31/05/2017, 11:54

Giới thiệu về tác giả Nguyễn Đình Chiểu ngữ văn 11

Doi net ve Nguyen Dinh Chieu – Nguyễn Đinh Chiểu, người đã “căng số phận mình trên sợi dây đàn độc nhất” Trong số các nhà thơ Việt Nam, Nguyên Đình Chiểu là người chịu nhiều đau khổ, bất hạnh nhất. Ông có tình cảm sâu nặng với mẹ, bà Trương Thi Thiệt, người Gia Định. Năm 1833, Lê ...

Doi net ve Nguyen Dinh Chieu – Nguyễn Đinh Chiểu, người đã “căng số phận mình trên sợi dây đàn độc nhất” Trong số các nhà thơ Việt Nam, Nguyên Đình Chiểu là người chịu nhiều đau khổ, bất hạnh nhất. Ông có tình cảm sâu nặng với mẹ, bà Trương Thi Thiệt, người Gia Định. Năm 1833, Lê Văn Khôi khởi nghĩa chống lại triều đình. Thân sinh, ông Nguyền Đình Huy, đang làm thơ lại trong thành Gia Định, bỏ chạy về kinh đô Huế, đem Nguyễn Đình Chiểu theo. Nhà thơ tương lai ...

– Nguyễn Đinh Chiểu, người đã “căng số phận mình trên sợi dây đàn độc nhất”

Trong số các nhà thơ Việt Nam, Nguyên Đình Chiểu là người chịu nhiều đau khổ, bất hạnh nhất. Ông có tình cảm sâu nặng với mẹ, bà Trương Thi Thiệt, người Gia Định. Năm 1833, Lê Văn Khôi khởi nghĩa chống lại triều đình. Thân sinh, ông Nguyền Đình Huy, đang làm thơ lại trong thành Gia Định, bỏ chạy về kinh đô Huế, đem Nguyễn Đình Chiểu theo. Nhà thơ tương lai phải mất 8 năm biền biệt xa mẹ, đến năm 1840 mới trở về Gia Định.

Năm sau, ông đỗ Tú tài và đến năm 1846 lại lặn lội ra kinh đô chờ thi Hương. Với một chàng trai mới lớn, biết mình có tài, hy vọng ở đường hoạn lộ thật thênh thang. Lúc thanh bình, thời phong kiến, đấy là con đường duy nhất để đấng nam nhi tiến thân, cống hiến cho đời. Nhưng oái ăm thay! Đúng năm thi Hương (1849), Nguyễn Đình Chiểu nghe tin mẹ mất từ cuối năm trước. Người con trai vốn dạt dào tình thương mẹ tức tốc về Nam, bỏ cả việc thi cử. Đường về xa xôi, cám cảnh mẹ mất, khóc thương đến độ mù lòa. Vậy, chưa đầy hai năm, chàng trai trẻ liên tiếp chịu nhiều bất hạnh lớn. Chưa hết! Năm đỗ Tú tài, có nhà giàu họ Võ hứa gã con với tham vọng chàng rể sớm muộn gì cũng chiếm bảng vàng, nay lỡ làng mọi thứ, lại còn mang thương tật suốt đời, bèn quay quắt từ hôn. Mất mẹ, mù lòa, nhà thơ mất chỗ dựa tinh thần bền vững nhất. Bỏ thi, mất luôn cơ hội đua tranh trên đường hoạn lộ. Những mất mát ấy chẳng có gì bù đắp được, lại lấp đầy bằng nỗi đắng cay của thói đời đen bạc. Chừng đó nỗi đau đủ khiến cho một người có tâm hồn thi sĩ vụt trở thành thi nhân. Song, điều kì lạ là ở tác phẩm đầu tay viết trong “căn nhà tối” (tên hiệu Nguyễn Đình Chiểu là Hối Trai, nghĩa là căn nhà tối) – truyện thơ dài Truyện Lục Vân Tiên, người đời không tìm thấy nỗi chán chường, cay tức. Trái lại, rất ngọt ngào tình nghĩa mến thương, đùm bọc, thủy chung trọn vẹn như lời hẹn hò trong ca dao:

Tay bưng đĩa muối chấm gừng
Gừng cay muối mặn ta đừng quên nhau!

