25/05/2018, 17:48

Phụ nữ, sự phương Tây hóa và các nguồn gốc của kịch nghệ Việt Nam hiện đại

Kịch nói hiện đại xuất hiện tại Việt Nam trong khung cảnh đảo lộn trí thức và xã hội của các thập niên 1920 và 1930. Các vở kịch trong thời kỳ này hướng tiêu điểm vào vị thế của phụ nữ, các hiệu ứng của sự Tây Phương hóa và sự xuất hiện của chủ nghĩa dân tộc Việt Nam. Trong vở kịch năm 1930 ...

 
Kịch nói hiện đại xuất hiện tại Việt Nam trong khung cảnh đảo lộn trí thức và xã hội của các thập niên 1920 và 1930.  Các vở kịch trong thời kỳ này hướng tiêu điểm vào vị thế của phụ nữ, các hiệu ứng của sự Tây Phương hóa và sự xuất hiện của chủ nghĩa dân tộc Việt Nam.  Trong vở kịch năm 1930 của Nam Xương, Ông Tây An Nam, phụ nữ đã trở thành các ống dẫn xuyên qua đó người đàn ông đã biểu lộ lý lịch Tây phương hóa hay dân tộc chủ nghĩa của mình.
 
       Trong suốt hai thập niên 1920 và 1930, các tạp chí, các tờ báo và các tiểu thuyết đã làm nổ tung các máy in ở các thành phố Việt Nam với các nhịp độ khác thường1 Trong khi các thành phố mở rộng và một tầng lớp trung lưu Việt Nam ở thành thị tuy nhỏ nhưng không kém quan trọng xuất hiện, các cư dân thành phố đã phải đối diện với các sự khác biệt và phân biệt giai cấp, các hình thức mới của kiến thức và các sự gia tăng dân số.  Một tầng lớp trung lưu Việt Nam mới hối hả đi xem xét, và đôi khi ôm chụp lấy, vô số các kiểu cách, hàng hóa, hương vị và ý thức hệ mới được mang ra giới thiệu. 2 Trước tiên, các sự phát triển này xem ra đã cung cấp cho dân thành thị Việt Nam một loạt các sự lựa chọn sơ khởi và rời rạc.  Thí dụ, qua việc nhìn vào dù chỉ một trang từ hai tờ báo, người ta có thể tìm thấy các quảng cáo về xúc xích, xe hỏa và kim cương giữa các thông báo về các lịch trình tàu thủy, các bài khảo luận về đời sống thuộc địa và các lời bình luận về vai trò người phụ nữ trong gia đình.3
       Song giữa tất cả các sản phẩm và vấn đề mới này, ba chủ điểm liên hệ xuất hiện với tần số thường xuyên hơn và với sự nhất quán mạnh hơn các đề tài
0