25/05/2018, 10:05

Giáo dục tổng quát trong các chương trình Giáo dục đại học

Xã hội vẫn cho rằng, chất lượng của giáo dục đại học (GDĐH) Việt Nam còn thấp, chưa đáp ứng được yêu cầu trong việc đào tạo nguồn nhân lực. Nguyên nhân của thực trạng này có thể có rất nhiều, như: nguồn lực bị hạn chế, quản lý yếu kém, cách dạy - cách học ...

Xã hội vẫn cho rằng, chất lượng của giáo dục đại học (GDĐH) Việt Nam còn thấp, chưa đáp ứng được yêu cầu trong việc đào tạo nguồn nhân lực. Nguyên nhân của thực trạng này có thể có rất nhiều, như: nguồn lực bị hạn chế, quản lý yếu kém, cách dạy - cách học lạc hậu v.v… Nhưng liệu có phải còn có một nguyên nhân khác, đó là sự thiếu vắng mảng “GD tổng quát” (GDTQ) trong các chương trình GDĐH?

Ở Châu Âu thời Trung cổ, triết lý của GDĐH được thể hiện qua “bộ ba”: Ngữ pháp, Thuật hùng biện/ Tu từ học (rheroric) và Logic. Sau đó đã bổ sung thêm “bộ bốn”: Số học, Hình học, Thiên văn và Âm nhạc để tạo cơ sở cho một chương trình cử nhân (CTCN) 4 năm, thường gọi là “Liberal Arts”. Từ đó đã hình thành một quan niệm: GDĐH là nền GD có chức năng chủ yếu là cung cấp cho người học một nền GD tổng quát (General/ Liberal Education) “nặng về tri thức thuần túy học vấn và văn hóa”. Mặt khác, từ nửa sau thế kỷ 19, với sự phát triển của khoa học - kỹ thuật, với nhu cầu chuyển đổi nền kinh tế từ nông nghiệp sang công nghiệp, một quan niệm khác cũng đã được thiết lập: GDĐH là một nền GD có chức năng chủ yếuđào tạo nghề nghiệp(ĐTNN) với “ tiêu điểm hướng vào việc chuẩn bị chuyên môn cho nguồn nhân lực”. Và “hai đường lối GD hoàn toàn khác nhau, có vẻ như mâu thuẫn với nhau”

Ban GD KH&ĐT Khối thịnh vượng chung (Úc), 2002. Phấn đấu cho chất lượng dạy, học và nghiên cứu
này vẫn tiếp tục tranh luận căng thẳng cho đến những thập niên gần đây.

Tuy nhiên từ những năm 50, 60 trở về sau, khi mà nền GDĐH ở các nước phát triển sớm đã từng bước chuyển sang nền GD cho số đông, hai đường lối GD trên như đã có một bước xích lại gần nhau với xu thế chung là: “Chúng không nhất thiết phải loại trừ lẫn nhau”, “phải có sự tích hợp có hiệu quả giữa hai đường lối đó qua nhận thức chung về việc phát triển tri thức độc lập, khả năng giải quyết vấn đề và tư duy phê phán”v.v… Trên thực tế, tùy thuộc vào truyền thống, giai đoạn, đặc điểm của từng nước, từng trường ĐH, từng CTCN, trọng số mảng GDTQ trong mỗi CTCN khá khác nhau và thường biến thiên khoảng từ 25% đến 50%.

Đương nhiên còn một câu hỏi lớn tiếp theo là, vậy thì mục đích, và từ đó là nội dung của GDTQ là gì? Lại cũng có rất nhiều quan niệm và nhiều định nghĩa đã được đưa ra. Có quan niệm: GDTQ được xem là để rèn luyện trí tuệ, phát triển phẩm chất đạo đức của sinh viên (SV) và cung cấp cho SV một nền GD cơ bản. Và quan niệm

0