13/01/2018, 16:48

Giới thiệu về món ăn dân tộc: Phở Hà Nội – Văn hay lớp 10

Giới thiệu về món ăn dân tộc: Phở Hà Nội – Văn hay lớp 10 Giới thiệu về món ăn dân tộc: Phở Hà Nội – Bài làm số 1 của một bạn học sinh giỏi văn tỉnh Sơn La Ẩm thực Việt luôn là đề tài không bao giờ có điểm dừng. Chúng ta tự hào là người con của một quốc gia có nền ẩm thực độc đáo, ...

Giới thiệu về món ăn dân tộc: Phở Hà Nội – Văn hay lớp 10

Giới thiệu về món ăn dân tộc: Phở Hà Nội – Bài làm số 1 của một bạn học sinh giỏi văn tỉnh Sơn La

Ẩm thực Việt luôn là đề tài không bao giờ có điểm dừng. Chúng ta tự hào là người con của một quốc gia có nền ẩm thực độc đáo, không chỉ thu hút người dân trong nước mà cả du khách nước ngoài. Với nền văn hóa ẩm thực đa dạng từng vùng miền khác nhau, ẩm thực luôn là thứ thu hút khách du lịch nhất. Trong nhiều cuộc bình chọn của tờ báo trong nước và quốc tế, thì "phở" là món ăn được nhiều người ưa thích nhất, cả người Việt và bạn bè quốc tế. 

Phở nổi tiếng nhất vẫn là phở Hà Nội. Không biết tự bao giờ, phở đã trở thành món ăn vô cùng hấp dẫn mỗi khi đến Hà Nội. Với hương vị độc đáo không có một nơi nào có được, phở Hà Nội đã in sâu vào tiềm thức con người, mặc định nó là món ăn ngon nhất. Muốn ăn phở phải đến Hà Nội. Vào những năm 1940. phở đã rất nổi tiếng ở Hà Nội. Phở là một món ăn có thể ăn vào bất cứ khoảng thời gian nào mà bạn muốn: sáng, trưa, chiều, tối đều được cả. Điểm đặc biệt, món phở không ăn kèm, uống kèm bất cứ thứ gì khác. Một bát phở bao gồm: nước dùng, bánh phở, gia vị ăn kèm như tiêu, hành lá, lát chanh, ớt… Nước dùng của phở có thể được chế biến từ xương bò: xương cục, xương ống và xương vè. Bánh phở phải dai, mềm. Hành lá, ớt, tiêu tăng thêm mùi vị của bát phở. Tùy thuộc vào bí quyết nấu mà mỗi nơi lại có mùi vị của phở khác nhau. 

Chế biến món phở, khâu quan trọng nhất là khâu nấu nước dùng. Nước dùng là linh hồn của bát phở nên nước dùng không ngon bát phở cũng không giữ được hương vị của nó. Nước dùng truyền thống được ninh từ xương ống của bò cùng với một số gia vị trong nhiều giờ. Khâu chọn xương cũng rất kĩ lưỡng. Đầu bếp chọn xương phải không còn thịt bám vào, xương phải được rửa sạch, sau đó được cho vào nồi đun với nước. Sôi lầm đầu, người nấu sẽ đổ hết phần nước đi. Làm như vậy là để nước dùng không bị nhiễm mùi hôi của xương bò. Sau đó, họ lại cho nước vào nồi ninh tiếp. Đến lúc này, nước ninh mới được dùng làm nước dùng cho bát phở. Lúc này, để làm nước dùng có hương vị ngon, đầu bếp sẽ cho gừng và củ hành đã được nướng chín vào nồi. Nồi nước dùng được đun trên lửa lớn đến khi sôi. Khi nước bắt đầu sôi, người nấu vặn nhỏ lửa hơn, bắt đầu vớt bọt trong nồi. Người nấu vớt bọt để nước dùng trong, không bị đục. Sau đó họ lại cho thêm nước, để lửa lớn đến khi sôi, giảm lửa và tiếp tục vớt bọt. Họ cứ làm liên tục như vậy đến khi nước dùng trong, không xuất hiện bọt nữa. Lúc này, người nấu cho một số gia vị và đun ở lửa nhỏ sao cho nồi nước sôi lăn tăn. Làm như vậy để nồi nước trong, vị ngọt từ xương có thời gian tan ra hòa vào nước dùng và giữ được nhiệt độ nóng. Thường ở các quán phở, họ thường để nồi nước trên lửa nhỏ cả ngày, đến khi không còn khách cũng như không bán nữa thì thôi.  Món phở Hà Nội hấp dẫn là bởi nước dùng của nó có hương vị ngọt chân chất của xương ống, cùng với đó là những bánh phở dai mềm, thịt bò vừa chín tới được nêm nếm vừa miệng. Màu nước dùng trong, bánh phở mỏng trắng hòa quyện cùng hương vị của hành lá, ớt, ngò, chanh. Tất cả hòa vào nhau thành một thể thống nhất, không thể tách rời, thiếu đi một thứ, bát phở không thể hoàn hảo. 

