13/01/2018, 11:20

Giải Sinh lớp 11 Bài 19: Tuần hoàn máu (tiếp theo)

Giải Sinh lớp 11 Bài 19: Tuần hoàn máu (tiếp theo) Bài 1 (trang 85 SGK Sinh 11): Tại sao tim tách rời khỏi cơ thể vẫn có khả năng co dãn nhịp nhàng? Lời giải: Sỡ dĩ tim bị tách rời khỏi cơ thể vẫn có khả năng co giãn nhịp nhàng là do hệ dẫn truyền tim. Hệ dẫn truyền ...

Giải Sinh lớp 11 Bài 19: Tuần hoàn máu (tiếp theo)


Bài 1 (trang 85 SGK Sinh 11): Tại sao tim tách rời khỏi cơ thể vẫn có khả năng co dãn nhịp nhàng?

Lời giải:

Sỡ dĩ tim bị tách rời khỏi cơ thể vẫn có khả năng co giãn nhịp nhàng là do hệ dẫn truyền tim. Hệ dẫn truyền tim là tập hợp sợi đặc biệt có trong thành tim, bao gồm: nút xoang nhĩ, nút nhĩ thất, bó His và mạng Puôckin.

Nút xoang nhĩ có khả năng tự phát xung điện. Cứ sau một khoảng thời gian nhất định, nút xoang nhĩ lại phát xung điện. Xung điện lan ra khắp cơ tâm nhĩ làm tâm nhĩ co, sau đó lan đến nút nhĩ thất, đến bó His rồi theo mạng Puôckin lan ra khắp cơ tâm thất làm tâm thất co.

Cứ như vậy, tim tách rời khỏi cơ thể vẫn có khả năng co dãn nhịp nhàng trong dung dịch sinh lí (môi trường nuôi dưỡng) một thời gian nhất định.

Bài 2 (trang 85 SGK Sinh 11): Vẽ và chú thích hệ dẫn truyền tim.

Lời giải:

Học sinh tự vẽ và chú thích hệ dẫn truyền tim. Sau đó, đối chiếu với hình 19.1 SGK đế chỉnh sửa và chính xác hóa kiến thức.

Bài 3 (trang 85 SGK Sinh 11): Tại sao huyết áp lại giảm dần trong hệ mạch?

Lời giải:

Tim co bóp đẩy máu vào động mạch, đồng thời cũng tạo nên một áp lực tác dụng lên thành mạch và đẩy máu chảy trong hệ mạch. Áp lực máu tác động lên thành mạch gọi là huyết áp.

Trong suốt chiều dài của hệ mạch (từ động mạch đến mao mạch và tĩnh mạch) có sự biến động về huyết áp: huyêt áp giảm dần. Huyết áp giảm dần là do ma sát của máu với thành mạch và ma sát của các phân tử máu với nhau khi máu chảy trong mạch.

Bài 4 (trang 85 SGK Sinh 11): Giải thích sự biến đổi tốc độ máu trong hệ mạch.

Lời giải:

Tốc độ máu giảm dần từ động mạch chủ đến tiểu động mạch. Tốc độ máu thấp nhất ở mao mạch và tăng dần từ tiểu tĩnh mạch đến tĩnh mạch chủ.

Trong động mạch, tổng tiết diện tăng dần từ động mạch chủ tới tiểu động mạch. Tổng tiết diện lớn nhất ở mao mạch. Trong tĩnh mạch, tổng tiết diện giảm dần từ tiểu tĩnh mạch đến tĩnh mạch chủ.

Tốc độ máu tỉ lệ nghịch với tổng tiết diện của mạch. Trong hệ thống động mạch, tổng tiết diện tăng dần nên tôc độ máu giảm dần. Mao mạch có tổng tiết diện lớn nhất nên máu chảy với tốc độ chậm nhất. Trong hệ thống tĩnh mạch, tổng tiết diện giảm dần nên tốc độ máu tăng dần.

Từ khóa tìm kiếm:

  • bài tấp sinh bài 19 lớp 11
  • giai bai tap bai 19 tuan hoan mau
  • giải sinh 11 bài 19
  • giải sinh bài 19 lớp 11
  • giải sinh lớp 11 bài 19

Bài viết liên quan

  • Giải Sinh lớp 8 Bài 18: Vận chuyển máu qua hệ mạch. Vệ sinh hệ tuần hoàn
  • Giải Sinh lớp 11 Bài 18: Tuần hoàn máu
  • Giải Sinh lớp 10 Bài 13: Khái quát về năng lượng và chuyển hóa vật chất
  • Giải Sinh lớp 9 Bài 3: Lai một cặp tính trạng (tiếp theo)
  • Giải Sinh lớp 11 Bài 29: Điện thế hoạt động và sự lan truyền xung thần kinh
  • Giải Sinh lớp 12 Bài 38: Các đặc trưng cơ bản của quần thể sinh vật (tiếp theo)
  • Giải Sinh lớp 9 Bài 5: Lai hai cặp tính trạng (tiếp theo)
  • Giải Sinh lớp 8 Bài 16: Tuần hoàn máu và lưu thông bạch huyết
0