Giám đốc người Anh Steve Jackson: ‘Người Hà Nội lấy đâu ra tiền mà giàu thế’
Giám đốc người Anh Steve Jackson chia sẻ bài viết về thắc mắc không hiểu người Việt Nam vì sao lương thấp vẫn suốt ngày đi du lịch, checkin sang chảnh. Jackson đã làm việc cho nhiều tổ chức phi chính phủ NGOs và hiện tại đang làm Giám đốc Truyền thông tại OneSky. 10 năm sống ở Hà Nội đủ để anh thấy ...
Giám đốc người Anh Steve Jackson chia sẻ bài viết về thắc mắc không hiểu người Việt Nam vì sao lương thấp vẫn suốt ngày đi du lịch, checkin sang chảnh. Jackson đã làm việc cho nhiều tổ chức phi chính phủ NGOs và hiện tại đang làm Giám đốc Truyền thông tại OneSky. 10 năm sống ở Hà Nội đủ để anh thấy nơi đây thật đặc biệt, nhất là về lối sống và việc sử dụng tiền bạc.
Giám đốc người Anh Steve Jackson đã có 10 năm làm việc ở Hà NộiTôi không hiểu cách vận hành dòng tiền tại Hà Nội
Mới đây trên blog medium, Steve Jackson đã có bài viết nêu lên góc nhìn cá nhân về lối sống của người Hà Nội nói riêng và Việt Nam nói chung. Một thập kỷ sống trên mảnh đất “Ngàn năm văn hiến”, chàng trai người Anh vẫn không hiểu người Hà Nội lấy tiền đâu để mua sắm, đầu tư và kinh doanh cũng như cách họ sử dụng đồng tiền.
Quan điểm của Steve Jackson đã vấp phải những ý kiến trái chiều của dư luận. Có những người cùng quan điểm, nhưng không ít lời chỉ trích khi cho rằng bản thân Jackson còn chưa thấu hiểu cuộc sống nơi anh đã gắn bó 10 năm qua.
Ở bài viết của mình, Steve Jackson thắc mắc về dòng tiền lưu hành trong lòng Hà Nội. Những đồng nghiệp của anh dù đồng lương ít ỏi vẫn đủ tiền checkin tại mấy resort mà ngay cả bản thân anh chẳng bao giờ đủ tiền để vào.
Hay như cách thanh niên Việt Nam cùng làn sóng Startup đầu tư ồ ạt, chỉ quan tâm tới cách vận hành mà thiếu tập trung vào vấn đề tài chính. Steve Jackson cũng gián tiếp chỉ trích đàn ông Việt chỉ biết ăn bám vợ hoặc đồng lương ít ỏi mà thiếu tính phấn đấu.
Anh chàng người Anh còn thắc mắc không hiểu những bà vợ tiền lương chỉ vỏn vẹn có ít đồng mà vẫn đủ để nuôi gia đình. Cuối cùng, Steve Jackson đặt dấu hỏi lớn là họ lấy tiền đâu để phục vụ lối sống như vậy và gọi Hà Nội là xứ sở thần tiên của tiền bạc, nơi những quy luật bình thường không thể áp dụng nổi.
Bài viết của Giám đốc người Anh Steve Jackson
Một thập kỷ sống ở Hà Nội nhưng tôi vẫn chưa thể hiểu cách đồng tiền ở đây đang vận hành.
Tôi từ lâu đã biết rằng đồng lương của những người đồng nghiệp Việt Nam chỉ bằng một phần nhỏ so với những đồng nghiệp người nước ngoài như chúng tôi. Vì thế, tôi luôn luôn cố tránh đặt họ vào một tình thế mà họ buộc phải trả những ‘mức giá quốc tế’.
Với lại ở đây, ngồi bia hơi với ăn lẩu là thấy ổn rồi (không cần tốn nhiều tiền).
Thế nhưng xong rồi tôi thấy chính những người đồng nghiệp đó khoe ảnh ọt trên Facebook. Họ đi du lịch, ở trong mấy nơi resort mà đến tôi cũng chẳng bao giờ đủ tiền để vào, hoặc là chụp những bức ảnh ‘tự sướng’ trên những chuyến đi vòng quanh thế giới.
