09/06/2018, 21:57

Giàn khoan ngoài biển dùng chất liệu gì? - Câu hỏi hay

Quy trình bảo vệ chống rỉ sét của các giàn khoan ngoài biển như thế nào? Nó được bảo vệ nhờ chất liệu gì để chống lại sự ăn mòn của nước muối? ...

Quy trình bảo vệ chống rỉ sét của các giàn khoan ngoài biển như thế nào? Nó được bảo vệ nhờ chất liệu gì để chống lại sự ăn mòn của nước muối?

Trước hết đề cập đến kết cấu: Kết cấu Giàn khoan chủ yếu được làm bằng Sắt thép, bao gồm Phần Topside thượng tầng và Chân đế.
Để tồn tại lâu dài trong môi trường ăn mòn cao thì phải có tiêu chuẩn áp dụng cho Sơn bảo vệ: Tiêu chuẩn ISO12944 hoặc Norsok M 501. Các loại sơn có thể là INTEK hoặc gốc Epoxy, Polyurethane, Vinyl Ester, polyester, Zic ethyl silicate, Zinc epoxy, silicone...sơn chống cháy cho phần thượng tầng-đặc biệt là phòng điều khiển, cũng có thể dùng chống ăn mòn điện hóa anode cho phần chân đế. - (ABS INTEK)

Giàn khoan Tự nâng, Giàn khoan cố định, Tàu khoan -drillship, Giàn khoan nửa nổi nủa chìm; Dù là loại giàn khoan nào thì cũng đều hoạt động khai thác nhưng nơi có điều kiện môi trường ăn mòn cao, Kết cấu giàn khoan được làm chủ yếu bằng kim loại sắt thép, thường có thiết kế yêu cầu tuổi thọ trên 20 năm. Nếu muốn có độ bền trên 20 năm thì phải sử dụng Sơn bảo vệ chống ăn mòn. Vậy làm sao để có chuẩn mực chung cho các hệ Sơn bảo vệ? Đó là áp dụng Tiêu chuẩn ISO12944 hoặc Norsok M501. Thông thường, phần thượng tầng được sơn các loại sơn cao cấp như Sơn INTEK, Epoxy, Polyurethane, Vinyl Ester, Polyester, Zinc Ethyl Silicate, Zinc Rich Epoxy, Silicone, Sơn chống nóng INTEK, sơn chống cháy cho phòng điều khiển và những khu trọng yếu khác…Phần chân đế cũng được sơn bảo vệ chống ăn mòn môi trường nước biển, ngập nước biển, nửa ngập nửa không…và gắn thêm anode ăn mòn hy sinh theo cách điện hóa…Đối với Giàn khoan có yêu cầu kỹ thuật thiết kế chuẩn mực, cũng như yêu cầu Sơn bảo vệ đạt tiêu chuẩn để chống ăn mòn trong môi trường khắc nghiệt như vậy! - (Xay dung Cong nghiep)

giàn khoan ngoài biển bao gồm 2 phần chính là khối thượng tầng (topside) và chân đế ( jacket).Phần thượng tầng được bảo vệ bởi quy trình sơn phủ chất lượng cao ( painting & blasting),Phần chân đế không sơn phủ và được lắp thêm các anode bằng nhôm để chông ăn mòn theo phương pháp điện hóa. Trung bình 1 giàn khai thác dc thiết kế có tuổi thọ từ 25-30 năm - (Thanh Trung)

haizz, Các công trình trên biển điển hình như giàn khoan thường được sử dụng một số biện pháp bảo vệ sau:
1. Hệ thống sơn: Là hệ thống sơn chịu ăn mòn của nước biển kết hợp với sơn chống hà.
2. Hệ thống A-nốt hy sinh: Một số tấm kim loại yếu hơn sắt thép ví dụ như kẽm sẽ được gắn chặt vào các chân công trình, phần ngâm dưới nước biển. Trong môi trường nước biển, miễng kẽm và chân công trình sẽ biến thành 1 hệ thống pin, hiện tượng ăn mòn sẽ chỉ xảy ra ở phần kim loại yếu hơn (kẽm) còn tác động đến công trình là rất nhỏ, tất nhiên là số lượng kẽm phải đủ và được bố trí hợp lý.
Tớ chỉ biết sơ sơ vậy thôi. :-)) - (dinh)

Tôi mạo muội thông tin như sau; Có 2 loại giàn khoan biển là giàn khoan dầu (khoan thăm dò) và giàn khoan khai thác (sau khi thăm dò, đánh giá trữ lượng và đi vào khai thác). 2 loại giàn khoan này đều bằng thép (phần chân đế là thép ống, phân bên trên thượng tầng là thép dầm định hình). Giàn khoan biển chống ăn mòn bằng phương pháp điện hóa (gắn các anode) cho phần ngập nước và sơn chống ăn mòn cho phần bên trên mặt nước. - (Minh Le)

Ngày trước người ta sơn phủ toàn bộ chân đế, nhưng không hiệu quả vì sơn dễ bị bong và nước biển sẽ ăn mòn phần chân đế bằng thép. Ngày nay người ta dùng những khối kẽm, hàn trực tiếp vào chân đế, khi chân đế được hạ thuỷ xuống đáy biển thì phần kẽm sẽ bị ăn mòn. Khối lượng kẽm được thiết kế đủ cho tuổi thọ của giàn (thường là 20 năm) - (Dân)

