25/05/2017, 00:22

Giải thích và bình luận câu Không thầy đố mày làm nên

Đề bài:  Em hãy giải thích và bình luận câu tục ngữ dân gian Không thầy đố mày làm nên để qua đó thấy được truyền thống tôn sư trọng đạo của dân tộc.  Trong suốt chiều dài của lịch sử, văn hóa, con người Việt Nam đã hình thành nên những truyền thống, phong tục mang đặc trưng riêng của dân tộc mình, ...

Đề bài:  Em hãy giải thích và bình luận câu tục ngữ dân gian Không thầy đố mày làm nên để qua đó thấy được truyền thống tôn sư trọng đạo của dân tộc.  Trong suốt chiều dài của lịch sử, văn hóa, con người Việt Nam đã hình thành nên những truyền thống, phong tục mang đặc trưng riêng của dân tộc mình, trong số các truyền thống tiêu biểu đó không thể không kể đến như truyền thống yêu nước, truyền thống đấu tranh chống giặc ngoại xâm, truyền thống ăn quả nhớ kẻ trồng cây…và một ...

Đề bài:  Em hãy giải thích và bình luận câu tục ngữ dân gian Không thầy đố mày làm nên để qua đó thấy được truyền thống tôn sư trọng đạo của dân tộc.

 Trong suốt chiều dài của lịch sử, văn hóa, con người Việt Nam đã hình thành nên những truyền thống, phong tục mang đặc trưng riêng của dân tộc mình, trong số các truyền thống tiêu biểu đó không thể không kể đến như truyền thống yêu nước, truyền thống đấu tranh chống giặc ngoại xâm, truyền thống ăn quả nhớ kẻ trồng cây…và một trong những truyền thống mang đậm bản sắc của con người Việt Nam bao đời nay, đó chính là truyền thống hiếu học. Việt Nam tuy là một quốc gia, một dân tộc nghèo nhưng lại luôn mang trong mình những ý thức, trách nhiệm với đất nước. Và để hoàn thành những trách nhiệm cao cả, lớn lao đó thì dù trong hoàn cảnh nào, khó khăn ra sao thì con người Việt Nam cũng luôn phấn đấu học hành, noi gương cha ông đi trước, học để không còn bị áp bức, học để có thể mở mang kiến thức, học để phát triển đất nước. Và không chỉ là một đất nước hiếu học, dân tộc ta còn có một truyền thống vô cùng quan trọng khác, đó là truyền thống tôn sư trọng đạo. Nói về truyền thống này cũng đã có câu ca dao “Không thầy đố mày làm nên”.

Việt Nam vốn là một quốc gia rất coi trọng hoạt động giáo dục, ngay từ khi đất nước còn đang ở giai đoạn của xã hội phong kiến thì việc học và nhu cầu học không bao giờ thiếu. Ở xã hội xưa thì các cô cậu học trò thường được học chữ, học số qua sự chỉ bảo của những thầy đồ, thầy Nho nghèo. Và để nhấn mạnh tầm quan trọng của việc giáo dục mà đặc biệt là của người giáo dục thì ông cha ta đã sáng tác câu tục ngữ: “Không thầy đố mày làm nên”.

“Không thầy đố mày làm nên” là một câu tục ngữ hay và ý nghĩa khi nhấn mạnh đến vai trò cũng như vị trí của người thầy trong việc dạy và học cũng như trong hoạt động giáo dục nói chung.

Con người ta sinh ra không ai tự có khả năng nhận thức được tất cả mọi thứ và dù có tự nhận thức được đi nữa thì cũng chưa chắc được rằng những nhận thức đó là đúng đắn, và có thể vận dụng được những nhận thức ấy vào cuộc sống một cách hiệu quả. Và trong những trường hợp như vậy, sự xuất hiện và dạy dỗ của một người thầy là vô cùng quan trọng vì thầy là người truyền tải cho chúng ta những kiến thức, những bài học hấp dẫn, đúng đắn, định hướng cho chúng ta những con đường đi phù hợp. Nói như vậy ta sẽ thấy được vai trò của người thầy. Trở lại với câu tục ngữ “không thầy đố mày làm nên”, đây là một câu tục ngữ khẳng định vai trò, vị trí của người thầy giáo đối với việc học, song cũng là lời nhắc nhở đầy chân thành, nghiêm khắc của ông cha ta đối với những thế hệ hậu bối, những người học sau này.

“Thầy” là người thầy giáo, tên gọi của  chung của những người làm nghề dạy học. Ngay tiếng thầy cũng đã thể hiện được rõ nét vai trò của người thầy cũng như thái độ kính trọng của ông cha ta với nghề đầy cao quý này. Nếu bố mẹ là người sinh ra ta, cho ta sự sống và nuôi dưỡng ta nên người thì thầy giáo lại là người truyền dạy cho ta những tri thức, hiểu biết cần thiết. Người dạy dỗ ta nên người, thầy cũng là cầu nối đưa ta đến với thành công sau này. Trong cuộc sống vốn cần rất nhiều những hiểu biết, những kĩ năng, bởi chỉ có như vậy thì chúng ta mới có thể tồn tại, phát triển, chinh phục tự nhiên theo ý muốn của mình.

