh màu tím hoặc nâu đen , đường kính khoảng 2mm. Xung quanh đốm có màu xanh vàng , sau đó đốm khô và rời ra làm lá đào có lỗ thủng.
Nguyên nhân: có thể là do vi khuẩn Xanthomonas Pruni Dowson hoặc
Phòng trừ: Tăng cường quản lý vườn đào theo nguyên lý phòng trừ tổng hợp. Tăng bón phân hữu cơ , giữ lại bón nhiều phân đạm. Vườn đào phải thoát nước mạnh. Đảm bảo thoáng gió và ánh sáng đầy đủ. Không trồng xen các cây khác trong vườn đào tránh lây nhiễm.
Phòng: Phun thuốc lưu huỳnh vôi 3-5oBe.
Chữa: Phun sun phát kẽm + vôi ( sunfat kẽm 1 vôi 4 + nước 240 phần hoặc phun thuốc Zinel 0 , 2%.
3. Bệnh chảy nhựa đào:
Dấu hiệu: Thân cành , nhất là chỗ phân nhánh , vỏ cây nứt ra , nhựa vàng trong chảy ra. Sau nhựa có màu nâu đỏ. Bộ phận bị bệnh lồi lên , vỏ và gỗ bị mục. Khi bệnh nặng làm cây chết khô.
Nguyên nhân: có nhiều nguyên nhân, có khả năng do sương muối , sâu đục vỏ , đất quá chặt , chăm nom kém , nhiệt độ quá thấp... Làm vỏ cây bị tổn thương , nấm xâm nhập làm thành phần tinh bột trong tế bào chuyển thành dịch nhựa chảy ra liên tục.
Phòng trừ: Tăng cường chăm nom , đất tơi xốp , bón phân hữu cơ , tỉa cây hợp lý , tránh vết thương. Quét lên vết thương hợp chất lưu huỳnh vôi 50be , sau đó quét dầu 1 lần để bảo vệ.
4. Rệp đào
Rệp đào Myzuss persicae sulzer 1thuộc bộ cánh đều , họ rệp mỗi năm sinh sản 10 lứa qua đông bằng trứng đến mùa xuân năm sau nở. Tháng 6 - 7 rệp bay đi hại các cây khác đến tháng 10-11 bay phản hồi hại cây đào
Dấu hiệu: Lá đào bị cuốn sẽ ảnh hưởng vẻ đẹp của cây và hoa kém.
Phòng trừ: Thiên địch của rệp đào là bọ rùa , chuồn chuồn cỏ , ruồi ăn rệp... Phun thuốc phô xâm 0 , 2% hoặc DDVP 0 , 1 % nở vào mùa xuân
Lần 2: Khi rệp chuẩn bị bay đi ( tháng 6 - 7 )
Lần 3: Khi rệp quay phản hồi cây đào ( tháng 1 0 - 1 1 )
Khi số lượng trứng nhiều quá thì pha hỗn hợp ( 1 phần diêm sinh + 2 phần nước + 2 phần dầu hỏa + 0 , 02 phần bột giặt )