Dàn khoan là một kết cấu lớn, do vậy việc chống rỉ sét cho nó khá khó khăn và phức tạp. Nhưng ko phải là ko thể, nếu bạn biết nó làm từ thứ gì? chịu ảnh hưởng bởi gì? dùng thứ gì để chống? làm như thế nào? ... thì bạn sẽ tìm ra hướng giải quyết vấn đề. Hãy luôn đặt ra câu hỏi và tự tìm câu trả lời thứ đó sẽ giúp bạn nhớ lâu.
Đối với phần dưới mặt nước: phun 1 lớp bảo vệ bao bọc, bằng kim loại ko bị ăn mòn bởi nước biển, như Titan (độ bền cao, khả năng chống ăn mòn tốt, nhưng giá thì gấp 5 lần thép). Hoặc bạn có thể bảo vệ bằng "Anốt hy sinh" ,...
Đối với phần ở trên mặt nước: sơn thôi bạn, tháp eiffel to thế còn sơn được mà.
- (Gió Biển)

Giàn Khoang ngoài khơi cũng chủ yếu là thép CS, trong môi trường biển nó chịu ăn mòn mạnh do tính chất phân cực của nước muối. Phần trên mặt nước thì thường sơn thông thường (tất nhiên sơn này là sơn công nghiệp nên tốt hơn sơn cửa nhà bạn); Phần chịu sóng - splash zones thì thường được hoặc sơn nhiệt nhôm-TSA, hoặc bọc hợp kim ví dụ Monel, hoặc cũng là sơn nhưng rất dầy; Phần chìm dưới nước biển hoặc chôn trong lòng đất dưới biển được bảo về bằng Anodes. Ăn mòn cơ bản ở đây là ăn mòn theo cơ chế điện hóa, muốn biết cụ thể, mời bạn đọc sách thêm, vấn đề này còn nhiều thứ hàn lâm ^_^. - (Le Duc Anh (Duca))

Được bảo vệ bằng sơn chống ăn mòn bạn ạ. Tuy nhiên với môi trường khắc nghiệt thì không thể tránh khỏi rỉ sét, nên luôn luôn có đội chống ăn mòn túc trực xử lý, chỗ nào mòn quá thì phải thay. Sơn chống ắn mòn giống như lớp sơn của các tàu biển. Giàn khoan cũng có tuổi thọ nhất định, vì sơn chống ăn mòn chỉ giảm được phần lớn tác động của môi trường biển chứ không giảm hết được. Khổ nhất là khu vực chân đế, nơi tiếp xúc trực tiếp với nước biển chưa kể các loài thủy sinh bám chi chít vào chân đế như hào, tôm, cua,v..v... cũng góp phần làm chân đế mau "tàn tạ" hơn so với các công trình phía trên. Do vậy, chân đế phải được đội lặn thường xuyên xử lý và xử lý kỹ hơn. - (Nghêu Sò)

Theo tôi được biết thì trên giàn khoan cũng như vỏ tàu họ dựa vào hiện tượng ăn mòn điện hoá để chống ăn mòn, theo đó hô gắn rất nhiều cục chống ăn mòn Anode vào vỏ tàu và giàn khoan khi đó vỏ tàu, giàn khoan sẽ không bị ăn mòn mà các cục Anode sẽ bị mòn dần, khi nào mòn hết họ thay cục khác - (Trần Tiến Phúc)

Nó được sơn theo quy trình để tránh bị nước biển tác động trưc tiếp. Nếu bị nước biển tác động trực tiếp thì đã có hệ thống kẽm gắn trên kết cấu "hi sinh" trước khi nó ăn mòn thép, theo nguyên tắc tác dụng thứ tự trong bảng tác hóa học. Hiện nay công nghệ hiện đại người ta có thêm các hệ thống tạo dòng điện trung hòa để tránh kết cấu bị ăn mòn. - (Xanh To)

một chất liệu nào đó mà nước biển không thể ăn mòn được như... kim cương, vàng chẳng hạn !??... - (Ăn mòn)

