Giê-su-sa-lem - Thánh địa chung của ba tôn giáo
Giê-su-sa-lem - Thánh địa chung của ba tôn giáo Khi nhắc tới đất thánh hay thánh địa thì địa danh đầu tiên người ta thường nghĩ tới là Giê-su-sa-lem, đó chính là vùng đất thánh chung của ba tôn giáo lớn: Do Thái giáo, Hồi giáo và Thiên Chúa giáo. Đối với tín đồ Do Thái giáo trên khắp thế giới, thì ...
Giê-su-sa-lem - Thánh địa chung của ba tôn giáo Khi nhắc tới đất thánh hay thánh địa thì địa danh đầu tiên người ta thường nghĩ tới là Giê-su-sa-lem, đó chính là vùng đất thánh chung của ba tôn giáo lớn: Do Thái giáo, Hồi giáo và Thiên Chúa giáo. Đối với tín đồ Do Thái giáo trên khắp thế giới, thì Giê-su-sa-lem là nơi có Bức tường than khóc, dấu tích cuối cùng của ngôi đền thờ của nhừng người theo đạo Do Thái đã bị các tôn giáo khác (như những cuộc thâp tự chinh cùa Ki-tô giáo ...
Khi nhắc tới đất thánh hay thánh địa thì địa danh đầu tiên người ta thường nghĩ tới là Giê-su-sa-lem, đó chính là vùng đất thánh chung của ba tôn giáo lớn: Do Thái giáo, Hồi giáo và Thiên Chúa giáo.
Đối với tín đồ Do Thái giáo trên khắp thế giới, thì Giê-su-sa-lem là nơi có Bức tường than khóc, dấu tích cuối cùng của ngôi đền thờ của nhừng người theo đạo Do Thái đã bị các tôn giáo khác (như những cuộc thâp tự chinh cùa Ki-tô giáo giai đoạn 1099 - 1187 và 1229 - 1244) và các dân tộc khác (người Ma-mơ-luc - 1587, người La Mã năm 70 và 135) hủy hoại, đầy dân tộc họ vào nạn diệt chủng. Đối với những người còn trụ lại được trên mảnh đất Giê-su-sa-lem thì đó là bức tường mà vào nhừng buổi chiều tà họ đến cầu nguyện, than vãn với người đã khuất về số phận mỏng manh cùa mình và nhắc nhở con cháu về thảm họa diệt chùng có thể giáng xuống đầu họ bất cứ lúc nào, vỉ thế mà nuôi trí bền, bảo tồn và phát triển nòi giống. Nơi đây .ngựời Do Thái còn giữ phần mộ của Bag Rachel - vợ của giáo chù Gia-cốp, người được coi là cha đẻ cùa 12 bộ tộc I-xra-en ngày nay, phần mộ cùa giáo chù A-bra-ham và bà Sa-ra vợ ông, cùng phần mộ của nhiều vị thánh khác.
Nhưng với người Hồi giáo, nói tới Giê-su-sa-lem là họ nói tới quần thể tượng đài trên núi đền Đôm Đuy-rốc, An Ảc-xa, gần nơi này vào nhừng năm 600, nhà tiên tri Mô-ha-met đã từng cười con ngựa An-mô-rắc lên gặp chúa trời. Nói tới Giê-su-sa-lem người Hồi giáo trên khắp thế giới nhớ tới Hê-brôn, nơi chôn cất các giáo chù cùa họ, nơi có giáo đường hùng vĩ En Đi-a-da.
Đối với người Thiên Chúa giáo, đất thánh Giê-su-sa-lem gợi cho họ nhà thờ Xanh Xê-puyn-crơ, phòng tiệc biệt li giữa chúa Giê-xu với các thánh tông đồ, những thăng cảnh mà đương thời ông thường say mê và nơi ông bị hành hình trên cây thập tự. Phía nam Giê-su-sa-lem là nơi ra đời cùa chúa Giê-xu, đồng thời cũng là nơi thờ phụng mẹ ồng - Đức mẹ đồng trinh Ma-ri-a và thánh Giãng-Baptixtơ, núi Bê-a-ti- tuýt bên bờ hồ Ti-bê-ria-đơ - nơi mà lúc sinh thời Chúa Giê-xu thường đến giảng đạo, Na-da-ret nơi chúa từng sống với gia đình, nơi có dòng suối mà Đức mẹ đồng trinh thường đến lấy nước, nơi còn lưu lại chiếc khung cửi tương truyền là phương tiện kiếm sống cùa thánh Giô-dép lúc hàn vi. Ông là chồng bà Ma-ri-a và là dưỡng phụ của chúa Giê-xu vì ông chỉ có công '‘dường” chứ không có công “sinh” ra chúa; về phần hồn, bà Ma-ri-a - vợ của ông Giô-dép là người của thần thánh, nên phần xác cùa bà vẫn trinh trắng, ngay cả khi sinh hạ chúa Giê-xu.