24/05/2018, 21:35

Hệ thống chỉ tiêu và sự cần thiết phải nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh

Trong cơ chế thị trường ở nước ta hiện nay, hầu hết các doanh nghiệp đều phải đối đầu với sự cạnh tranh gay gắt của các doanh nghiệp trong và ngoài ngành. Có rất nhiều doanh nghiệp đã trụ vững và phát triển do hoạt động có kết quả, nhưng cũng ...

Trong cơ chế thị trường ở nước ta hiện nay, hầu hết các doanh nghiệp đều phải đối đầu với sự cạnh tranh gay gắt của các doanh nghiệp trong và ngoài ngành. Có rất nhiều doanh nghiệp đã trụ vững và phát triển do hoạt động có kết quả, nhưng cũng có không ít doanh nghiệp bị thua lỗ, giải thể hoặc phá sản. Cho nên buộc các doanh nghiệp phải luôn tìm ra các biện pháp để không ngừng nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của mình.

Bản chất của phạm trù sản xuất kinh doanh cho ta thấy nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh chính là nâng cao khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp trên thị trường giúp cho doanh nghiệp tồn tại ngày càng phát triển.

Các chỉ tiêu hiệu quả sản xuất kinh doanh tổng hợp

Các chỉ tiêu hiệu quả tổng hợp cho phép ra đánh giá được hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh chung của toàn doanh nghiệp. Nó là mục tiêu cuối cùng mà doanh nghiệp đặt ra.

Chỉ tiêu lợi nhuận

Lợi nhuận vừa là chỉ tiêu phản ánh kết quả đồng thời vừa là chỉ tiêu phản ánh tính hiệu quả của các hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Đối với các chủ doanh nghiệp thì hay quan tâm cái gì người ta thu được sau quá trình sản xuất kinh doanh và thu được bao nhiêu, do đó mà chỉ tiêu lợi nhuận được các chủ doanh nghiệp đặc biệt quan tâm và đặt nó vào mục tiêu quan trọng nhất của doanh nghiệp. Còn đối với các nhà quản trị thì lợi nhuận vừa là mục tiêu cần đạt được vừa cơ sở để tính các chỉ tiêu hiệu quả của doanh nghiệp.

: Lợi nhuận thu được (trước thuế lợi tức ) từ hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.

TR : Doanh thu bán hàng

TC : Chi phí bỏ ra để đạt được doanh thu đó.

Các chỉ tiêu về doanh lợi

Các chỉ tiêu về doanh lợi nó cho ta biết hiệu quả sản xuất kinh doanh của toàn doanh nghiệp, nó là các chỉ tiêu được các nhà quản trị, các nhà đầu tư, các nhà tín dụng đặc biệt quan tâm chú ý tới, nó là mục tiêu theo đuổi của các nhà quản trị.

* Doanh lợi toàn bộ vốn kinh doanh

D VKD = π V KD size 12{D rSup { size 8{ ital "VKD"} } = { {π} over {V rSup { size 8{ ital "KD"} } } } } {}

DVKD : Doanh lợi toàn bộ vốn kinh doanh

VKD : Vốn kinh doanh của doanh nghiệp (vốn chủ sở hữu cộng vốn vay)

Chỉ tiêu này cho biết với một đồng vốn kinh doanh, doanh nghiệp tạo ra được mấy đồng lợi nhuận trước hoặc sau thuế lợi tức DVKD càng cao càng tốt.

* Doanh lợi vốn chủ sở hữu (vốn tự có)

DVCSH : Doanh lợi vốn chủ sở hữu

R: Lợi nhuận (trước hoặc sau thuế)

CCSH : Vốn chủ sở hữu ( vốn tự có của doanh nghiệp)

Chỉ tiêu này cho biết với một đồng vốn chủ sở hữu doanh nghiệp tạo ra được mấy đồng lợi nhuận trước hoặc sau thuế.

* Doanh lợi doanh thu bán hàng

D TR = π SX TR size 12{D rSup { size 8{ ital "TR"} } = { {π rSup { size 8{ ital "SX"} } } over { ital "TR"} } } {}

DTR : Doanh lợi doanh thu bán hàng

: Lợi nhuận trước hoặc sau thuế lợi tác thu được từ hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp

TR : Tổng doanh thu bán hàng

Chỉ tiêu này cho biết trong một đồng doanh thu có bao nhiêu đồng lợi nhuận trước hoặc sau thuế lơị tức.

Chỉ tiêu khác

H = Q C x 100 size 12{H= { {Q} over {C} } x"100"%} {}

H : Hiệu quả kinh tế của sản xuất

Q : Sản lượng sản xuất tính theo giá trị

C : Chi phí tài chính (chi phí xác định trong kế toán tài chính)

CTT : Chi phí kinh doanh thực tế

C : Chi phí kinh doanh phải đạt

(chi phí kinh doanh là chi phí được xác định trong quản trị chi phí kinh doanh, nó khác với chi phí tài chính).