Có ba món phở chính là: phở nước, phở xào và phở áp chảo. Trong ba loại trên, phở nước là phổ biến nhất. Phở nước được ăn nóng. Bát phở nóng hổi nghi ngút rất thích hợp cho những ngày đông lạnh ở Hà Nội. Phở nước gồm phở bò, phở gà, phở tim gan. Có các loại phở khác nhau là do nước dùng cùng thịt ăn kèm khác nhau. Nhưng những người sành ăn vẫn lựa chọn phở bò cho thực đơn của mình. Món phở hấp dẫn bởi hương vị tinh túy cũng như ngọt ngào mà nước dùng đem lại. Du khách bị hấp dẫn bởi món phở vì sự lạ lẫm cũng như hương vị độc đáo của nó. Một bát phở ngon luôn được trình bày trong bát sứ với độ lớn vừa phải. Khi ăn phở, một tay sẽ cầm đũa, tay còn lại sẽ cầm thìa. Đũa được sử dụng phổ biến nhất để ăn phở là đũa tre vì sự tiện lợi cũng như không trơn làm rơi miếng bánh phở xuống. Phở ăn nóng và không ăn kèm thêm bất cứ món ăn, đồ uống nào khác. Phở là món ăn tinh tế, đặc trưng của đất Hà Thành. Món phở đã làm xao xuyến biết bao thế hệ nhà văn để rồi có được những tác phẩm văn học tuyệt vời. Như Thạch Lam trong "Hà Nội băm sáu phố phường" đã có viết: "phở là một thứ quà đặc biệt của Hà Nội, không phải chỉ riêng Hà Nội mới có, nhưng chính là vì chỉ Hà Nội mới ngon". Còn rất nhiều nhà văn nhà thơ khác viết về phở Hà Nội như Nguyễn Tuân, Vũ Bằng… 

Phở là một món ăn truyền thống, nổi tiếng của Việt NAm và đặc biệt là Hà Nội. Bất cứ ai đến hà Nội cũng mong muốn được thưởng thức tô phở nóng hổi nghi ngút. Những người con xa Hà Nội mỗi khi trở về luôn tìm lại những quán phở thân thuộc để thưởng thức hương vị đã lâu không nếm. Phở là giá trị ẩm thực, nét ẩm thực đáng tự hào của chúng ta. 

Giới thiệu về món ăn dân tộc: Phở Hà Nội – Bài làm số 2

Món ăn Hà Nội có rất nhiều, nhưng nhắc đến món ăn Hà Nội là người ta nhắc đầu tiên đến phở. Phở như một thứ đại diện mang tính bản sắc, đặc thù của món ăn Hà Nội. Lý do thật đơn giản phở Hà Nội khác hẳn các nơi khác, nó không thể trộn lẫn với bất cứ một thứ phở nơi nào, cho dù ở đó người ta đã cố tình trương lên cái biển Phở Hà Nội.

