Giải Sinh lớp 10 Bài 17: Quang hợp
Giải Sinh lớp 10 Bài 17: Quang hợp Bài 1: Quang hợp được thực hiện ở những nhóm sinh vật nào? Lời giải: Quang hợp được thực hiện ở nhóm: thực vật, tảo và một số vi khuẩn Bài 2: Quang hợp thường được chia thành mấy pha là những pha nào? Lời giải: ...
Giải Sinh lớp 10 Bài 17: Quang hợp
Bài 1: Quang hợp được thực hiện ở những nhóm sinh vật nào?
Lời giải:
Quang hợp được thực hiện ở nhóm: thực vật, tảo và một số vi khuẩn
Bài 2: Quang hợp thường được chia thành mấy pha là những pha nào?
Lời giải:
Quang hợp thường được chia thành hai pha: pha sáng và pha tối.
Trong pha sáng, năng lượng ánh sáng được hấp thụ và chuyển thành dạng năng lượng trong các liên kết hóa học của ATP và NADPH. Vì vậy, pha này còn được gọi là giai đoạn chuyển đổi năng lượng ánh sáng.
Pha tối của quang hợp diễn ra trong chất nền của lục lạp. Trong pha tối, CO2 sẽ bị khử thành cacbohidrat. Quá trình này còn được gọi là quá trình cố định CO2 (có nghĩa là nhờ quá trình này, các phân tử CO2 được tự do "cố định" là trong các phân tử cacbohidrat).
Bài 3: Những phân tử nào chịu trách nhiệm hấp thụ năng lượng ánh sáng cho quang hợp?
Lời giải:
Trong quang hợp, các phân tử hấp thụ năng lượng ánh sáng cho quá trình quanh hợp là các sắc tố quang hợp: clorophyl (chất diệp lục), carotenoit (sắc tố vàng, da cam, tím đỏ), phicobilin.
Bài 4: Oxi được sinh ra từ chất nào và trong pha nào của quá trình quang hợp?
Lời giải:
Trong quá trình quang hợp, oxi được sinh ra trong pha sáng, từ quá trình quang phân li nước. Quá trình quang phân li nước diễn ra nhờ vai trò xúc tác của phức hệ giải phóng oxi.
Bài 5: Ở thực vật, pha sáng của quá trình quang hợp diễn ra ở đâu và tạo ra sản phẩm gì để cung cấp cho pha tối?
Lời giải:
Ở thực vật, pha sáng của quá trình quang hợp diễn ra ở màng talacoit của lục lạp. Pha sáng tạo ra ATP và NADPH để cung cấp cho pha tối.
Bài 6: Pha tổi của quang hợp diễn ra ở đâu? Sản phẩm ổn định đầu tiên của chu trình C3 là gì? Tại sao người ta lại gọi con đường C3 là chu trình?
Lời giải:
Pha tối của quang hợp diễn ra trong chất nền của lục lạp. Sản phẩm ổn định đầu tiên của chu trình C3 là một hợp chất có ba cacbon (do đó chu trình này có tên là chu trình C3). Người ta gọi đây là chu trình vì con đường này, chất kết hợp với CO2 đầu tiên là RuBP lại được tái tạo trong giai đoạn sau để con đường tiếp tục quay vòng.
Từ khóa tìm kiếm:
- sinh hoc lop 10 bai 17
- giai bai 17 sinh 10
- giải bài tập sinh học 10 bài 17
- giải sinh 10 bài 17
- soan bai sinh bai 17 lop 10
Bài viết liên quan
- Giải Sinh lớp 10 Bài 16: Hô hấp tế bào
- Giải Sinh lớp 6 Bài 46: Thực vật góp phần điều hòa khí hậu
- Giải Sinh lớp 10 Bài 9: Tế bào nhân thực (tiếp theo)
- Giải Sinh lớp 12 Bài 44: Chu trình sinh địa hóa và sinh quyển
- Giải Sinh lớp 10 Bài 13: Khái quát về năng lượng và chuyển hóa vật chất
- Giải Sinh lớp 6 Bài 8: Sự lớn lên và phân chia của tế bào
- Giải Sinh lớp 10 Bài 23: Quá trình tổng hợp và phân giải các chất ở vi sinh vật
- Giải Sinh lớp 11 Bài 36: Phát triển ở thực vật có hoa