Giải Sinh Lớp 10 Bài 18: Chu kì tế bào và quá trình nguyên phân
Giải Sinh Lớp 10 Bài 18: Chu kì tế bào và quá trình nguyên phân Bài 1: Chu kì tế bào gồm những giai đoạn nào? Nêu ý nghĩa của việc điều hòa chu kì tế bào? Lời giải: Chu kì tế bào là trình tự các giai đoạn mà tế bào cần phải trải qua trong khoảng thời gian giữa hai ...
Giải Sinh Lớp 10 Bài 18: Chu kì tế bào và quá trình nguyên phân
Bài 1: Chu kì tế bào gồm những giai đoạn nào? Nêu ý nghĩa của việc điều hòa chu kì tế bào?
Lời giải:
Chu kì tế bào là trình tự các giai đoạn mà tế bào cần phải trải qua trong khoảng thời gian giữa hai lần phân bào. Trình tự này bao gồm hai giai đoạn được gọi là kì trung gian và các kì của nguyên phân. Kì trung gian chiếm phần lớn chu kì tế bào.
Kì trung gian được chia thành các pha nhỏ là G1, S và G2. Ngay sau khi vừa mới phân chia xong, tế bào bước vào giai đoạn được gọi là G1.
Trong giai đoạn này, tế bào tổng hợp các chất cần cho sự sinh trưởng. Khi tế bào sinh trưởng đạt được một kích thước nhất định thì chúng tiến hành nhân đôi ADN để chuẩn bị cho quá trình phân bào. Giai đoạn nhân đôi ADN và nhiễm sắc thể được gọi là giai đoạn S. Các nhiễm sắc thể được nhân đôi nhưng vẫn có dính với nhau ở tâm động tạo nên một nhiễm sắc thể kép bao gồm 2 nhiễm sắc thể (crômatit). Kết thúc giai đoạn S, tế bào sẽ chuyển sang giai đoạn G2. Lúc này tế bào phải tổng hợp tất cả những gì còn lại cần cho quá trình phân bào.
Ý nghĩa của điều hòa chu kì tế bào: Trong cơ thể đa bào như con người, sự phối hợp giữa các tế bào là đặc biệt cần thiết để duy trì sự tồn tại bình thường của cơ thể. Vì vậy, sự phân chia tế bào cũng phải được điều hòa một cách chặt chẽ nếu không sẽ gay ra những hậu quả khôn lường.
Bài 2: Tại sao các NST phải co xoắn tối đa trước khi bước vào kì sau?
Lời giải:
Các NST phải xoắn tối đa trước khi bước vào kì sau là để tránh sự cồng kềnh khó di chuyển trong quá trình phân bào. Sau khi phân chia xong. NST phải dãn xoắn để tạo điều kiện cho các gen phiên mã.
Bài 3: Điều gì xảy ra nếu nếu ở kì giữa của nguyên phân, các thoi vô sắc bị phá hủy?
Lời giải:
Kì giữa của nguyên phân mà các thoi vô sắc bị phá hủy thì sẽ tạo ra các tế bào tứ bội vì ở kì giữa các NST đã được nhân đôi, không có thoi vô sắc thì các nhiễm sắc tử sẽ không thể di chuyển về các tế bào con được.
Bài 4: Nêu ý nghĩa của nguyên phân?
Lời giải:
– Đối với các sinh vật nhân thực đơn bào, nguyên phân là cơ chế sinh sản. Từ 1 tế bào mẹ qua nguyên phân tạo ra 2 tế bào con giống y hệt mẹ.
– Đối với các cơ thể sinh vật nhân thực đa bào, nguyên phân làm tăng số lượng tế bào giúp cơ thể sinh trưởng và phát triển. Ở các sinh vật sinh sản sinh dưỡng nguyên phân là hình thức sinh sản tạo ra các cá thể có kiểu gen giống kiểu gen của cá thể mẹ (truyền đạt ổn định bộ NST đặc trưng cho loài).
Bài viết liên quan
- Giải Sinh lớp 6 Bài 5: Kính lúp, kính hiển vi và cách sử dụng
- Giải Sinh lớp 10 Bài 14: Enzim và vai trò của enzim trong quá trình chuyển hóa vật chất
- Giải Sinh lớp 10 Bài 17: Quang hợp
- Giải Sinh lớp 8 Bài 48: Hệ thần kinh sinh dưỡng
- Giải Sinh lớp 6 Bài 10: Cấu tạp miền hút của rễ
- Giải Sinh lớp 9 Bài 35: Ưu thế lai
- Giải Sinh lớp 12 Bài 36: Quần thể sinh vật và mối quan hệ giữa các cá thể trong quần thể
- Giải Sinh lớp 6 Bài 23: Cây hô hấp không?