Giới thiệu tà áo dài Việt Nam
() – . ( Bài làm của học sinh giỏi trường THPT Bình Giang – Tỉnh Hải Dương). Đề bài: BÀI LÀM Nếu Nhật Bản có Ki-mô-nô, Hàn Quốc có Hanbok, Ấn Độ có bộ Sari, Trung Quốc có bộ Sườn sám… Thì Việt Nam có tà áo dài mềm mại duyên dáng, áo dài trở thành ...
() – . ( Bài làm của học sinh giỏi trường THPT Bình Giang – Tỉnh Hải Dương).
Đề bài:
BÀI LÀM
Nếu Nhật Bản có Ki-mô-nô, Hàn Quốc có Hanbok, Ấn Độ có bộ Sari, Trung Quốc có bộ Sườn sám… Thì Việt Nam có tà áo dài mềm mại duyên dáng, áo dài trở thành bộ lễ phục truyền thống của đất nước ta. Nó tồn tại theo chiều dài nghìn năm lịch sử.
Xưa kia Dân tộc ta có áo tứ thân, ngũ thân tiền thân của áo dài là chiếc áo Giao Lãnh là vạt áo tứ thân vạt trước được giao nhau chứ không buộc lại để thuận lợi với công việc đồng áng, vạt trước được thu gọn lại nhỏ hơn có thêm vạt thứ năm bé đằng dưới vạt trước nên gọi là áo ngũ thân nhưng với người phụ nữ thành thị nhàn nhã chiếc áo được cách tân thành áo dài vừa mềm mại duyên dáng lại vừa sang trọng. Người đầu tiên sáng chế ra chiếc áo dài của nước ta là chúa Nguyễn Phúc Khoát qua mỗi thời đại chiếc chiếc áo được cách tân, cải tiến ngày càng đa dạng linh hoạt nhưng vẫn tôn lên vẻ đẹp quí phái của một người phụ nữ Việt Nam.
Áo dài có hai vạt trước và sau. Vạt áo thường được trang trí các hoa văn lộng lẫy. Cổ áo theo kiểu truyền thống lá cổ tròn, đứng cao khoảng 2 đến 3cm bó sát cổ người mặc. Tay áo cắt liền từ thân áo tay tròn không có cầu vai phần thân trên được may sát với thân người mặc làm nổi bật những đường cong vốn có của người phụ nữ vì thế không thể có áo dài may sẵn, mỗi chiếc áo được may theo đúng số đo từng người mới đẹp. Cúc thường là cúc bấm chạy dài từ cổ đến lách rồi đến ngang eo. Vạt dài rủ xuống đến mắt cá chân tạo sự mềm mại thướt tha. Áo dài có nhiều màu sắc sặc sỡ được may bằng nhiều chất liệu vải bằng nhau nhưng đẹp nhất vẫn là Gấm và lụa nhưng đẹp nhất vẫn là Gấm Thái Tuấn và lụa tơ tằm. Màu sắc thường được lựa chọn cho vừa với lứa tuổi nữ sinh phổ thông, cao đẳng, đại học thường mặc áo dài màu trắng gợi sự trong trắng thanh lịch. Các bà đi chùa thường mặc áo dài màu nâu, người trung tuổi hoặc các bà đi hội hè đình đám thường trọn áo dài màu tiết dê tôn lên sự quí phái…
Áo dài không đòi hỏi những trang phục đi kèm cầu kì. Nó thường được mặc với quần lụa cùng mặc hoặc màu trắng quần cũng được cắt ống rộng tạo sự mềm mại uyển chuyển. Áo dài có thể đi kèm với guốc cao tóc xõa. Ngày tết trong cái bận bịu đông vui nhộn nhịp áo dài hòa vào không khí ấy tôn lên sự khoe sắc cùng với đất mới, trời mới. Ngày cưới hỏi, cô dâu thường mặc áo dài đỏ kèm chiếc khăn đóng truyền thống trên đầu, cũng làm tăng lên không khí trang trọng của buổi lễ.
Các cuộc thi hoa hậu thể dục thể thao trên trường quốc tế áo dài thường được chọn làm trang phục truyền thống dự thi của hoa hậu còn các vận động viên nữ thì mặc áo dài diễu hành trên sàn nhằm tôn vinh, trang phục truyền thống của Việt Nam trước mắt bạn bè quốc tế. Còn nhớ trong hội thảo khoa học nhân kỉ niệm 100 năm ngày sinh kỉ niệm Hồ Chí Minh. Một nữ học giả người Mĩ đã mặc áo dài mở đầu bài phát biểu bằng câu chào tiếng Việt" Xin chào các bạn" khiến cả hội trường Ba Đình ngập tràn trong không khí trìu mến thân thương đủ thấy áo dài có vị trí quan trọng trong tiềm thức của người dân Việt Nam.
Mỗi lần mặc áo dài người mặc lên là bằng bàn là hơi nước vừa chống nhăn, vừa mềm vải, vải không bị hại khi giặt nên giặt riêng không chung với các loại quần áo khác tránh vải khác phai màu làm ố áo dài. Khi phơi phải phơi dưới mái hiên che tránh ánh nắng trực tiếp của mặt trời rọi vào khiến áo dài bị bạc màu. Nên giặt bằng nước mưa hoặc nước sạch vải áo mới sáng màu không bị ố, cũ.
Cũng giống như chiếc nón lá, áo dài đã đi vào thơ ca nhạc họa, hình ảnh người phụ nữ, mặc áo dài cầm nón lá đứng bên gốc cây dừa đã trở thành tâm điểm của nhiều kiệt tác hội họa trở thành niềm tự hào của người phụ nữ Việt Nam.
Ngày nay nhiều bộ trang phục may sẵn, áo sơ mi, áo phông, quần jean có cổ lấn áp trang phục truyền thống, tuy nhiên áo dài vẫn là bộ trang phục không thể thiếu trong cơ sở, trường phổ thông chuyên nghiệp, trong các mùa lễ hội… Chúng ta chân trọng, tự hào với bộ trang phục truyền thống này.
Tác giả: ANH ĐÀO