Một số giả thuyết cho rằng phở xuất hiện đầu tiên ở Nam Định, nhưng Hà Nội lại là nơi làm cho món ăn dân dã này trở nên nổi tiếng như ngày nay; một số giả thuyết khác nhìn nhận phở như một đặc trưng ẩm thực Hà Thành, có lịch sử từ cuộc giao duyên Việt-Pháp đầu thế kỉ hai mươi. Trước đây, chỉ có phở bò chín với đầy đủ “chín-bắp-nạm-gầu”, ngày nay thực khách chấp nhận cả phở tái, phở gà. Đi xa hơn, có nhà hàng thử nghiệm với cả thịt vịt, ngan nhưng không mấy thành công. Ngoài ra, trong những năm gần đây, người ta còn tạo ra nhiều món ẩm thực từ nguyên liệu bánh phở truyền thống như phở cuốn, loại phở xuất hiện vào thập niên 1970 là phở xào, của thập niên 1980 là phở rán… Những món ăn này càng làm phong phú thêm thực đơn ẩm thực của người Việt.

Phở được dùng riêng như là một món quà sáng hoặc trưa và tối, không ăn cùng các món ăn khác. Phở sử dụng nguyên liệu chính là bánh phở màu trắng thái sợi bản, làm từ gạo, dạng mì nước. Phở thường được coi là món “quốc hồn quốc túy” của Việt Nam tuy hầu như không thể tìm thấy phở trong thực đơn của người Việt từ trước thời Pháp thuộc. Đây là món giàu dinh dưỡng, nước dùng rất trong được ninh bằng các loại xương và hương liệu (gừng nướng, củ hành khô nướng, quế, hồi, thảo quả …) với những bí quyết riêng trong nhiều giờ. Tuy có những tìm tòi cách tân tạo nên nhiều biến thái của phở với nhiều kiểu thịt khác nhau nhưng những nỗ lực đó không mấy thành công ngoại trừ phở bò và phở gà. Phở thường được sắp đặt trong bát lớn với thịt bày lên trên cùng với một số loại rau gia vị tùy vùng (như vài lát hành tây, giá đỗ, hành ta và rau húng thơm xắt nhỏ…). Bày bánh phở đã chần vào bát, bày thịt lên trên, trút nước dùng nóng vào và rắc ít hành, ngò. Bên cạnh bát phở cho thực khách là bát đựng vài miếng chanh tươi, dăm cọng rau thơm, chút tương ớt, bột tiêu…

Những quán phở Việt Nam vẫn giữ những thói quen là ít khi mang thực đơn cho khách hàng mà khách sẽ phải tự chọn loại phở gì ( phở bò, phở gà…) Phở được đựng trong tô hoặc bát lớn. Thông thường thì những bàn ăn được đánh số để phục vụ, trên đó có sẵn đũa, thìa và những gia vị kèm theo phở như: tương, chanh, nước mắm, ớt…Khách gọi phở. Ba phút sau, bát phở được mang ra. Khách nêm ớt, chanh và hạt tiêu. Dùng đũa trộn đều, cầm bát lên ngang mặt và bắt đầu thưởng thức, thỉnh thoảng dùng thìa sứ múc nước dùng vì thìa kim loại làm lạnh miệng. Ở Việt Nam, phở thường là món dùng ăn sáng tuy rằng hiện nay có xu hướng thực khách, nhất là thực khách các đô thị trong nước và ở nước ngoài, ăn tất cả các buổi trong ngày. Và trong những năm Việt Nam gặp khó khăn, người Hà Nội dùng phở vào chủ nhật hoặc khi bị ốm. Vào thời đó, bát phở giá ba xu. Ngày nay, người ta ăn phở vào mọi lúc trong ngày, nhất là vào buổi tối. Lối sống thay đổi và phát triển và thói quen cũng vậy. Chỉ có phở, điểm mốc của nghệ thuật làm bếp, là vẫn vậy, bất chấp sự cạnh tranh với những món khác như bánh cuốn (bánh tráng với nhân thịt băm)…

Phở có nhiều thương hiệu, ở miền Bắc Việt Nam rất nổi tiếng là các thương hiệu phở Phở Hà Nội và các cửa hàng phở Nam Định. Tuy nhiên tại nhiều vùng miền trong nước, và đặc biệt là ở các nước trên thế giới như Mỹ, châu Âu, phở có sự thay đổi, gia giảm ít nhiều để phù hợp với văn hóa ẩm thực từng vùng miền. Nhiều nhà kinh doanh cũng bắt đầu tạo những thương hiệu phở đặc biệt như Phở 24, Phở Hoa Hồi, Phở Cali xuất khẩu ra ngoại quốc. Ngoài những kiểu chế biến truyền thống, ngày nay người ta còn tạo ra nhiều loại phở trong công nghiệp đóng gói như phở ăn liền, phở chay…Và một số người kinh doanh ăn uống hiện nay lạm dụng tên gọi “phở” để gọi một số món ăn hoàn toàn không phải là phở do nguyên liệu và cách chế biến khác, gia vị khác và hình thức cũng khác.