Và để có những kiến thức, kĩ năng đó, ta cần đến một người thầy. Vì thầy không chỉ là thế hệ tiền bối của chúng ta mà còn là những người có rất nhiều am hiểu, có tri thức và những kĩ năng cần thiết mà ta cần. Người thầy cũng là người sẵn sàng sẻ chia những hiểu biết, những tri thức ấy mà không hề vụ lợi cho riêng mình. Và khi đã có những tri thức thì con người sẽ suôn sẻ, thuận lợi hơn trong cuộc sống vì mọi thứ đó ta ít nhiều đã được học, những kiến thức học được cũng có thể mang vào để vận dụng cho thực tế ấy. Ví dụ những người học trò khi xưa đi đến những trường làng học những vị danh nho tài ba vì mong muốn có thêm những hiểu biết, mà cao hơn nữa là có thể đỗ đạt làm quan, làm rạng danh dòng họ, khẳng định được tài năng của bản thân.

Hay đối với những cậu bé chăn trâu, những cậu bé nghèo thường xuyên nấp vào những khe hở của trường học, để học lỏm những tri thức mà thầy giảng cho những bạn gia đình có điều kiện khá giả hơn. Họ học lỏm vì lòng ham học và vì mong có cái chũ, vừa là để cho bằng bạn bằng bè, vừa là để sau này có thể thoát khỏi cái đói, cái khổ, mong một cuộc sống tốt đẹp hơn. Từ “mày” trong câu ca dao là chỉ những người học sinh, đúng hơn là những người đã từng dược nhận sự giáo dục của người thầy. Đây là cách nói nôm na, dân dã. Câu tục ngữ “Không thầy đố mày làm nên” khuyên bảo sâu sắc, nhắc nhở sâu sắc những thế hệ học sinh phải biết tôn trọng và ghi nhớ những công lao to lớn của người thầy.

Những người thầy dạy dỗ chúng ta một cách tận tình, chu đáo, họ dành hết nhiệt huyết cho những cô cậu học trò nhỏ bé của mình, truyền tải hết những hiểu biết mà mình có cho học sinh. Mục đích của việc giảng dạy này không hề vụ lợi hay mong muốn một sự đáp trả, họ chỉ mong sao cho những học trò của mình có thể tiến bộ, lớn khôn thành người và mang những tri thức mà mình đã truyền dạy đó để làm những công việc có ích cho cuộc đời cũng như cho chính cuộc sống của họ. Chính sự vô tư trong hành động, cao cả trong tấm lòng yêu thương vị tha ấy mà người thầy từ xưa đến nay, dù trong bất kì thời đại nào, khi đất nước có chiến tranh hay khi đã hòa bình thì vẫn là những người được coi trọng nhất trong xã hội.

Chẳng những thế mà Bác Hồ vĩ đại của chúng ta đã từng ca ngợi đầy chân tình về người thầy và nghề giáo : “Nghề giáo là nghề cao quý nhất trong những nghề cao quý”. Nghề giáo là nghề cao quý nhất trong những nghề cao quý, người thầy là người được kính trọng trong xã hội, bởi đối tượng mà họ “làm việc” chính là con người. Việc đào tạo, giáo dục con người chẳng phải nhân văn, nhân đạo lắm sao?. Trở lại với câu tục ngữ này ta có thể thấy được tính đúng đắn, chuẩn xác của nó, xuất phát từ chính những hnahf động cao cả mà những người thầy dành cho những học trò của mình mà người học trò như một lẽ tất yếu cần biết yêu thương, kính trọng những người thầy cô của mình.

Chúng ta cũng cần tránh những cách hiểu tiêu cực rằng câu nói đề cao một các thái quá vai trò của người thầy, hay câu nói coi thường sự tự thân phát triển của những người học trò. Những cách hiểu này là thiển cận, nông cạn bởi ta hiểu giá trị của câu nói này là về mặt tinh thần, bởi cũng không thể phủ nhận những người có thể tự mình đèn sách mà thành tài, có thể đỗ đạt làm quan nhưng những người đó có dám chắc rằng mình chưa từng đi học, chưa từng được thầy dạy chữ, dạy những thứ cơ bản nhất, giản đơn nhất. Do đó mà nếu đã từng là học sinh thì hãy yêu thương, kính trọng thầy cô, bởi lẽ “Nhất tự vi sư, bán tự vi sư” ( Một chữ cũng là thầy, nửa chữ cũng là thầy).

Như vậy, câu tục ngữ “Không thầy đố mày làm nên” là một câu tục ngữ hoàn toàn đúng đắn, dù trong thời đại nào thì ý nghĩa của nó cũng không thay đổi, hao mòn. Ta cũng có thể thấy từ rất sớm ông cha ta đã rất đề cao nghề giáo cũng như người thầy giáo, câu tục ngữ thể hiện được sự kính trọng đối với vai trò và vị trí của người thầy đối với sự phát triển, thành công của người học.

0