Ăn mòn có hai loại là ăn mòn hóa học và ăn mòn điện hóa.
• Ăn mòn hóa học: xảy ra do tác dụng trực tiếp của các chất có trong môi trường với kim loại. Ví dụ: hầu hết các kim loại đều tác dụng với oxi trong không khí để tạo thành oxit, các kim loại hoạt động có thể tác dụng với nước. Đặc biệt là ngày nay, không khí bị ô nhiễm ở nhiều vùng chứa nhiều chất khác nhau như clo, hydrosunfua, lưu huỳnh đioxit, hydroclorua, axit nitric,… là những tác nhân ăn mòn mạnh, ăn mòn hóa học xảy ra ở quy mô lớn, nghiêm trọng hơn.
Một đặc điểm của ăn mòn hóa học là các chất được tạo thành trong phản ứng giữa kim loại với các chất trong môi trường và bảo vệ cho kim loại khỏi bị ăn mòn tiếp. Ví dụ điển hình là Nhôm, nhôm là kim loại rất hoạt động, dễ dàng tác dụng với oxi trong không khí để tạo thành nhôm oxit. Lớp nhôm oxit này rất mỏng nhưng vô cùng bền vững bao phủ khắp bề mặt nhô, bảo vệ nó khỏi những tác nhân hóa học khác.
Để bảo vệ kim loại chống lại sự ăn mòn hóa học học chỉ cần cách ly kim loại với môi trường. Việc này có thể thực hiện bằng cách bôi dầu mỡ, sơn, tráng men, mạ bằng kim loại kém hoạt động, v.v…
• Ăn mòn điện hóa: Việc bảo vệ kim loại chống lại sự sự ăn mòn khó khăn hơn vì sự ăn mòn có bản chất điện hóa. Để thấy rõ cơ chế của sự ăn mòn điện hóa chúng ta hãy xét sự am sắt và các hợp chất của sắt – Ăn mòn phổ biến và quang trọng nhất.
Trong một lớp không khí ẩm, trên bề mặt của các vật thể kim loại luôn có một lớp nước mỏng, rất mỏng. Lớp nước này hòa tan các chất có trong không khí như CO2, SO2, HCl, v.v… và trở thành dung dịch chứa các chất điện ly. Mặt khác nếu bề mặt sắt không đồng nhất, chẳng hạn có chứa tinh thể của các tạp chất là các nguyên tố ít hoạt động hóa học hơn như Cu, Sn, Graphit,… thì giữa tinh thể tạp chất, khối sắt và dung dịch các chất điện ly sẽ tạo thành các pin ganvani mà hoạt động của chúng dẫn đến sự oxi hóa dần khối sắt. Mỗi tinh thể hay tạp chất tạo thành một pin tí hon (vi pin) như vậy ở những cỗ nối giữa kim loại, ở những điểm tiếp xúc giữa kim loại với vật chất khác, nguy cơ giữa các vùng có cấu trúc khác nhau của cùng một kim loại có thể hình thành những pin với cơ chế hoạt động tương tự.
Để chống lại sự ăn mòn điện hóa người ta có thể sử dụng phương pháp cách ly, nhưng hiệu quả hơn cả là bảo vệ bằng điện hóa. Phương pháp này gọi là phương pháp bảo vệ Catot. Nội dung của nó là nối kim loại cần bảo vệ với cực âm của nguồn điện hay với một khối kim loại hoạt động hơn. Chẳng hạn để bảo vệ các cầu tháp, bồn chứa, ống dẫn dầu, ống dẫn khí, … bằng thép, người ta nối chúng với các khối Zn, Mg, .. khi đó sẽ tạo ra pin ganvani khổng lồ, trong đó lk được bảo vệ đóng vai trò Canot, còn các khối kim loại Zn, Mg,… đóng vai trò là Anot, chúng sẽ bị oxi hóa thay cho vật cần bảo vệ.
Phần chìm của chân giàn người ta không sơn phủ bảo vệ đâu nha. - (tuanhan6781)

Thì cũng như các công trình thép khác thôi.
- (Hiếu)

Dùng vật liệu chậm ăn mòn như inox hoặc sơn chống ăn mòn - (thams)

Chống ăn mòn (CAM) nói chung và các kết cấu vỏ tàu, giản khoan nói riêng đều theo hai cách là CAM thụ động và chủ động.
CAM thụ động là dùng lớp phủ bề mặt thường là các loại sơn chống ăn mòn, các lớp polyme, màng phủ khác… để hạn chế việc tiếp xúc giữa nước biển với kim loại. Các công trình giản khoan sau khi làm sạch bề mặt bằng thổi cát còn có thêm một lớp phủ nhôm mỏng vài micromet bằng cách liên tục đưa hai dây nhôm có điện một chiều đến gần nhau khoảng vài mm gây nên hồ quang làm bốc hơi nhôm, ở đó có một ống thổi khí áp lực cao phun hơi nhôm bám chặt vào kết cấu thép, bề mặt nhôm bị oxy hóa mà oxyt nhôm Al2O3 là một hợp chất cực bền nên ta thấy nhôm ít bị ăn mòn. Sau lớp nhôm này, người ta còn phủ thêm một số lớp sơn CAM , trang trí khác.
CAM chủ động là dựa trên nguyên lý chống ăn mòn điện hóa. Bản thân thép là hợp kim giữa Fe, C và một số kim loại khác với hàm lượng rất nhỏ. Giữa Fe và các kim loại khác trong thép Mangan (Mg), Molipden, Crom (Cr)… ở môi trường nước biển có muối mang tính axit dù yếu, nhưng đủ tạo dòng điện nhỏ trong bản thân thép gây ra sự ăn mòn điện hóa. Lợi dụng các kim loại có tính hoạt động cao hơn Fe như Al, Mg,Kẽm ( Zn)… sẽ bị ăn mòn điện hóa trước Fe nên họ dùng các kim loại này làm vật “hy sinh”, Al mạnh hơn và rẻ tiền hơn Zn nhưng Al có lớp Al2O3 như trên nên người ta không dung Al mà thường dung kẽm Zn. Trên vỏ tàu người ta thường hàn các khối kẽm vuông vài kg đến hàng chục Kg. Còn trên chân đế giàn khoan người ta gắn thêm các thỏi Zn hình trụ hàng trăm kg vào chân đế giàn khoan, Nếu bạn đi qua cảng Dầu khí Vũng Tàu quan sát sẽ thấy khối kẽm này nhô ra. Sau một thời gian, khối kẽm bị ăn mòn người ta lại gắn vào khối kẽm khác vào thay thế.
Ngoài ra, người ta còn dùng một số phương pháp khác như dùng các loại thép có tính chống ăn mòn cao để bảo vệ, kéo dài tuổi thọ của dàn khoan, vỏ tàu - (Anh Tuắn)

