Giới thiệu về một người trí thức mà em biết.
Cùng ngõ phố Chùa Hàng với nhà em là gia đình cụ Phạm Quang Thanh. Năm nay, cụ đã chín mươi lăm tuổi. Cụ bàmất đã hơn hai mươi năm nay. Cụ có dáng người cao, mặt vuông chữ điền, hiền lành phúc hậu; tóc bạc trắng, cụ không để râu. Hàm răng cụ còn nguyên vẹn, ...
Cùng ngõ phố Chùa Hàng với nhà em là gia đình cụ Phạm Quang Thanh. Năm nay, cụ đã chín mươi lăm tuổi. Cụ bàmất đã hơn hai mươi năm nay.
Cụ có dáng người cao, mặt vuông chữ điền, hiền lành phúc hậu; tóc bạc trắng, cụ không để râu. Hàm răng cụ còn nguyên vẹn, chưa bị rụng một chiếc nào.
Ngày lễ hội, đi nhà thờ, đi nhà thờ họ, cụ mặc bộ lễ phục dân tộc màu xanh lam; tay chống ô, chân đi giày vải. Hội họp ở quận, ở thành phố, cụ mặc com-lê, thắt cà-ra-vát, đi giày, lịch sự lắm.
Thời Pháp thuộc, cụ làm hương sư. Từ Cách mạng tháng Tám đến khi về hưu, cụ làm hiệu trưởng trường cấp I Lý Tự Trọng.
Tính cụ hòa nhã, khoan thai. Cụ thích đọc báo và làm thơ. Cụ đánh trống chầu rất sành điệu.
Con cháu cụ đều thành đạt. Học trò cụ có người là Trung tướng, Bộ trưởng, Chủ tịch tỉnh… vẫn đến thăm cụ vào các dịp lễ tết. Cụ cũng có nhiều bạn già để tâm sự, trao đổi thơ văn với nhau.
Cụ có bài thơ “Sống khỏe, sống vui, sống có ích” được nhiều người đọc và khen hay.