Tôi cũng thấy nhiều thanh niên đi du học Anh đăng ảnh sống ảo trên Instagram về những chuyến đi du lịch châu Âu vào đợt nghỉ giữa kỳ của họ. Thậm chí, tôi thấy một bạn thực tập sinh cũ của mình còn đổi đời trở thành một ‘ngôi sao Instagram’ suốt ngày đăng ảnh quần áo và có tới 50.000 người theo dõi. Mà, đồ cô ấy mặc toàn là hàng Chanel.
Trong một cập nhật gần nhất, cô ấy tỏ vẻ giận dữ và khẳng định rằng những món đồ đắt tiền đó không phải nhờ bố mẹ của cô hay nhờ anh người yêu mua cho.
Hình ảnh khoe sự giàu có trên Instagram của giới trẻ ViệtCòn ở đây, tôi thấy các chuỗi cửa hàng sống năm này qua năm khác mà không có lấy một mống khách hàng. Điều này xảy ra với không chỉ những hộ kinh doanh nhỏ kiểu gia đình mà với các chuỗi lớn như Fresh Garden hay Paris Gateaux.
Tôi cũng thấy thanh niên Việt Nam làm ăn kinh doanh. Họ đổ hàng chục nghìn USD để tập trung quá nhiều vào khâu vận hành. Thế là chỉ sau vài tháng, mô hình gặp vấn đề và họ bắt đầu chán nản. Tất cả là bởi họ không quan tâm đến vấn đề tài chính của mô hình từ đầu.
Và một vài trường hợp rất đặc biệt khác mà tôi gặp thì họ (những người phụ nữ) chỉ kiếm được vài USD mỗi ngày. Thế mà họ phải dùng tiền để nuôi cả gia đình. Tôi chẳng hiểu họ đã làm như thế nào.
Trong khi đó, mấy ông chồng – về mặt luật pháp nhưng thực ra chẳng còn giống như những người chồng trong cuộc sống gia đình – thì lười, chẳng chịu làm gì. Họ chỉ trông chờ vào mấy đồng lương còm.
Gần đây còn có một cơn bùng phát trong cộng đồng những người tự gọi mình là ‘doanh nhân thành đạt’. Người ta cứ sử dụng rất nhiều hash tag #StartUp trên trang cá nhân của họ trên mạng xã hội Twitter. Họ tự tạo ra các ‘hub’ (trung tâm) và nói nhiều đến các cách ‘hacking’. Có thể có người kiếm được nhiều tiền từ những vụ này, nhưng câu hỏi đặt ra là có bao nhiêu người trong số họ thực sự làm được như thế?
Tôi cũng thấy những người sống ở mấy biệt thự ven hồ cứ đăng hết mấy bức ảnh đi nghỉ này những bức ảnh du lịch khác trên Facebook. Tôi không hiểu họ lấy tiền đâu ra để phục vụ cho lối sống ấy, hay họ lấy đâu ra nhiều thời gian để đi nghỉ đến thế.
Hà Nội quả đúng là một ‘xứ sở thần tiên’ của tiền bạc, nơi mà những quy luật bình thường bó tay không thể nào áp dụng nổi.
Còn bạn, bạn nghĩ gì về bài viết của Steve Jackson trên trang blog Medium. Hay nếu là người Hà Nội hoặc đang học tập, làm việc tại Thủ Đô, bạn nhận xét thế nào về lối sống nơi đây. Mảnh đất Thăng Long 1.000 năm không sầm uất và hối hả như Sài Gòn nhưng cũng đủ bon chen và xô bồ. Hà Nội là trung tâm Chính trị của Việt Nam với nhiều trường Đại học, Học viện, Công ty, Doanh nghiệp nên tập trung đông người. Ngay cả việc mở quán nước ven đường cũng đủ để chủ nhân của nó trang trải cuộc sống. Vậy liệu có quá khó đoán người Hà Nội lấy tiền đâu ra để check in sang chảnh?