Giới thiệu các ngôn ngữ lập trình
Lập trình cho S7 và các PLC khác của hãng Siemens dựa trên 3 phương pháp cơ bản: - Phương pháp hình thang (Ladder logic - LAD). - Phương pháp khối hàm (Function Block Diagram - FBD). - Phương pháp liệt kê câu lệnh (Statement List - STL). ...
Lập trình cho S7 và các PLC khác của hãng Siemens dựa trên 3 phương pháp cơ bản:
- Phương pháp hình thang (Ladder logic - LAD).
- Phương pháp khối hàm (Function Block Diagram - FBD).
- Phương pháp liệt kê câu lệnh (Statement List - STL).
Chương này sẽ giới thiệu các thành phần cơ bản của ba phương pháp và cách sử dụng chúng trong lập trình.
Nếu chương trình được viết theo ngôn ngữ LAD (hoặc FBD) thì có thể chưyển sang ngôn ngữ STL hay FBD (hoặc LAD) tương ứng. Nhưng không phải bất cứ chương trình viết theo STL nào cũng chuyển sang ngôn ngữ LAD hay FBD được. Bộ tập lênh STL được trình bày trong giáo án này đều có một chức năng như các tiếp điểm, cuộn dây, các hộp (trong LAD) hay IC số trong FBD.
Những lệnh này phải phối hợp được trạng thái các tiếp điểm để quyết định về giá trị trạng thái đầu ra hoặc giá trị logic cho phép hoặc không cho phép thực chức năng của một (hay nhiều) cuộn dây hoặc hộp. Trong lập trình lôgic thường hay sử dụng hai ngôn ngữ LAD và STL vì nó gần gũi hơn đối với chuyên ngành điện. Sau đây là những định nghĩa cần phải nắm khi bắt tay vào thiết kế một chương trình:
Ngôn ngữ liệt kê lệnh, ký hiệu là STL (Statement List). Đây là ngôn ngữ lập trình thông thường của máy tính. Một chương trình được ghép bởi nhiều lệnh theo một thuật toán nhất định, mỗi lệnh chiếm một hàng và đều có cấu trúc chung là: "tên lệnh" + "toán hạng". Một số lệnh đặc biệt thì có thể chỉ có tên lệnh mà không cần toán hạng.
Ví dụ:
Ngôn ngữ hình thang, ký hiệu là LAD (Ladder Logic) Với loại ngôn ngữ này rất thích hợp với người quen thiết kế mạch điều khiển logic. Chương trình được viết dưới dạng liên kết giữa các công tắc:
Ví dụ: