24/05/2018, 20:37

Giới thiệu chung về mạng

Các khái niệm và thuật ngữ Vấn đề là mạng là gì và tại sao phải dùng mạng? Mạng máy tính được xem như là hai hay nhiều máy tính được nối với nhau và cho phép các máy tính dùng chung dữ liệu, thiết bị của nhau (cho phép chia sẻ tài nguyên). ...

Các khái niệm và thuật ngữ

Vấn đề là mạng là gì và tại sao phải dùng mạng?

Mạng máy tính được xem như là hai hay nhiều máy tính được nối với nhau và cho phép các máy tính dùng chung dữ liệu, thiết bị của nhau (cho phép chia sẻ tài nguyên). Việc kết nối được thực hiện thông qua đường truyền vật lý và phải tuân theo các qui tắc truyền thông.

Đường truyền vật lý được hiểu là các môi trường truyền tín hiệu vật lý (hữu tuyến hoặc vô tuyến).

Các quy ước truyền thông chính là các cơ sở để máy tính có thể nói chuyện với nhau, để có thể hiểu nhau, đây là một yếu tố rất quan trọng khi nói về công nghệ mạng.

Các file dữ liệu (file ảnh , file văn bản,…) và các thiết bị được gọi chung là tài nguyên trên mạng.

Tài khoản trong mạng (account) là một mã số tổng hợp từ các thông tin cơ bản để phân biệt, quản lý người khai thác mạng như : Tên người sử dụng, điạ chỉ, tên nhóm,…

Máy chủ là máy nắm quyền quản lý trong mạng, điều phối cung cấp và quản lý tài nguyên dùng chung trong mạng cũng như quản lý người dùng khai thác mạng. Thông thường máy chủ có cấu hình máy mạnh (tốc độ cao, ổ cứng lớn…) là nơi lưu trữ và quản lý các tài nguyên dùng chung của mạng,

Máy trạm là máy tính tham gia kết nối mạng, có thể khai thác các tài nguyên trên mạng theo một quyền hạn nào đó. Máy trạm chiếm số nhiều trong một mạng và không đòi hỏi có cấu hình cao.

- Kinh tế trong việc đầu tư thiết bị : giảm số lượng các thiết bị phải mua sắm.

- Kinh tế về mặt sử dụng tài nguyên: dữ liệu được lưu trữ một lần.

- Thông tin chính xác và kịp thời.

- Khai thác nhanh chóng và an toàn.

- Tránh được sự lạc hậu về thiết bị

Có nhiều quan điểm và cách thức để phân chia một mạng máy tính.

Phân loại mạng theo cơ chế hoạt động của mạng :

Theo quan điểm này mạng được phân chia theo khả năng cung cầu tài nguyên giữa các máy tính trong mạng và có 2 loại mạng như sau :

  • Mạng bình đẳng (peer to peer)

Không phân biệt giữa máy trạm và máy chủ, mỗi đầu cuối có cùng mối quan hệ với toàn bộ các trạm cuối khác trên mạng. Nói cách khác hệ thống bao gồm các đầu cuối có thể vừa là máy trạm hay máy chủ

  • Mạng khách chủ (Client/Server)

Mạng bao gồm các máy trạm (Client)- nhận dịch vụ và máy chủ (Server) cung cấp dịch vụ. Thông thường lưu thông trên mạng được truyền giữa nhiều máy trạm và một số ít các máy chủ, do đó dữ liệu tập trung chính tại đầu cuối máy chủ.

Phân loại mạng theo quy mô mạng :

Phân loại theo tiêu chuẩn phạm vi kết nối mạng và có các loại sau:

  • Mạng cục bộ (LAN – Local Area Netwrok)

Hầu hết các cơ quan tổ chức thiết lập mạng nội bộ để kết nối các máy tính. Sử dụng mạng LAN là kinh tế do một vài yếu tố được tích hợp trong các hệ điều hành đem lại những thuận lợi cho công tác của mỗi cá nhân và của doanh nghiệp. Một vài lợi điểm của mạng LAN:

- Thiết kế mềm dẻo và giá thành hạ

- Chia sẻ tài nguyên

- Chia sẻ ứng dụng

- Chia sẻ file

- Bảo mật dữ liệu

- An ninh tập trung

  • Mạng diện rộng (WAN – Wide Area Network)

Liên kết các mạng có mã vùng khác nhau hay tại các lục địa, WAN đăng ký dịch vụ của nhà cung cấp dịch vụ đường truyền công cộng. Dịch vụ cung cấp đường truyền bao gồm: đường quay số, đường giành riêng, và chuyển mạch gói, giá thành cài đặt và thuê bao tháng cao.

Đòi hỏi nhiều thời gian và nỗ lực cộng tác: những nhà cung cấp dịch vụ WAN thường trải trên các phạm vi địa lý riêng biệt, vì vậy cần có sự cộng tác về hoạt động giữa những nhà cung cấp dịch vụ.

Giảm tốc độ đường truyền và thời gian đáp ứng: khi kết nối các mạng LAN thông qua mạng WAN thường có xuất hiện nút cổ chai trên đường truyền gây nên trễ đường truyền và thời gian đáp ứng.

Phân loại mạng theo NIC- Network Interface Card

Có 3 loại mạng dựa vào NIC : Ethernet, Token ring, ARCnet.

  • Ethernet

Những đặc điểm cơ bản của mạng Ethernet

Dạng Topo truyền thống Bus đường thẳng
Kiểu tín hiệu Baseband
Cơ chế truy nhập CSMA/CD
Quy cách kỹ thuật IEEE 802.3
Tốc độ truyền 10 Mbps hay 100 Mbps
Loại cáp mạng Cáp đồng trục béo, đồng trục gầy, cáp UTP
Các giao thức TCP/IP, IPX, NetBEUI, DCL..
Các hệ điều hành Win95, WinNT WKS/SRV, LAN manager, IBM LAN Server, AppleShare và hầu hết các hệ điều hành khác.

Ethernet chia dữ liệu thành các khung (frame), là gói thông tin được truyền đi như một đơn vị duy nhất. Khung trong Ethernet có độ dài từ 64 đến 1518 bytes, trong đó có ít nhất 18 bytes dành cho điều khiển.

Hình 3.1. Ethernet

  • Token ring

Mạng Token Ring được phát triển bởi công ty IBM trong năm 1970. mạng Token ring vẫn là công nghệ mạng LAN chủ yếu của công ty IBM, Hiện nay, mạng Token ring phổ biến thứ hai sau mạng ethernet/IEEE 802.3. Mô tả IEEE 802.5 được phát triển sau mạng IBM Token Ring. Một mạng Token Ring xem như mạng Token Ring của IBM và IEEE 802.5

Mạng Token Ring và IEEE 802.5 về cơ bản là tương thích, tuy nhiên có một vài điểm khác nhau giữa hai mô tả này. Trong tài liệu này chúng tôi trình bày hai đặc tả trên.

Mạng Token Ring kết nối theo topo star, trong đó các thiết bị trong mạng được nối tới một thiết bị trung tâm là MSAU (MultiStation Access Unit-đơn vị truy cập đa trạm), sử dụng cáp đôi dây xoắn.

IEEE 802.5 không xác định topo, mặc dù gần như một cách chính thức tất cả các mạng IEEE 802.5 dựa trên topo star. IEEE 802.5 không xác định loại phương tiện truyền.

Hình 3.2 Token Ring

Phân loại mạng theo sơ đồ nối mạng :

Có nhiều loại nhưng có 3 loại cơ bản sau: BUS, STAR, RING

0