Chân đế giàn khoan được chống ăn mòn theo nguyên lý ăn mòn điện cực. Các thanh chân đế được gắn thêm các điện cực dương anod. Kết quả là chân đế ko bị ăn mòn (vì là cực âm), mặt khác các cực dương anod do được làm từ vật liệu trơ nên hầu như các chân đế giàn khoan ko bị ăn mòn bởi nước biển - (kml)

Hiện nay trên thế giới, các giàn khoan đầu khí nói chung có thể phân chia ra 3 loại chính: như sau :
-Giàn khoan cố định:( Fixed platform ) gồm có chân đế bằng thép cắm xuống đáy biển và bên trên lắp các modul công nghệ để thực hiện quá trình khoan và khai thác dầu khí
- Giàn khoan di động tự nâng,( Jack-up Rig) có từ 3 đến 4 chân, được di chuyển trên biển bằng tàu kéo hoặc xàlan, đến vị trí khoan, các chân được cắm xuống đáy biển và dằn tải đến lúc ổn định, trong thân giàn chưa các máy móc công nghệ để thực hiện quá trình khoan.
- Giàn khoan nửa nổi nửa chìm. ( Semisubmersile)
_ Giàn tiếp trợ khoan nửa nổi nửa chìm ( Tender Asíst Drilling Semmisubmersible)
- Tàu khoan ( Drill ship): trên 1 tàu thuỷ có lắp các thiết bị để thực hiện việc thi công các giêng dầu khí
-Xàlan khoan ( Drill Barge): trên xà lan có trang bị các máy móc để thực hiện quá trình thi công 1 giếng khoan dầu khí
- cầu khoan : là 1 cầu tàu râtt1 dài ngoài biển, mà trên đó ta lắp các máy khoan để thự hiện việc khoan dầu ở 1 vùng mỏ.
Tuỳ thuộc vào điều kiện thuỷ văn, địa chất, hải lưu, độ sâu nước biển mà chúng ta sử dụng từng lạoi giàn nêu trên sao cho phù hợp.
Dù ta sử dụng bất kì loại giàn nào nêu trên thì cũng phải bảo vệ các cấu thép tiếp xúc với nước biển vốn mặn và các loại con hàu, con hà bám vào bề mặt làm hư thép.
Công nghệ chống ăn mòn cho thép ở các giàn khaon bao gồm 2 phần: Gồm sơn và các cục anode điện cực,
Phần sơn thông thường có 3 lớp để chống hà bám và ngăn cách nước biển tiếp xúc với thép.
Phần chống ăn mòn bằng điện cực có thể ta sử dụng các thanh kẽm ( Zn) hoăc nhôm ( Al) hàn trực tiếp lên phần thép, khi kết cấu bị an mòn thì phần kẽm hoặc nhôm bị ăn mòn trước, mà phần nay ta thay thế được 1 cách đơn giản. Tóm tắt mấy ý kiến để các độc giả tham khảo. Tuỳ vào tình hình thực tế mà chúng ta thay đổi thành phần, độ dày của sơn và các anode - (tongvd)

Bằng thép cường độ cao đó bạn. Phần bên trên thì sơn chống ăn mòn. Phần bên dưới nước sẽ gắn Anode. Nếu bạn nhớ công dụng của Anode làm vật ăn mòn hy sinh thì sẽ rõ. Người ta tính công trình tồn tại bao nhiu năm sẽ tương ứng lượng anode bị ăn mòn gắn vào chân đế công trình - (peace)

- Dùng sơn hoặc các vật liệu khác nhau vô cơ, hữu cơ như: mattít, bitum, vải …
- Dùng kim loại màu: kẽm, nhôm
- Protector: có thể là hợp kim: Mg, Al, Zn, Cu, có chiều dài l và đường kính khác
nhau, đặt ở vị trí và khoảng cách đã được tính toán, nhằm mục đích sản sinh ra ANOD
hóa giải dòng điện phân trong kết cấu khi ngâm ở trong nước biển, cho ta dòng điện thế
phân cực khác nhau, nhưng phải hóa giải được dòng điện Catod
- Chống ăn mòn bằng dòng điện: Các yêu cầu chung tương tự như Protector, ngoài ra có một yêu cầu: phải đảm bảo cung cấp dòng điện 24/24 không được ngắt dòng điện.
Và còn nhiều phương pháp đạc biệt khác - (thaikamari)

Bằng 1 chất liệu mà không bị ô xi hóa và rỉ sắt (sành, sứ, đá, bê tông). - (leanhces)

Lúc tạo ra các thiết bị giàn khoan người ta có trộn thêm đường vào bạn à! - (Phạm Hữu Sâm)

Theo mình thì tàu thuyền chống ăn mòn như thế nào thì giàn khoan cũng tương tự như vậy thôi.với loại giàn 3 chân như hình ảnh ở trên thi bộ phận chân giàn đươc gia công cẩn thận nhất vì phải tiếp xúc với nước biển và sinh vật biển trong môt thời gian dài và liên tục.Chất liệu làm nên giàn khoan vẫn chỉ là sắt và thép được sơn phủ bên ngoài bởi các loại sơn chống rỉ cho trộn thêm kẽm,magie .Riêng chân giàn còn có những cục kim loại gắn dải rác nhằm chống lại sự ăn mòn điện hóa và các sinh vật biển sống ký sinh bám vào. - (Thủy Nguyễn)

