Giải thích câu tục ngữ: “Con nhà tông không giống lông cũng giống cánh”
Đề bài: Hãy giải thích câu tục ngữ: “Con nhà tông không giống lông cũng giống cánh” Bài làm Chúng ta là những con người, luôn song hành bên mình luôn có những người họ hàng, anh chị em. Chắc chắn dễ tìm thấy những điểm giống, sự gần ...
Đề bài: Hãy giải thích câu tục ngữ: “Con nhà tông không giống lông cũng giống cánh”
Bài làm
Chúng ta là những con người, luôn song hành bên mình luôn có những người họ hàng, anh chị em. Chắc chắn dễ tìm thấy những điểm giống, sự gần gũi vì cùng chung một huyết thống, ta nên tự hào về điều đó. Vậy cho nên, câu tục ngữ “con nhà tông không giống lông cũng giống cánh” được xem là câu tục ngữ mang nhiều kinh nghiệm qua sự quan sát sâu sắc của cha ông ta.
Mượn cách nói của câu tục ngữ đó muốn nói về vạn vật nói chung, để nhân rộng ra với thế giới con người. "con nhà tông không giống lông cũng giống cánh", ý muốn nói đã là cha con thì kiểu gì cũng có những cái giống nhau. Đã chẳng còn khó hiểu gì với chúng ta khi nhắc đến từ “tông” mang nghĩa là tông chi họ hàng thân thích, gần nhất ở đây muốn nói đến người cha, mẹ đã mang lại cho chúng ta cuộc sống này, chúng ta được hưởng một nguồn gen từ họ, vậy nên đương nhiên dễ hiểu khi sẽ “giống lông”không thì “giống cánh”, có không chỉ một hoặc hai điểm giống nhau mà còn nhiều hơn thế, không chỉ giống nhau về hình dáng mà sâu xa hơn đó còn là sự quyết định về tính cách, thái độ cư xử.
Từ bé ta đã được sống trong vòng tay của cha mẹ, ta vốn như trang giấy trắng, được tô vẽ, ảnh hưởng bởi nhiều thứ xung quanh, nó ảnh hưởng đến cuộc sống, là một phần ký ức của ta về sau nay, hình thành nên ta bây giờ, ta không chỉ nhận được tình yêu to lớn, ta còn nhận được nhiều hơn thế, từ những nét ngoại hình, vóc dáng, gương mặt đến những sở thích đời thường, cả về mảng năng khiếu nghệ thuật, cả về một phần trí tuệ dù không phải là tất cả nhưng đa số sẽ là sự thừa hưởng như vậy. Có thể một câu nói quen thuộc mà rất nhiều các ông bố bà mẹ được nghe từ người khác đó là: “đứa bé thật giống anh/chị". Mặc dù bố mẹ vui, nhưng cũng có thể không phải lúc nào cũng tin được điều này, nhưng đôi khi giữa phụ huynh và con cái có những điều giống nhau đến kỳ lạ. Và người ta thường quan niệm với nhau rằng nếu một trong hai người bố mẹ có gen trội ta thường dễ nhận được hơn, giống người đó hơn.
Câu nói này là dịp để ta suy nghĩ về quan niệm của người xưa, trở lại về cội nguồn, để suy nghĩ về sự tiếp nối, phát huy những giá trị đẹp đẽ sẽ khó mất đi dù làm cách nào, sự huyết thống, dòng họ, luôn là một điều đẹp đẽ của dân tộc, sự tuyệt vời của tạo hóa, tạo ra bao nhiêu con người nhưng vẫn để cho mỗi chúng ta cảm giác không quá xa lạ, khác biệt.
“Con nhà tông” trong thời đại nào cũng có, nó không chỉ dừng lại cho chúng ta hiểu về nghĩa đen mà còn lan tỏa ở nghĩa bóng, nếu như giống được bố mẹ nét đẹp nét xinh thì là điều quý, nhưng nếu không được, nếu không có được may mắn đó,dù có lấy nét dở nét xấu nhất, để rồi “cha không nhận mặt con”,trên thực tế cũng có khá nhiều, thì lúc này gia đình, bản thân người đó cũng không nên buồn bã, oán trách bởi điều ấy đen đủi, hay thiệt thòi mà ép buộc, thúc ép, cố gắng thay đổi con cái, làm hạn chế đi tài năng tiềm ẩn, khả năng, vẻ đẹp của tự cá nhân đó, hơn nữa còn càng cần khai thác nó.
Chỉ có một số ít những điều mà ảnh hưởng đến sự hình thành, phát triển nhân cách một con người đó chính là yếu tố sinh học như vừa nói đến ở trên, cũng muốn nói đến là cả môi trường, sự giáo dục. Ba điều đó sẽ làm hoàn thiện chúng ta, cái này chịu chi phối đến cái kia. Ta càng tiếp nhận nhiều càng có lợi nhưng, ta vẫn giữ được trong mình những điều cốt yếu, ta nên tự hào về điều đó.
Điều luôn phải biết rằng, một bậc cha mẹ thông minh trong thời đại này là hãy tạo điều kiện và định hướng để con phát triển một cách lành mạnh (cả về thể chất và tinh thần), nhưng đừng cố công thay đổi hoặc làm sai lệch đi thiên hướng của con cái mình. Dù không được mặt này, còn mặt khác, ta hoàn toàn có thể cái thiện được hoàn cảnh, hãy làm gương, người đứng sau con, để động viên để con không ỉ lại vào gia đình- dễ gặp ở nhiều nhà “qúy-tộc”, “đại trí thức”, “đại quan”…, phải giúp con có một hướng đi đúng đắn, trở thành người tự tin, thoải mái, có đủ tài trí và sức lực và tâm hồn đẹp như bao người khác để cống hiến cho xã hội, là niềm tự hào của gia đình.
Dù có trải qua bao lâu, câu nói ấy vẫn đúng, tồn tại ở đây để giúp con người có ý thức về việc giữ gìn, phát huy điều đẹp đẽ trong huyết thống của mình. Mỗi người, mỗi gia đình, xã hội cũng phải góp phần to lớn vào việc hoàn thành hai việc giáo dục và môi trường tốt, có khả năng, quan trọng cần thiết, có sự tâm huyết, để có thể tạo nặn nên những sự phát triển nhân cách đúng mực dành cho thế hệ trẻ.