Phố phường, tinh chất của Hà Nội: “Tại sao nói rằng phở không thể tách rời khỏi Hà Nội, trong khi các nhà hàng ở TP.HCM, Paris, New York… cũng phục vụ món ăn này?”. Phở ở khắp nơi trên thế giới thế nhưng Hà Nội mới là nơi thần kỳ của món ăn này. Thật ngon khi thưởng thức món phô mai chảy tại vùng núi Anpơ nhưng dùng món đó ở Hà Nội thì lại không ngon như vậy.

Phở đã được rất nhiều nhà văn nhắc đến và viết rất nhiều, như: Nguyễn Tuân, Vũ Bằng (Miếng ngon Hà Nội), Thạch Lam (Hà Nội 36 phố phường), Băng Sơn (Thú ăn chơi người Hà Nội), Nguyễn Duy…

Thạch Lam nhận xét: “Phở là một thứ quà đặc biệt của Hà Nội, không phải chỉ riêng Hà Nội mới có, nhưng chính là vì chỉ ở Hà Nội mới ngon”. Phở ngon phải là phở “cổ điển”, nấu bằng thịt bò,”nước dùng trong và ngọt, bánh dẻo mà không nát, thịt mỡ gầu giòn chứ không dai, chanh ớt với hành tây đủ cả”, “rau thơm tươi, hồ tiêu bắc, giọt chanh cốm gắt, lại điểm thêm một ít cà cuống, thoảng nhẹ như một nghi ngờ”. Vào thời những năm 1940, phở đã rất phổ biến ở Hà Nội: “Đó là thứ quà ăn suốt ngày của tất cả các hạng người, nhất là công chức và thợ thuyền. Người ta ăn phở sáng, ăn phở trưa và ăn phở tôi”.

Phở, món ăn ngon nhất trên đời, món ăn tiêu biểu, tương tự như món paella của Tây Ban Nha, món bánh crếp của vùng Bretagne hay món Sushi của Nhật Bản…. Độc món với bánh phở màu trắng, được dùng kèm với thịt thái mỏng, rau thơm. hành nướng, gia vị, càng ngon thơm hơn với chanh ớt và một chút nước mắm. Đặc biệt, món ăn ngon nhất trên đời này còn là vì tất cả sự tinh tế của món phở đã có cả trăm năm tuổi tìm được bản sắc của mình qua quá trình thực dân hóa, qua các cuộc chiến tranh và sự cấm vận, đã làm nên niềm tự hào của một dân tộc. Món ăn bình dân, được mọi tầng lớp xã hội cùng chia sẻ. Giàu vitamin và thật sự cân bằng, chắc chắn phở đã có vai trò hàng đầu về mặt tinh thần và sức khỏe đối với dân tộc Việt Nam can đảm.

Phở là món ăn thơm ngon, bổ dưỡng, chứng tỏ sự tinh tế và sáng tạo của người Việt trong nghệ thuật ẩm thực. Ăn phở là thói quen và là thú vui của người Hà Nội. Còn gì bằng khi được ăn một bát phở thơm ngon, nóng hổi vào mỗi buổi sáng. Chúng ta phải cảm ơn người đã nghĩ ra, chế biến ra món ăn đặc biệt này!

Giới thiệu về món ăn dân tộc: Phở Hà Nội – Bài làm số 3

Trong hàng trăm thứ quà quen thuộc của Hà Nội, có lẽ phở là món ăn được nhiểu người ưa thích nhất. Từ phố lớn đến ngõ nhỏ, đâu đâu cũng có quán phở. ở các quán nổi tiếng khách khá đông, đủ mọi lứa tuổi. Nhiều lúc hết chỗ, chủ quán phải kê thêm bàn ra tận vỉa hè. Quán chẳng sang trọng gì nhưng khách không nề hà điểu đỏ, miễn là được ăn bát phở ngon.

