Giải Sinh lớp 11 Bài 1: Sự hấp thụ nước và muối khoáng ở rễ
Giải Sinh lớp 11 Bài 1: Sự hấp thụ nước và muối khoáng ở rễ Bài 1 (trang 9 SGK Sinh 11): Rễ của thực vật trên cạn có đặc điểm hình thái gì thích nghi với chức năng tìm nguồn nước, hấp thụ nước và ion khoáng? Lời giải: Rễ thực vật trên cạn sinh trưởng rất nhanh, đậm ...
Giải Sinh lớp 11 Bài 1: Sự hấp thụ nước và muối khoáng ở rễ
Bài 1 (trang 9 SGK Sinh 11): Rễ của thực vật trên cạn có đặc điểm hình thái gì thích nghi với chức năng tìm nguồn nước, hấp thụ nước và ion khoáng?
Lời giải:
Rễ thực vật trên cạn sinh trưởng rất nhanh, đậm sâu lan tỏa hướng tới nguồn nước. Đặc biệt, chúng hình thành liên tục với số lượng rất lớn các lông hút, tạo nên bề mặt tiếp xúc lớn giữa rễ và đất. Do vậy, sự hấp thụ nước và các ion khoáng được thuận.
Bài 2 (trang 9 SGK Sinh 11): Hãy phân biệt cơ chế hấp thụ nước với cơ chế hấp thụ ion khoáng ở rễ cây?
Lời giải:
* Nước được hấp thụ vào rễ theo cơ chế thụ động (theo cơ chế thẩm thấu), tức là nước di chuyển từ môi trường đất nơi có nồng độ chất tan thấp (môi trường nhược trương) vào tê bào rễ, nơi có nồng độ chất tan cao (dịch bào ưu trương, áp suất thẩm thấu cao).
* Khác với sự hấp thụ nước, các ion khoáng di chuyển từ đất vào tế bào một cách chọn lọc theo hai cơ chế:
– Cơ chế thụ động: Các ion khoáng di chuyển từ đất (hoặc môi trường dinh dưỡng) vào rễ theo građien nồng độ. Nước đi từ môi trường (nơi nồng độ của ion cao) vào rễ (nơi nồng độ của ion đó thấp).
-Cơ chế chủ động: Đối với một số ion cây có nhu cầu cao, ví dụ, ion kali (K+), di chuyển ngược chiều građien nồng độ. Sự di chuyển ngược chiều nồng độ như vậy đòi hỏi phải tiêu tôn năng lượng sinh học ATP từ hô hấp (phải dùng bơm ion, ví dụ, bơm natri: Na+ – ATPaza, bơm kali: K+ – ATPaza…).
Bài 3 (trang 9 SGK Sinh 11): Giải thích vì sao cây trên cạn bị ngập úng lâu sẽ chết.
Lời giải:
Đối với cây trên cạn, khi bị ngập úng mặt nước ngăn cách sự tiếp xúc của không khí với mặt đất, ôxi không thâm nhập được vào đất làm rễ cây thiếu ôxi. Thiếu ôxi phá hoại tiến trình hô hấp bình thường của rễ, tích lũy các chất độc hại đối với tê bào và làm cho lông hút chết mà cũng không hình thành được lông hút mới. Không có lông hút cây không hấp thụ được nước, cân bằng nước trong cây bị phá vỡ và cây bị chết.
Bài viết liên quan
- Giải Sinh lớp 10 Bài 11: Vận chuyển các chất qua màng sinh chất
- Giải Sinh lớp 7 Bài 9: Đa dạng của ngành Ruột khoang
- Giải Sinh lớp 7 Bài 33: Cấu tạo trong của cá chép
- Giải Sinh lớp 6 Bài 10: Cấu tạp miền hút của rễ
- Giải Sinh lớp 11 Bài 22: Ôn tập chương 1
- Giải Sinh lớp 9 Bài 55: Ô nhiễm môi trường (tiếp theo)
- Giải Sinh lớp 6 Bài 50: Vi khuẩn( tiếp theo)
- Giải Sinh lớp 6 Bài 36: Tổng kết về cây có hoa( tiếp theo)