Năm 1858, giặc Pháp đánh Đà Nẵng. Sang năm 1859, chúng hạ thành Gia Định khởi đầu cho thời kì hoạn nạn, đau khổ triền miên của cả dân tộc. Đồ Chiểu không trông thấy nhưng sống trong cảnh ấy. Nhà thơ cùng gia đình dắt díu nhau chạy giặc hết nơi này đến nơi khác. Không trông thấy gì nhưng lòng nhà thổn thức, đau xót và uất ức nữa. Trước kia, ông sống với anh em, cha mẹ, bè bạn trọn nghĩa, vẹn tình bao nhiêu thì nay, với đất nước, non sông, xóm giềng, làng mạc thêm dạt dào bấy nhiêu. Những nỗi đau riêng đã hòa đẫm vào một nỗi đau chung: mất nước! Tiếng thơ Đồ Chiểu trở thành tiếng khóc, lời than, niềm réo gọi của nhân dân trước cảnh nước mất nhà tan. Ông đã trở thành nhà thơ nhân dân bằng chính tấm lòng và thân phận mình. Trước nỗi mất mát hy sinh của nhân dân, thơ Đồ Chiểu là tiếng khóc của non sông, là nỗi đau của cả dân tộc:

…Đoái sông Cần Giuộc cỏ cây mấy dậm sầu giăng; nhìn chợ Trường Bình già trẻ hai hàng lụy nhỏ…

Đau đớn bấy mẹ già ngồi khóc trẻ, ngọn đèn khuy leo lét trong lều não nùng thay vợ yếu chạy tìm chồng, cơn bóng xế dật dờ trước ngõ.
(Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc)

Thơ ca Việt Nam, cho đến trước Đồ Chiểu, chưa bao giờ có một hình tượng nhân dân trọn vẹn như thế! Từ sau năm 1858, trong thơ văn Nguyễn Đình Chiểu, nếu có một “số phận” thì đó là “nhân dân”. Nhân dân cả tâm hồn, cốt cách, trí tuệ, hành động. Nhân dân cả niềm vui và nỗi buồn, đau thương và căm giận, đứng lên và ngã xuống, thất vọng và hy vọng…Với những nhà thơ Việt Nam ngày trước, một con người bình thường được đưa vào thơ văn là cả một sự dũng cảm, dám làm khác thời đại. Đồ Chiểu không có sự băn khoăn ấy. Những nông dân bước vào thơ Nguyễn Đình Chiểu nguyên vẹn hình hài lấm láp nhưng hết sức tự nhiên. Sau này, Thanh Thảo viết: Họ lấm láp sình lầy bước vào thơ Đồ Chiểu… không áo mão cân đai phẩm hàm văn võ nhưng đã để lại những vệt bùn làm vinh dự cho thơ. Ngày ấy, nhà thơ mù không nghĩ như thế. Ông chỉ yêu thương, gắn bó thân phận mình với những người “ngoài cật có một manh áo vải”, song đã dám “đâm ngang, chém ngược” kẻ thù cướp nước. Vì vậy, chỗ đứng cao sang nhất trong thơ ca là của họ. Điều đó giải thích vi sao nhà thơ mù, đất nước ly tán, mọi người cùng chạy giặc trong cảnh hỗn loạn, nhưng thơ văn của ông được lưu truyền sâu rộng trong lòng nhân dân!

Nhiều nhà thơ Việt Nam, mỗi khi đọc lại, chúng ta thích thú, cảm phục với những tư tưởng thanh cao, từ ngữ lộng lẫy, sang trọng. Còn Đồ Chiểu, mỗi lần đọc lại vẫn không dứt một tình cảm yêu thương:

Khóc là khóc nước nhà còn bấn loạn, hôm mai vắng chúa, thua buồn nhiều nỗi khúc nỗi: than là than bờ than cõi lúc qua    phân, ngày tháng trông vua, ngơ ngẩn một phương tớ dại…

Ôi trời Bến Nghé, mây mưa sùi sụt, thương đấng anh hùng gặp bước gian truân: đất Gò Công cây cỏ ủ ê, cám niềm thần tử hết lòng chung ái.
(Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc)

Man mác trăm chiều tâm sự, sống những lo trả nợ cho đời phôi pha một mảnh hình hài, thác rồi bồ làm phân cho đất!
(Văn tế nghĩa sĩ trận vong Lục tỉnh)

Tiếng thơ ấy đã bật ra từ trái tim của một người sống cùng nhân dân, dám căng số phận mình trên sợi dây đàn dân tộc nhất để hát về nhăng ngọn sóng bình minh (Thanh Thảo – Những nghĩa sĩ Cần Giuộc). Những nghĩa sĩ dám đưa tấm thân mình cho lẽ sống cồn của đất nước, thì với nhà thơ mù Đồ Chiểu, người nghệ sĩ-nhân dân, cây đàn thơ chẳng vì lí do gì mà không hát khúc ca về thân phận dân tộc của mình!

0