Hai chỉ tiêu này còn được dùng để đánh giá tính hiệu quả ở từng bộ phận trong doanh nghiệp.

Các chỉ tiêu hiệu quả sản xuất kinh doanh bộ phận

Các chỉ tiêu hiệu quả sản xuất kinh doanh bộ phận cho phép ta đánh giá được hiệu quả của từng mặt, từng yếu tố đầu vào của doanh nghiệp.

Hiệu quả sử dụng vốn

Sử dụng vốn có hiệu quả là một yêu cầu tất yếu của doanh nghiệp. Hiệu quả sử dụng vốn được thể hiện theo các chỉ tiêu sau :

* Số vòng quay của toàn bộ vốn kinh doanh và số ngày của một vòng quay.

- Số vòng quay của toàn bộ vốn kinh doanh (n)

n : càng lớn thì hiệu quả sử dụng vốn càng cao.

- Số ngày một vòng quay (s)

Chỉ tiêu này cho biết số ngày công cần thiết để doanh nghiệp có thể thu hồi được toàn bộ vốn kinh doanh. S càng nhỏ thì càng tốt.

* Hiệu quả sử dụng vốn lưu động (tài sản lưu động)

- Doanh lợi vốn lưu động

DVLD : Doanh lợi vốn lưu động

VLD : Vốn lưu động bình quân của doanh nghiệp

Chỉ tiêu này cho biết với một đồng vốn lưu động doanh nghiệp tạo ra mấy đồng lợi nhuận.

- Số vòng quay vốn lưu động (nLD)

- Số ngày một vòng quay vốn lưu động (S)

- Hệ số đảm nhiệm vốn lưu động (HLD)

HLD : cho biết trong một đồng doanh thu có bao nhiêu đồng vốn lưu động HLD càng nhỏ thì hiệu quả sử dụng vốn càng cao và số tiền tiết kiệm càng nhiều.

* Hiệu quả sử dụng vốn cố định (tài sản cố định)

Hiệu quả sử dụng vốn cố định cho ta biết khả năng khai thác và sử dụng các loại tài sản cố định của doanh nghiệp.

- Sức sinh lợi của tài sản cố định

D VCD = π R TSCD size 12{D rSup { size 8{ ital "VCD"} } = { {π rSup { size 8{R} } } over { ital "TSCD"} } } {}

DVCD : Doanh lợi vốn cố định

TSCĐ : Giá trị tài sản cố định bình quân trong kỳ của doanh nghiệp

Chỉ tiêu này cho biếy cứ một đồng vốn cố định tạo ra được mấy đồng lợi nhuận. DVCD càng cao chứng tỏ doanh nghiệp sử dụng tài sản càng có hiệu quả.

- Sức sản xuất của tài sản cố định (N)

N = TR TSCD size 12{N= { { ital "TR"} over { ital "TSCD"} } } {}

N càng lớn càng tốt

- Hệ số đảm nhiệm vốn cố định ( HCD)

H CD = TSCD TR size 12{H rSup { size 8{ ital "CD"} } = { { ital "TSCD"} over { ital "TR"} } } {}

HCD : Càng nhỏ hiệu quả sử dụng tài sản cố định càng cao.

Hiệu quả sử dụng lao động

Lao động là yếu tố đầu vào cơ bản của sản xuất, hiệu quả sử dụng lao động góp phần nâng cao hiệu quả chung của toàn doanh nghiệp. Các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sử dụng lao động bao gồm :

- Sức sinh lời bình quân của lao động

π bq = π sx L size 12{π rSup { size 8{ ital "bq"} } = { {π rSup { size 8{ ital "sx"} } } over {L} } } {}

bq : Lợi nhuận bình quân một lao động

L : Số lao động bình quân trong kỳ

- Năng suất lao động

W = Q L size 12{W= { {Q} over {L} } } {}

W : năng suất đơn vị lao động, W càng cao càng tốt

Q : Sản lượng sản xuất ra (đơn vị có thể là hiện vật hoặc giá trị)

L : Số lao động bình quân trong kỳ hoặc tổng thời gian lao động (tính theo giờ, ca, ngày lao động)

- Hiệu suất tiền lương ( HTL)

H TL = TL SX TL size 12{H rSup { size 8{ ital "TL"} } = { { ital "TL" rSup { size 8{ ital "SX"} } } over { ital "TL"} } } {}

TL : Tổng tiền lương chỉ ra trong kỳ

HTL : Càng cao chứng tỏ doanh nghiệp đã sử dụng chi phí lao động hợp lý.

0