Dùng các loại sơn đặc biệt bạn ạ. Ví dụ Tar Epoxy để sơn bề măt bên ngoài. - (Thành Võ)

Thép pha gang - (vanminh hd)

họ dùng cách chống ăn mòn bằng 2 cực anot và catot bạn ah. - (Nguyen Son)

Dùng kẽm chống ăn mòn bạn ơi - (Nguoi Cua Bien)

Giàn Khoan hầu hết vật liệu chế tạo là thép Carbon rất dễ bị ăn mòn, sẽ gồm 2 phần: phần nổi trên mặt nước biển thì sẽ được sơn để chống ăn mòn, phần chìm dưới mực nước biển( Jacket) sẽ được lắp các anode để chống ăn mòn. Một số chi tiết đặc biệt có thể dc chế tạo bằng các vật liệu chuyên việt complex. - (Tran Quyet)

Dung son nhieu lop, nhieu thanh phan theo qui trinh cua moi hang son de chong an mon thoi ban, ket hop voi chong an mon thu dong bang kem, ICCP... - (thanh)

mình là sinh viên chuyên ngành công trình biển,xin trả lời cho bạn như sau: "Phần không ngập nước thì sơn chống gỉ, định kỳ sơn lại. Phần ngập nước thì dùng protector có anot hy sinh (chống ăn mòn điện hóa). Khó nhất phần có mực nước lên xuống"
bạn muốn biết rõ hơn thì liên hệ với GV hoặc SV viện công trình biển,Đh Xây dựng để biết cụ thể! - (nguyenbinhxdhn)

hợp kim kẽm là chủ yếu để chổng rỉ - (minhhieu238)

thường giàn khoan sử dụng hợp kim cứng pha trong đó một số chất để chống sự oxi hóa và ăn mòn giống như các tàu biển. và thường xuyên đc sơn để cách ly với hơi nước và không khí để tránh sự oxi hóa. - (Chung Hoang)

làm bằng sắt thép thôi! Và nó sử dụng các biện pháp chống ăn mòn hóa học cũng như điện hóa! - (vken)

Người ta gắn những điện cực âm (Anode) vào chân giàn khoan để quá trình ăn mòn chuyển sang cho những cực âm đó mà không hại đến chân giàn (không nhớ nằm trong sách vật lý lớp mấy). Phía bên trên thì có lớp sơn bền khỏang 20 năm trong môi trường không khí. - (Gg)

Bằng thép bạn à. phần chìm dưới nước người ta ko sơn mà gắn các anode hy sinh để chống ăn mòn điện hoá. Phần nổi thì sơn bảo vệ. - (hungktcn2000)

ah nó được làm bằng kim loại, tất nhiên được phủ lên lớp sơn chống rỉ sét, chống lại sự ăn mòn của nước muối là chất liệu hợp kim rùi. hihihihi - (oba)

Thường mình thấy các chật liệu chống gỉ có thành phân titan.
Vì có khả năng kéo dãn tốt (kể cả khi nhiệt độ cao), nhẹ, chống ăn mòn tốt, và khả năng chịu đựng nhiệt độ rất cao, hợp kim titan được dùng chủ yếu trong hàng không, xe bọc thép, tàu hải quân, tàu vũ trụ và tên lửa,áo chống đạn loại mà lính Mỹ được trang bị ởIraq. Nó được dùng trong hợp kim thép để giảm kích thước và chống ôxi hóa; nhưng trong thép không gỉ nó dùng để giảm lượng cácbon. Titan thường được luyện với nhôm, vanađi, đồng (để cứng thêm), sắt, mangan, môlípđen và với nhiều kim loại khác. - (Jack Lam)

có một số biện pháp để chống ăn mòn cho giàn khoan như sau: sơn bao phủ toàn bộ bề mặt, loại sơn này thường có chứa kẽm (tránh an mòn điện hoá), bên cạnh đó ở chân đế giàn khoan, người ta gắn anode bằng nhôm. anode này sẽ tan dùng do quá trình ăn mòn điện hoá. theo thiết kế thì anode này sẽ bị tan rã hoàn toàn trong vòng 50 năm. - (huynhdanghuy)

Tôi không biết rõ lắm , nhưng có lẽ dùng sơn epoxy hay sơn alkyd thì phải. - (Ki)

dùng sơn tĩnh điện chống ăn mòn bạn nhé - (viettan)

Từ vùng nước lên xuống trở lên sẽ được sơn chống ăn mòn.
Phần ngập nước sẽ được bảo vệ chống ăn mòn bằng Anode - (sea)

Nó được bọc chống an mòn bằng vật liệu sơn đặc biệt.muốn biết bạn tham khảo quy trình bọc tương tự như bọc chống ăn mòn ống dẫn dầu dẫn khí.
- (luvtuan)

Giàn khoan có hai phần. Phần chìm xuống biển gọi là Jacket, phần nổi lên trên biển gọi là Topside. Jacket sẽ được bảo vệ khỏi sự ăn mòn của nước biển bằng việc người ta hàn các Anode làm bằng hợp kim nhôm gắn vào Jacket, dưới môi trường nước biển thì kim loại bị ăn mòn ở Anode, trong khi Cathode không bị ăn mòn. - (thangvq)

theo mình biết thì chân giàn khoan thường có anot hi sinh ( một loại kim loại dc gắn vào chân giàn khoan sau khi chống xuống nước biển là môi trường xảy ra phản ứng điện hoá làm cho anot tan ra trước) . cũng có thể lắp kẽm bên ngoài để cho nó bị ăn mòn hết như vỏ tầu thuỷ đến khi ăn mòn hết thì thay thế. - (Thức Trương)

Cấu trúc chính là thép, có phủ sơn chống ăn mòn. - (hungnv7979)

Cũng là vật liệu kết cấu thép thôi bạn.Phần ngập dưới nước sẽ được bảo vệ bằng phương pháp chống ăn mòn điện hoá,còn phần từ mặt nước trở lên thì người ta sẽ dùng những loại sơn khác nhau để bảo vệ. - (Hùng)

Được biết là khi thiết kế công trình ngoài khơi người ta có 1 bộ phận thiết kế chống ăn mòn bằng tỉnh điện, ở đây họ dùng a nốt & k nốt. - (t_trantandat)

Các giàn khoan sẽ được gắn rất nhiều Anode, theo nguyên lý thì những anode này sẽ bị ăn mòn trước. - (Hai Lúa)

Hầu hết dàn khoan dầu ngoài biển ( Offshore) xây dựng bằng kết cấu thép , tuổi thọ thiết kế khoàng 20 năm hoặc nhiều hơn theo trữ lượng của mỏ , các nhà thiết kế phải sử dựng các sản phẩm sơn bảo vệ ( Protective Coatings) bao gồm rất nhiều chủng loại : Epoxy, Polyurethane, Vinyl Ester, polyester , Zic ethyl silicate primer, Zinc epoxy, silicone... các thiết kế sẽ dựa trên tiêu chuẩn IO12944 hoặc Norsok M 501 và hạng mục trên dàn khoan. các nhà cung cấp sơn bảo vệ (PC) thuộc top 20 trên thế giới đều đã có mặt tại VN. Thanks - (canhvan.nguyen)

chống rỉ sét bằng sơn epoxy đó bạn ah. - (Mr Phẩm)

dùng nhựa - (Lớp Ngoan Hiền)

Thép mạ kẽm. - (lytvst)

Giàn khoan ngoài biển dc chống ăn mòn bằng 2 cách chính: thứ nhất là sơn chống ăn mòn bằng các loại sơn chuyên dụng. Nhưng chủ yếu là ăn chống ăn mòn bằng phương pháp: sử dụng anot hy sinh, theo nguyên lý hóa học: kim loại hoạt động tốt hơn ( nhôm, kẽm) sẽ bị ăn mòn trước. Có thể hiểu nôm na là vậy - (huy)

nikem hop kim - (anhphuc1972)

Hiện tượng ăn mòn kim loại là một hiện tượng rất phổ biến trong cuộc sống hiện nay. Đã gây tổn thất rất lớn về kinh tế, đặc biệt đối với những công trình trên biển do kim loại tiếp xúc với môi trường muối, kiềm, a xít và ăn mòn điện hoá…Vì vậy tốc độ ăn mòn xảy ra rất nhanh. Đứng trước những thách thức đó mà các nhà nghiên cứu đã tìm mọi cách để kìm hãm sự phá hủy .Đây là một trong những nghiên cứu quan trọng nhất để đảm bảo được độ bền vững, giá trị của công trình theo thời gian. Công tác này được gọi là công tác chống ăn mòn (C.A.M).
Đối với các công trình ngoài biển có thể tạm chia làm hai phần, phần ngập trong nước biển (chân giàn khoan, đế chân) và phần không ngập trong nược biển (khối thượng tầng, thân giàn khoan)
+ Đối với phần ngập trong nước biển như chân giàn khoan, đế chân:
Thông thường kết cấu chân giàn khoan không sơn phủ, biện pháp chống ăn mòn áp dụng cho phần này là sử dụng Anod (các kim loại hoặc hợp kim có điện thế thấp hơn điện thế của kim loại cần được bảo vệ trong môi trường ăn mòn. Vật liệu làm Anod thông thường là nhôm, kẽm, hợp kim nhôm và kẽm). Mục đích để bảo vệ kết cấu chính theo cơ chế của sự ăn mòn điện hóa.
Trên kết cấu ngập trong nước biển sẽ được gắn các Anod được tính toán sao cho mật độ đủ để bảo vệ phần kết cấu này (dựa vào dung lượng điện hóa của Anod, thời gian vận hành của công trình biển và hệ số phá hủy sơn). Việc gắn Anod tuân theo quy trình kỹ thuật ANSI/AWA D1.1-94.
Tuổi thọ thông thường của các Anod gắn trên chân giàn khoan từ 5-10 năm và có thể được thay thế.
+ Đối với phần không ngập trong nước biển:
Các kết cấu thượng tầng của giàn khoan, phần chân giàn khoan cố định từ phần giao động song trở lên, chân của giàn khoan tự nâng là kết cấu không thường xuyên ngập trong nước biển được áp dụng phương pháp chống ăn mòn bằng sơn phủ bề mặt.
Các kết cấu này sau khi hoàn thành việc chế tạo được làm sách bệ mặt đến độ sạch Sa 2.5 và có độ nhám bề mặt từ 75 đến 125 micron (theo tiêu chuẩn ISO 8501-1: Chuẩn bị bề mặt trước khi ứng dụng các loại sơn) tức bề mặt được tẩy sạch các vảy thép, gỉ, lớp sơm và chất tạp lai. Các vết bẩn còn lại chỉ là các vết nhỏ dưới dạng chấm chấm. Sau đó được sơn phủ từ 1 đến 3 lớp với chiều dày và số lớp tùy từng kết cấu, tiêu chuẩn chế tạo. hay yêu cầu của chủ đầu tư.
Phương pháp làm sạch bề mặt thùy theo cấp độ có thể áp dụng nhiều phương pháp như tẩy rửa bằng hóa chất, làm sạch bằng nước, bằng khí, làm sạch thủ công, phun cát làm sạch… Với độ sạch Sa 2.5 thông thường áp dụng phun cát, phun bi làm sạch
Các loại sơn công nghiệp thường được áp dụng : Sơn Epoxy, Sơn Alkyd, Sơn acrylic, Sơn polyurethan , Sơn Zinc rich Epoxy, Sơn Inorganic zinc silicate, Sơn vinin…
Thường để đảm bảo chống ăn mòn tốt cho các kết cấu ngoài biển người ta phối hợp cả hai phương pháp trên. - (Thanh Tài)

