31/05/2017, 11:58

Giải thích bính luận: Ngọc kia chẳng giũa chẳng mài Cũng thành vô dụng, cũng hoài ngọc đi

Ca dao ta co câu: Ngọc kia chẳng giũa chẳng mài Cũng thành vô dụng, cũng hoài ngọc đi. Em hiểu lời dạy trên như thế nào? Sống ở trên đời không ai tự nhiên mà có được tài năng, tự nhiên trở thành con người hữu dụng cho xã hội được. Muốn, đạt được thành công đó, ta phải có một thời gian rèn luyện, ...

Ca dao ta co câu: Ngọc kia chẳng giũa chẳng mài Cũng thành vô dụng, cũng hoài ngọc đi. Em hiểu lời dạy trên như thế nào? Sống ở trên đời không ai tự nhiên mà có được tài năng, tự nhiên trở thành con người hữu dụng cho xã hội được. Muốn, đạt được thành công đó, ta phải có một thời gian rèn luyện, phấn đấu tu dưỡng bản thân. Nhằm khuyên răn nhắc nhở con cháu phải biết tu dưỡng tính tình, biết khắc phục những thiếu sót để phát huy cái hay cái đẹp sẵn có ngày càng trở nên hoàn ...

Ca dao ta co câu: Ngọc kia chẳng giũa chẳng mài Cũng thành vô dụng, cũng hoài ngọc đi. Em hiểu lời dạy trên như thế nào?

Sống ở trên đời không ai tự nhiên mà có được tài năng, tự nhiên trở thành con người hữu dụng cho xã hội được. Muốn, đạt được thành công đó, ta phải có một thời gian rèn luyện, phấn đấu tu dưỡng bản thân. Nhằm khuyên răn nhắc nhở con cháu phải biết tu dưỡng tính tình, biết khắc phục những thiếu sót để phát huy cái hay cái đẹp sẵn có ngày càng trở nên hoàn thiện, toàn mĩ hơn, ca dao ta có câu:

Ngọc kia chẳng giũa chẳng mài
Cũng thành vô dụng, cũng hoài ngọc đi.

Ta hiểu lời trên như thế nào cho chính xác?

Lời ca dao đưa ra hình ảnh viên ngọc. Nói đến viên ngọc ta phải hiểu đây là đồ vật trang sức rất quí, có giá trị, đẹp lóng lánh. Nhìn vào ai cũng phải trầm trồ, ước muốn. Nhưng có ai biết đâu rằng trước kia nó chỉ là một viên đá thô sơ, tầm thường được người thợ mang về đục đẽo, mài gọt, giũa từng li từng tí mới được như vậy. Nếu như không có sự mài giũa công phu, không phải do bàn tay khéo léo của người thợ thì liệu viên ngọc đó có sáng chói, rực rỡ và có giá trị như thế không?

Từ viên ngọc ta nghĩ đến con người cũng vậy. Ngay từ nhỏ nếu ta được sự giáo dục của cha mẹ, của nhà trường… thì ta đã tiếp thu những đức tính tốt để sau này ra đời ta sẽ là người tốt. Là con người ai cũng có thể là người tốt, “nhân chi sơ tính bản thiện”, nếu ta biết phát huy những cái thiện, khắc phục những cái xấu thì chắc chắn ta sẽ là người có phẩm chất cao đẹp. Phẩm chất, nhân cách nay ta phải tự rèn, sửa chữa một cách thường xuyên, chỉ cần chúng ta dừng lại một thời gian thì nó sẽ bị thói hư tật xấu che lấp đi, lúc đó liệu ta còn giữ được cái tốt đẹp trước nữa không? Tài năng của con người cũng vậy, đều phải do ta tập luyện. Mặc dù “thiên tài bẩm sinh” là do con người tự sẵn có, nhưng nếu ta biết bồi dưỡng, rèn luyện thêm cho tài năng ấy ngày càng tinh vi sắc sảo hơn thì tài năng kia sẽ vượt bậc, đáng trân trọng. Ngược lại, có được tài năng mà ỷ lại, coi thường không quan tâm chăm sóc rèn luyện thì một ngày nào đó tài năng kia cũng bị lụi tàn không ai sử dụng nữa.

Người học sinh được trời phú cho tính thông minh, nếu biết phát huy tính thông minh ấy bằng cách chịu khó, siêng năng, học hỏi, nghiên cứu thêm sách vở, bạn bè… thì chắc rằng sẽ vươn cao hơn, như viên ngọc được mài giũa lấp lánh và sẽ được moi người yêu thích. Trái lại, nếu người học sinh thông minh kia lười biếng, coi thường không chịu khó học tập thì tính thông minh ấy sẽ lu mờ dần, thoái hóa, đôi khi còn trở nên ngu ngốc thua kém bạn bè, chẳng khác nào như viên ngọc không được mài giũa.

Lời ca dao trên là một bài học sâu sắc nhắc nhở chúng ta cần phải biết phát huy những cái hay, cái tốt đẹp vốn sẵn có để nó được đẹp hơn, tốt hơn nữa. Đối với học sinh ngày nay lời dạy này vô cùng quí báu nhằm giúp cho các em có ý thức trong việc rèn luyện để ngày càng tiến bộ trong học tập cũng như trong đạo đức, nhân cách, nhất là biết cách phát huy tài năng săn có của mình để tu dưỡng góp phần hữu hiệu vào việc xây dựng đất nước.

0