13/01/2018, 15:34

Giải Toán lớp 6 Bài 8: Đường tròn

Giải Toán lớp 6 Bài 8: Đường tròn Bài 38 (trang 91 SGK Toán 6 tập 2) : Trên hình 48, ta có hai đường tròn (O; 2cm) và (A; 2cm) cắt nhau tại C, D. Điểm A nằm trên đường tròn tâm O. a) Vẽ đường tròn tâm C, bán kính 2cm. b) Vì sao đường tròn (C; 2cm) đi qua O, A? ...

Giải Toán lớp 6 Bài 8: Đường tròn


Bài 38 (trang 91 SGK Toán 6 tập 2): Trên hình 48, ta có hai đường tròn (O; 2cm) và (A; 2cm) cắt nhau tại C, D. Điểm A nằm trên đường tròn tâm O.

a) Vẽ đường tròn tâm C, bán kính 2cm.

b) Vì sao đường tròn (C; 2cm) đi qua O, A?

Lời giải:

a) Vẽ đường tròn (C; 2cm)

b)

Vì hai đường tròn (O; 2cm) và (A; 2cm) cắt nhau tại C nên:

– C thuộc (O; 2cm) => OC = 2cm do đó O thuộc (C; 2cm)

– C thuộc (A; 2cm) => AC = 2cm do đó A thuộc (C; 2cm)

Vậy đường tròn (C; 2cm) đi qua hai điểm O và A.

Bài 39 (trang 92 SGK Toán 6 tập 2): Trên hình 49, ta có hai đường tròn (A; 3cm) và (B; 2cm) cắt nhau tại C, D, AB = 4cm. Đường tròn tâm A, B lần lượt cắt đoạn thẳng AB tại K, I.

 

a) Tính CA, CB, DA, DB.

b) I có phải là trung điểm của đoạn thẳng AB không?

c) Tính IK.

Lời giải:

 

a) Hai điểm C và D nằm trên đường tròn (A; 3cm) nên CA = DA = 3cm

Hai điểm C và D nằm trên đường tròn (B; 2cm) nên CB = DB = 2cm

b) Trên tia BA có: BI = 2cm, AB = 4cm

Vì 2cm < 4cm nên điểm I nằm giữa A và B (1).

Ta có: AI + IB = AB

=> AI = AB – IB = 4 – 2 = 2cm

Do đó: AI = BI (2)

Từ (1) và (2) suy ra I là trung điểm của đoạn thẳng AB.

c) Trên tia AB có AI = 2cm, AK = 3cm. Vì AI < AK nên điểm I nằm giữa hai điểm A và K.

Ta có: AI + IK = AK

=> IK = AK – AI = 3 – 2 = 1cm

Bài 40 (trang 92 SGK Toán 6 tập 2): Với compa, hãy so sánh các đoạn thẳng trong hình 50 rồi đánh cùng một dấu cho các đoạn thẳng bằng nhau.

Lời giải:

Cách so sánh: Dùng compa với độ mở sao cho hai mũi nhọn compa trùng với hai đầu của một đoạn thẳng. Với cùng độ mở đó ta có thể so sánh với độ dài đoạn thẳng thứ hai.

Kết quả so sánh: LM < AB = IK < ES = GH < CD = PQ

Đánh dấu như trong hình:

(Chúng ta có 3 cặp đoạn thẳng bằng nhau: AB = IK; ES = GH; CD = PQ)

Bài 41 (trang 92 SGK Toán 6 tập 2): Đố: Xem hình 51. So sánh AB + BC + AC với OM bằng mắt rồi kiểm tra bằng dụng cụ.

 

Lời giải:

 

– So sánh bằng mắt: AB + BC + AC = OM

– Kiểm tra (bằng thước đo hay compa): Trên tia OM kể từ O ta đặt liên tiếp ba đoạn thẳng có độ dài lần lượt bằng AB, BC, CA. Ta thấy điểm cuối trùng với M.

Vậy AB + BC + AC = OM

Bài 42 (trang 93 SGK Toán 6 tập 2): Vẽ lại các hình sau (đúng kích thước như hình đã cho).

Lời giải:

Cách vẽ:

Hình a) Trước hết vẽ đường tròn bán kính 1,2 cm rồi vẽ đường kính của đường tròn. Trên hai nửa mặt phẳng bờ đối nhau là đường kính vẽ hai nửa đường tròn có đường kính lần lượt là đoạn nối tâm tới một đầu của đường kính vừa vẽ. Sau cùng tô màu như hình vẽ.

Hình b) Trước hết, vẽ hình vuông. Lấy giao điểm của hai đường chéo làm tâm vẽ 5 đường tròn có bán kính lần lượt bằng bán kính của 5 đường tròn đã cho.

Hình c) Trước hết vẽ đường tròn ở chính giữa có bán kính R. Vẽ một đường tròn phụ trùng với tâm đường tròn vừa vẽ, bán kính 2R. Trên đường tròn phụ, vẽ liên tiếp 6 dây, mỗi dây có độ dài 2R. Sau đó vẽ sáu đường tròn có tâm là mút của mỗi dây.

Hình d) Vẽ đường tròn bán kính R bằng bán kính của đường tròn ở chính giữa. Vẽ liên tiếp sáu dây, mỗi dây dài R. Vẽ sáu nửa đường tròn ra phía ngoài của đường tròn vừa vẽ mỗi nửa đường tròn có đường kính là mỗi dây.

(Các hình khá khó vẽ, các bạn chịu khó luyện hoa tay vậy!!!)

Bài viết liên quan

  • Giải Toán lớp 9 Bài 8: Đường tròn ngoại tiếp. Đường tròn nội tiếp
  • Giải Toán lớp 8 Bài 6: Trường hợp đồng dạng thứ hai
  • Giải Toán lớp 9 Bài 6: Tính chất của hai tiếp tuyến cắt nhau
  • Giải Toán lớp 6 Bài 8: Tính chất cơ bản của phép cộng phân số
  • Giải Toán lớp 7 Bài 6: Tam giác cân
  • Giải Toán lớp 4 Luyện tập chung trang 48 sgk
  • Giải Toán lớp 8 Bài 6: Diện tích đa giác
  • Giải Toán lớp 6 Bài 2: Phân số bằng nhau
0