06/02/2018, 15:39

Giải thích câu tục ngữ: Mạnh dùng sức, yếu dùng chước

Đề bài: Hãy giải thích câu tục ngữ “Mạnh dùng sức yếu dùng chước” Bài làm Con người là đa dạng, có tính cách, có sức khỏe tùy người. Chúng ta không nên so sánh mình với người khác, bởi mỗi người luôn có điểm mạnh, điểm yếu và ...

Đề bài: Hãy giải thích câu tục ngữ “Mạnh dùng sức yếu dùng chước”

Bài làm

Con người là đa dạng, có tính cách, có sức khỏe tùy người. Chúng ta không nên so sánh mình với người khác, bởi mỗi người luôn có điểm mạnh, điểm yếu và chỉ mình bản thân biết được, cảm nhận được, từ đó mà xem xét, biết tùy sức để có thể thành công trong các công việc của cuộc sống. Điều đó cũng được khéo léo nhắc đến trong các câu ca dao nổi tiếng từ xa xưa, trong đó tất nhiên phải kể đến câu tục ngữ “Mạnh dùng sức yếu dùng chước” đem đến cho chúng ta những suy nghĩ vô cùng sâu sắc, thấm thía.

Đã bước ra từ những cuộc chiến tranh,  từ lịch sử lâu đời, từ những kinh nghiệm sống xương máu, ông bà ta hơn ai hết đã đều hiểu được câu nói, còn muốn truyền rộng nó cho con cháu qua câu tục ngữ ấy. Mỗi chúng ta đều hiểu rằng, từ “mạnh” ở đây là muốn nói đến những con người có sức mạnh, có khả năng tốt hơn người khác, có điều kiện tốt hơn người khác thì đương nhiên trong bất kỳ công việc nào đều có thể dùng “sức” hay là viết tắt của từ sức khỏe, sức lực của bản thân để hoàn thành công việc trong cuộc sống là điều đương nhiên. Nhưng có kẻ mạnh thì đương nhiên có “kẻ yếu” là người kém hơn một chút, vậy những đối tượng như vậy họ phải làm như thế nào?. Bí mật được hé mở, là nên dùng “chước” chính là trong từ mưu chước- sự vận dụng trí tuệ, dùng các chiến lược đúng đắn, hay điểm mạnh mình thì cũng đều có  thể hoàn thành tốt công việc.

mạnh dùng sức yếu dùng chước

Và đến bây giờ, ta vẫn hiểu được rằng việc con người luôn có sự không bằng nhau từ sức khỏe, đến tính cách, kinh nghiệm làm việc, những kiến thức, không thể đem ra so sánh với nhau được, con người nên biết sống khôn khéo, biết lựa chọn những gì là hợp với mình để có thể làm tốt công việc đó trong các công việc hàng ngày. Chỉ khi ta hiểu được câu nói, Nếu ta biết vận dụng linh hoạt câu nói thì ta sẽ trở thành một người khôn khéo, thông minh.

Điều đó được thể hiện rõ trong các cuộc thi. Ông bà ta cũng không khuyên con cháu vận dụng câu nói một cách quá đáng, như dùng mưu hèn kế bẩn, sự “khôn lỏi” quyết tâm tìm điểm yếu của người khác để nhắm vào, đánh bại người khác. Cái gì cũng phải đường đường, chính chính mà làm, không nên có bất kì suy nghĩ lén lút, xấu nào mà ảnh hưởng đến quyền lợi người khác, thì đều không nên làm. Hãy làm điều gì đó, từ chính khả năng của bản thân, mình có cái gì thì mình nên phát huy một cách thông minh, sự nhanh nhẹn, vì mình hiểu, biết yêu được bản thân như thế đoạn đường đến với thành công sẽ được rút ngắn lại, dù có không phải tổn hại nhiều về “sức khỏe” nhưng ta cũng mất sức để “suy nghĩ, vận dụng kiến thức” để giải quyết vấn đề, cho ra kết quả.

Nếu ta có học, có kinh nghiệm tích lũy thì từ việc đơn giản đến khó như  nâng một vật lên một chỗ khác, ta không phải bê vác nặng nề mà có thể dùng đòn bẩy đưa vật lên, hay như việc rán cá dính chảo, để làm sạch chảo ta không phải cứ dùng sức để kì cọ đáy chảo, mà phải dùng một chút muối ngâm nước để một lúc sẽ ra, dùng ít lực cọ hơn, tiết kiệm thời gian hơn….Hãy nghĩ đến chiến tranh, ông bà ta đã đánh thắng giặc bao lần, không phải vì có lực lượng mạnh, vì thực tế bao lần lịch sử có ghi lại quân giặc lực lượng đông hơn, có vũ khí tiên tiến hơn, nhưng chúng vẫn thua quân ta bởi những tướng tài của ta biết dùng mưu để đánh giặc điển hình như “vườn không nhà trống”,…, vì ta biết không thể lấy sức mà chọi, như thế sẽ tổn thất, không chắc thắng. Chắc hẳn có đôi lần ta hiểu rằng, ngay trong hoàn cảnh nguy hiểm nhất, sức khỏe là không sử dụng được, nhưng nếu vận dụng tốt trí thông minh đều có thể giúp ta thoát khỏi điều đó.

Vậy mới thấy hết được sự giáo dục, sự học hỏi, những hiểu biết, kiến thức của con người là vô cùng quý, đương nhiên không quên chăm sóc sức khỏe, sự nhanh nhẹn, dẻo dai để trở thành người vẹn toàn, mạnh mẽ, để không phải thua kém bất cứ ai về tài và lực.

Cuộc đời còn dài, phương châm sống của câu tục ngữ dường như không ở đây ngày một ngày hai, nó giúp con người thay đổi dần để tốt hơn, con người có thể tích cực nuôi dưỡng, sử dụng tài trí giải quyết nhanh chóng mọi việc khó khăn, nâng tầm quan trọng của sự thông minh, nhanh nhẹn, sự hiểu biết để xử lý mọi tình huống hợp lý nhất để có thể chạm tay vào thành công, vào mọi thứ dễ dàng hơn, tiết kiệm thời gian để có thể làm được nhiều việc hơn nữa.

0