dùng sơn tĩnh điện chống ăn mòn - (hùng)

Theo mình được biết thì một số loại thiết bị trên giàn khoan là làm bằng thép không rỉ loại 316, hoặc 316 có mạ crom, hoặc 310... hoặc sắt carbon..... nói chung là sắt thép. - (hai yen)

các kim loại được mạ kẽm hoàn toàn và một số được sơn bàng sơn 2 thành phần - (Quan Nguyễn)

dưới nước thì dùng Anot, trên khô thì mạ kẽm, sơn hoặc dùng vật liệu có tính chống ăn mòn cao như thép trắng 316. - (tai anh)

Các công nghệ để phòng, chống và giảm tác hại của ăn mòn biển chủ yếu là tạo các lớp vật liệu bảo vệ bền (hiện đã có các loại sơn cho tàu biển chịu được ăn mòn biển trên 3, 4 năm), các lớp bảo vệ đặc hiệu ở vùng "té nước", các phương pháp điện hoá với "điện cực hi sinh". - (Chan Oi)

Bảo vệ chống rỉ sét của các giàn khoan ngoài biển được áp dụng nhờ hai công nghệ. Thứ nhất đối với phần nổi (phần kết cấu, thiết bị ở trên mặt nước) thì áp dụng công nghệ sơn chống ăn mòn (Painting). Phần thứ 2 là phần chìm (phần nằm dưới nước) thì họ áp dụng công nghệ chống ăn mòn bằng điện cực. - (Unname)

Làm bằng thép kết cấu, không sơn phủ gì. Chống ăn mòn nước biển thì nhờ Ca sĩ Elton John hát bài Sacrifice Anodes. - (NVC)

được bảo vệ bởi mấy con ốc bám vào - (fghf)

Vật liệu dùng làm giàn khoan dầu khí trên biển là sắt thép. Để bảo vệ giàn khoan trước tác động của nước biển người ta dùng sơn để sơn lên bề mặt cần bảo vệ. Tất nhiên yêu cầu đối với chất lượng sơn và quy trình sơn rất cao và nghiêm ngặt. Đối với những phần chìm trong nước biển thường xuyên như chân đế người ta còn gắn thêm những thanh kim loại kẽm để chống lại sự ăn mòn trực tiếp của nước biển.
Thân ái, - (van.thuy.315428)

Chỉ làm bằng thép bình thường thôi. Ngoài lớp sơn bảo vệ (sơn có đặc biệt hơn so với sơn bình thường trên đất liền) sẽ có thêm hệ thống bảo vệ chống ăn mòn điện hóa cưỡng bức bằng hệ thống Cathodic. - (ntn)

Giàn khoan dùng thép nhập từ nước ngoài, nó chống gỉ sét bằng những cục anot nhôm to bằng cả bắp đùi chân. Cả giàn thì dùng cả trăm cục anot như vậy. - (Trần huy Lộc)

trước khi ra biển giàn khoan đươc sơn bang sơn tĩnh điện là rất tốt với nhiều lớp sơn dày khoãng 1 cm và được lắp đặt những thanh phát ra từ tính chống ăn mòn điện hóa - (Chuong le Huy)

Theo tôi thì họ chế tạo giàn bằng BÊ TÔNG CỐT TRE để chống ăn mòn! - (nguyentrinhvr)

Chân dàn khoan làm từ...Bê tông cốt tre bạn ạ. Không có kim loại thì sao ăn mòn được đúng không ? - (Hại Điện)

Hầu hết các giàn khoan hiện nay làm bằng vật liệu thép, tuy nhiên phần chân đế bắt buộc phai làm bằng nhựa composit, vi neu làm bằng thép thi 2 tháng la gãy chân đế luôn do ăn mòn nước biễn. Phần thượng tầng cũng phải thiết kế vật liệu đặc biệt và ưu tiên vật liệu không rỉ sét, như đồng thậm trí kim loai tốt hơn.

