05/06/2017, 10:40

Mây được hình thành như thế nào ???

Sự hình thành mây: Nguyên nhân chính hình thành mây là chuyển động đi lên cùa không khí. Trong chuyển động này không khí bị lạnh đi đoạn nhiệt và hơi nước chứa trong không khí đạt tới trạng thái bão hòa và ngưng lại. Không khí bay lên cao có thê do nhiều nguyên nhân: không khí bị mặt đất đôt nóng, ...

Sự hình thành mây: Nguyên nhân chính hình thành mây là chuyển động đi lên cùa không khí. Trong chuyển động này không khí bị lạnh đi đoạn nhiệt và hơi nước chứa trong không khí đạt tới trạng thái bão hòa và ngưng lại. Không khí bay lên cao có thê do nhiều nguyên nhân: không khí bị mặt đất đôt nóng, không khí trượt lên cao theo mặt uống nghiêng và theo sườn đồi núi. Khi mây hình thành, những hạt nguyên thủy thường là những giọt nước. Nếu mây hình thành trong lớp không khí có nhiệt ...

Sự hình thành mây:

Nguyên nhân chính hình thành mây là chuyển động đi lên cùa không khí. Trong chuyển động này không khí bị lạnh đi đoạn nhiệt và hơi nước chứa trong không khí đạt tới trạng thái bão hòa và ngưng lại. Không khí bay lên cao có thê do nhiều nguyên nhân: không khí bị mặt đất đôt nóng, không khí trượt lên cao theo mặt uống nghiêng và theo sườn đồi núi.

Khi mây hình thành, những hạt nguyên thủy thường là những giọt nước. Nếu mây hình thành trong lớp không khí có nhiệt độ dưới 00c thì mây cấu tạo bởi những giọt nước quá lạnh. Mây cấu tạo bởi những giọt nước gọi là mây nước. Nếu nhiệt độ ẩm đủ thấp thì mây cấu tạo bởi những tinh thể băng. Loại này gọi là mây băng hay mây tinh thể. Mây cũng có thê cấu tạo từ những giọt nước quá lạnh và tinh thể băng, loại này gọi là mây hỗn hợp. Những giọt nước và tinh thể băng nhỏ li ti tạo thành mây có trọng lượng không đáng kể. Tốc độ rơi của chúng rất nhỏ, và chỉ một luồng không khí đi lên yếu ớt cũng đủ giữ chúng lơ lửng trên không và thậm chí bay lên cao. Nhờ có gió, mây di chuyền theo chiều nằm ngang.

Phân loại mây:

Có nhiều cách để phân loại mây, dựa vào độ cao người ta chia ra thành các tầng mây:

- Mây tầng cao (chân mây cao trên 6km): thường là mây băng, như: mây ti, ti- tích, ti—tầng. Chúng cấu tạo bằng những tinh thể băng. Đó là nhừng mây mỏng, trong suốt, nhẹ, không có bóng dâm, màu trắng.

- Mây tầng giữa (chân mây cao từ 2 - 6km): thường là mây nước hoặc mây hỗn hợp, như: mây trung tích, mây trung tầng. Mây tầng giữa dày đặc hơn mây tầng cao, Chúng có thể tạo ra những quầng có màu sắc xung quanh Mặt Trời hay Mặt Trăng. Hiện tượng quầng là do nhiễu xạ ánh sáng qua các giọt nước và tinh thể băng tạo thành mây khi tia sáng Mặt Trời hay Mặt Trăng chiếu qua.

-  Mây tầng thấp: thường cấu tạo bằng những giọt nước và hoa tuyết li ti, nhưng chúng kết hợp với nhau để tạo thành những giọt lớn hơn, như: mây tầng tích (màu xám đen, chia thành mành, khối khá lớn, cho mưa từng đọt hoặc mưa phùn); mây tầng (giống như sương mù, cho mưa bụi hoặc mưa phùn); mây vù tầng (dày đặc, không có hình dạng đặc biệt, màu tối, gây mưa, dưới thấp gây mưa to).

- Mây phát triển theo chiều thẳng đứng hay mây đối lưu hình thành khi không khí bốc lên cao. Có các loại như: mây tích (dày, riêng rẽ thành cụm, đinh có hình chỏm cầu, đáy ngang phăng, nếu mây mỏng là dấu hiệu trời tốt, nếu mây dày phát triển theo chiều cao thì cho mưa rào); mây vù tích (khối mây lớn, phát triển theo chiều thẳng đứng, độ cao từ 5 - 16km, đinh mây hình cái đe, mây cho mưa cực lớn, kèm theo gió và sấm chớp). 

0