Cách bài trí trong quán đơn giản mà hợp lí. Trên quầy, bó hành hương xanh mướt treo cạnh mấy chùm ớt đỏ tươi. Những tảng thịt bò chín đủ loại xếp liền nhau. Nào nạm, nào gẩu, nào vè, nào gân… Người thái thịt thái nhanh thoăn thoắt rồi bốc vào 'chiếc khay nhôm lổn, mỗi thứ để riêng một chỗ cho tiện lấy. Giữa khay là chiếc đĩa thuỷ tinh to đựng đầy thịt bò tươi thái mỏng. Bánh phở tráng bằng gạo tè, xắt thành sợi nhỏ và dài để trong chiếc vỉ buổm, ngay tẩm tay với. Sát tường, nổi nước dùng sôi lăn tăn, lớp váng mỡ vàng óng ánh, toả mùi thơm ngào ngạt, hấp dần vô cùng! Để nấu được một nổi nước dùng ngon, công phu lắm! Người ta phải ninh xương bò thật kĩ từ đêm hôm trước, nêm mắm muối vừa phải, bỏ thêm hoa hổi, gừng nướng cho thơm. Nếu có sá sùng khô bỏ vào thì nước dùng càng ngọt hơn (mỗi quán phở có một bí quyết riêng).

Khách muốn ăn gì tuỳ ý. Tiếng gọi, tiếng giục, tiếng sai bảo… ổn ào nhưng vẫn rõ ràng: “Cho bát tái đi ông chủ!". “Nạm gầu, nước trong nhó!”. “Sao lâu thế?". “Có ngay! Có ngay!”. Chủ quán miệng nói, lay làm, không lúc nào ngơi. Bánh phở nhúng qua nước sôi, xóc cho ráo rồi đổ vào bát, xếp thịt lên trên, chan nước dùng rồi rắc hành hoa, rau mùi thái nhỏ. Nhìn bát phở vừa làm xong thật thích mắt! Bánh trắng, thịt bò nâu, váng mỡ vàng, hành xanh, ớt đỏ, hạt tiêu đen… đủ màu, cùng bốc mùi thơm ngào ngạt. Nào, chúng ta bắt đầu thưởng thức!

Trước hết, bạn hãy lấy thìa múc một tí nước dùng nếm thử. Nóng bỏng lưỡi, nước trong ngọt đậm đà và thơm nức mũi, thế là “đạt yêu cầu” đấy! Sau đó, bạn cho thêm thứ gia vị nào mà mình thích rói cứ thong thả vừa ăn vừa xuýt xoa để tận hưởng hương vị thơm ngon, bổ dưỡng của phở. Đúng là ăn đến đâu, ấm bụng đến đó, mổ hôi toát ra, tâm trí lâng lâng, khoan khoái vô cùng!

Chúng ta phải cảm ơn người đã nghĩ ra, chế biến ra món ăn đặc biệt ấy. Còn gì thú bằng vào một sáng mùa thu, tiết trời lành lạnh, xao xác heo may, ta được cùng bạn bè hoặc người thân ghé vào một quán phở quen, ăn bát phở thơm ngon, nóng hổi ngay bên cạnh lò than hổng ấm sực.

Hồng Loan tổng hợp

Từ khóa tìm kiếm:

  • thuyết minh về món ăn dân tộc phở
  • giới thiệu một món ăn dân tộc

Bài viết liên quan

  • Thuyết minh về món phở Hà Nội – Văn hay lớp 8
  • Phân tích tác phẩm Đất nước (Nguyễn Khoa Điềm) – Văn hay lớp 12
  • Thuyết minh về danh lam thắng cảnh Chợ Bến Thành – Văn hay lớp 8
  • Phân tích tác phẩm Bàn về đọc sách – Văn hay lớp 9
  • Nghị luận xã hội về câu nói: Tình thương là hạnh phúc của con người – Văn hay lớp 10
  • Kể lại tâm trạng của em sau khi để xảy ra một chuyện có lỗi với bạn – Văn hay lớp 9
  • Kể lại một kỉ niệm sâu sắc về người thân trong gia đình – Văn hay lớp 12
  • Phân tích tác phẩm Thương vợ – Trần Tế Xương – Văn hay lớp 11
0