Nhưng giàn khoan VN mình đóng không bằng nước ngoài. Đóng mới chưa đây mot nam da mua son phủ lại. - (Tung Ptsc)

Giàn khoan gồm 2 cấu kiện chính là Jacket (chân đế) và Topside (Khối thượng tang). Công nghệ hiện tại để chống ăn mòn cho Jacket vẫn là dùng các điện cực Anod bảo vệ, cho phần Topside là bằng các loại sơn nhiều thành phần.
- (VietBinh)

Giàn khoan hay các công trình ngâm dưới biển đều sử dụng điện cực để chống ăn mòn! Vừa rẻ vừa bền mà dẽ thì công! - (Van)

Để chống ăn mòn cho giàn khoan biển cả giàn cô định và giàn tự nâng,. Ngay từ khi chế tạo người ta phải gắn cho phần chìm dưới nước các cục nhôm nguyên chất gọi là cục chống ăn mòn như vậy do phản ứng dương cục tan chân đế sẽ không bị ăn mòn. Ngoài ra người ta còn phun 1 lớp sơn chống hà(hàu) để không cho hà bám vào làm tăng tải trọng sóng. - (truongmy222222)

Bảo vệ chống rỉ cho giàn khoan cũng tương tự như cho tàu thuyền. Giàn khoan cố định hay tự nâng đều có phần chìm (chân giàn) và phần nổi (topside). Chân giàn cũng có một phần nổi trên mặt nước, phần nổi này đc sơn bằng loại sơn dành cho tàu thuyền mác cao. Nó thường đc thiết kế sơn 3 lớp, lớp trong cùng là loại chống rỉ thường gọi là lớp epoxy có độ dày từ vài chục miromet đến hơn 100 micromet. Lớp thứ hai cũng tương tự và lớp thứ 3 là lớp áo ngoài có độ dày vài chục micromet. Mầu sơn của lớp ngoài cùng theo yêu cầu của chủ giàn. Phần topside chia làm nhiều vùng và cũng đc sơn tưng tự như phần chân nổi trên mặt nước. Cũng có vùng chỉ thiết kế cần sơn 2 lớp. Còn phần chân giàn chìm trong nước, không sơn, mà đc gắn các cục anot bằng kẽm dọc theo chân và các kết cấu liên quan, để kẽm bị ăn mòn trước khi thép bị ăn mòn. Người ta phải kiểm tra định kỳ và thay thế các cục kẽm thường 5-10 năm. Quan trọng sơn bảo vệ tốt hay không còn một yếu tố quan trọng là độ làm sạch vị trí cần sơn trước khi sơn và thời tiết khi sơn. Độ làm sạch người ta quy định theo các tiêu chuẩn cấp độ làm sạch, còn thời tiết thì ẩm thấp hay có mưa thì không đc sơn. Sơn cũng chỉ đc từ 3-5 năm phải sơn lại. - (N Thường)

Giàn khoan được chống ăn mòn giống như làm với cái cổng sắt nhà bạn thui, nhưng làm hàng ngày, sét gỉ , bong tróc là đánh sạch sơn các loại sơn chuyên dụng ngay chứ không chờ đến Tết như ở nhà. Giàn cố định nếu bị ăn mòn mục chân thì đành bỏ cho cá ở, giàn tự nâng thì 5 năm lên dock sơn sửa chống ăn mòn, chống hà rùi xài tiếp. Giàn khoan thì toàn bằng thép nên sét gỉ là chuyện hành ngày, không gì chống nổi với khí hậu biển, chỉ làm chậm quá trình phá huỷ mà thui. - (Trần Thanh)

dàn khoan được sơn bang sơn NIPON đó ma ! - (Phi Truong)

Giàn khoan Tự nâng, Giàn khoan cố định, Tàu khoan -drillship, Giàn khoan nửa nổi nủa chìm; Dù là loại giàn khoan nào thì cũng đều hoạt động khai thác nhưng nơi có điều kiện môi trường ăn mòn cao, Kết cấu giàn khoan được làm chủ yếu bằng kim loại sắt thép, thường có thiết kế yêu cầu tuổi thọ trên 20 năm. Nếu muốn có độ bền trên 20 năm thì phải sử dụng Sơn bảo vệ chống ăn mòn. Vậy làm sao để có chuẩn mực chung cho các hệ Sơn bảo vệ? Đó là áp dụng Tiêu chuẩn ISO12944 hoặc Norsok M501. Thông thường, phần thượng tầng được sơn các loại sơn cao cấp như Sơn INTEK, Epoxy, Polyurethane, Vinyl Ester, Polyester, Zinc Ethyl Silicate, Zinc Rich Epoxy, Silicone, Sơn chống nóng INTEK, sơn chống cháy cho phòng điều khiển và những khu trọng yếu khác…Phần chân đế cũng được sơn bảo vệ chống ăn mòn môi trường nước biển, ngập nước biển, nửa ngập nửa không…và gắn thêm anode ăn mòn hy sinh theo cách điện hóa…Đối với Giàn khoan có yêu cầu kỹ thuật thiết kế chuẩn mực, cũng như yêu cầu Sơn bảo vệ đạt tiêu chuẩn để chống ăn mòn trong môi trường khắc nghiệt như vậy! - (Xay dung Cong nghiep)

gian khoan gom co hai phan chân đế va topside. phan chan de lam bang thep khong co lop sơn co han them nhung khối kẽm fan nay no nam duoi nuoc bien khoi kem nay co nhiem vu trung hoa cac ion cua muoi nuoc bien de chong an mon fan ung hoa hoc.con fan topsise thi nam fia tren mat nuoc bien duoc phu mot lop son chong an mon. - (tran vu phong)

Dàn khoan làm bằng sắt và dùng sơn bảo vệ. - (hluan403a)

Theo mình nghĩ thì chất liệu làm giàn khoan giống y chang chất liệu làm tàu container :). Còn cơ chế chống ăn mòn của giàn khoan chắc cũng không khác cơ chế ở tàu biển. - (Khánh Tâm)

0