24/05/2018, 22:51

Giới thiệu về quản lý tổng hợp chất thải

Việc quản lý chất thải ở các nước Đông Nam á thường có hai vấn đề chủ yếu : một là làm thế nào thu gom hết chất thải rắn phát sinh và hai là chôn lấp chúng một cách phù hợp với môi trường. Tiêu điểm của cuốn sách này là quản lý tổng hợp chất ...

Việc quản lý chất thải ở các nước Đông Nam á thường có hai vấn đề chủ yếu : một là làm thế nào thu gom hết chất thải rắn phát sinh và hai là chôn lấp chúng một cách phù hợp với môi trường. Tiêu điểm của cuốn sách này là quản lý tổng hợp chất thải (QLTHCT), đôi khi còn được gọi là quản lý tổng hợp chất thải bền vững (Van de Klundert and Anschutz 2001). QLTHCT là cách tiếp cận mới trong quản lý chất thải, nó đưa ra những cách thức quản lý khác nhau giúp giảm bớt đồng thời sức ép về thu gom và chôn lấp chất thải. Cách tiếp cận này làm tăng tính bền vững cả về môi trường, cả về kinh tế và xã hội của hệ thống quản lý chất thải nói chung.

Thuật ngữ “tổng hợp” có nghĩa là nối kết hay phối hợp với nhau. Quản lý tổng hợp chất thải bao gồm ít nhất ba loại phối kết hợp sau: (1) Phối kết hợp các chiến lược quản lý chất thải, (2) Phối kết hợp các khía cạnh xã hội, kinh tế, luật pháp, chính trị, thể chế, môi trường và công nghệ trong quản lý chất thải, và (3) Phối kết hợp ý kiến, ưu tiên và năng lực cung cấp dịch vụ của các nhóm liên quan. Hình 1.1 minh hoạ từng loại phối kết hợp này và chúng cũng sẽ được mô tả chi tiết hơn ở các mục tiếp theo. Phần cuối của chương này sẽ trình bày các bước lập kế hoạch cho QLTHCT và thảo luận ngắn về trật tự QLTHCT.

Phối kết hợp các chiến lược quản lý chất thải

Phối kết hợp các chiến lược quản lý chất thải bổ sung thêm các phương án quản lý chất thải cho cách quản lý truyền thống là chỉ thu gom rồi chôn lấp. Giảm nguồn thải, tái sử dụng, tái chế, làm phân hữu cơ và thu hồi năng lượng là các chiến lược chuyển dòng vận động chất thải ra khỏi bãi chôn lấp do đó tăng tuổi thọ của bãi chôn lấp và giảm chi phí cả về kinh tế lẫn môi trường trong quản lý chất thải. Phối kết hợp các chiến lược chuyển dòng này vào trong quy hoạch quản lý chất thải là cơ sở để xác định nhu cầu về năng lực thu gom chất thải và tuổi thọ của bãi chôn lấp. Thu hồi năng lượng từ thiêu đốt chất thải không chỉ đơn thuần là sản xuất năng lượng mà còn làm giảm bớt khối lượng chất thải phải chôn lấp tới 90%. Tuy vậy, thu hồi năng lượng không phải làphương án khả thi vềkinh tế và về kỹ thuật khi mà còn có một tỷ lệ chất thải hữu cơ lớn trong nguồn thải. Bởi vì chất thải hữu cơ có độ ẩm cao, gây khó khăn cho việc thiêu đốt. Bảng 1.1 là ví dụ minh hoạ về thành phần chất thải hữu cơ ở Việt Nam.

Xem chi tiết tại đây

0