13/01/2018, 11:40

Giải Hóa lớp 12 bài 3: Khái niệm về xà phòng và chất giặt rửa tổng hợp

Giải Hóa lớp 12 bài 3: Khái niệm về xà phòng và chất giặt rửa tổng hợp Bài 1 (trang 15 SGK Hóa 12): Xà phòng là gì? Lời giải: Xà phòng là hỗn hợp muối natri hoặc muối kali của axit béo có thêm một số chất phụ gia. Bài 2 (trang 15 SGK Hóa 12): ...

Giải Hóa lớp 12 bài 3: Khái niệm về xà phòng và chất giặt rửa tổng hợp


Bài 1 (trang 15 SGK Hóa 12):

Xà phòng là gì?

Lời giải:

Xà phòng là hỗn hợp muối natri hoặc muối kali của axit béo có thêm một số chất phụ gia.

Bài 2 (trang 15 SGK Hóa 12):

Ghi Đ (đúng ) hoặc S (sai ) vào ô trống bên cạnh các câu sau:

a) Xà phòng là sản phẩm của phản ứng xà phòng hóa.b) Muối matri hoặc kali của axit hữu cơ là thành phần chính của xà phòng.

c) Khi đun nóng chất béo với dung dịch NaOH hoặc KOH ta được xà phòng.

d) Từ dầu mỏ có thể sản xuất được chất giặt tổng hợp.

Lời giải:

a. Đ

b. S

c. Đ

d. Đ

Bài 3 (trang 15 SGK Hóa 12):

Một loại mỡ động vật chứ 20% tristearoylglixerol m, 30% tripanmitoylgrixerol và 50 % trioleoylgixerol (về khối lượng)

a) Viết phương trình hóa học của các phản ứng xảy ra khi thực hiện pahrn ứng xà phòng hóa loại mỡ trên.

b) Tính khối lượng muối thu được khi xà phòng hóa 1 tấn mỡ trên bằng dung dịch NaOH, giả sử hiệu suất của quá trình đạt 90%.

Lời giải:

Bài 4 (trang 16 SGK Hóa 12):

Nêu những ưu điểm và hạn chế của việc dùng xà phòng so với dùng hóa chất giặt rửa tổng hợp.

Lời giải:

– Ưu điểm: xà phòng có chứa axit béo vi sinh vật phân hủy do đó không gây ô nhiễm môi trường. Trong khi đó các chất giặt rửa tổng hợp có thể gây ô nhiễm môi trường.

– Nhược điểm: Các muối panmitat hay stearat của các kim loại hóa trị II của xà phòng thường khó tan trong nước, do đó xà phòng không dùng để giặt rửa được trong nước cứng.

Bài 5 (trang 16 SGK Hóa 12):

Cần bao nhiêu kg chất béo chứa 89% khối lượng tristearin (còn 11% tạp chất trơ bị loại bỏ trong quá trình nấu xà phòng) để sản xuất được 1 tấn xà phòng 72 (xà phòng chứa 72 % khối lượng natri stearat).

Lời giải: Khối lượng của natri stearat là:

mC17H35COONa = 1.72/100 (tấn)

nC17H35COONa = 0,72 /306 mol.

PTHH (C17H35COO)3C3H5 + 3NaOH → 3C17H35COONa + C3H5(OH)3

n(C17H35COO)3C3H5 = 0,72 / 3 x 306.

m((C17H35COO)3C3H5) = (890.0,72)/(3.306) = 0,698 (kg)

Khối lương chất béo là:

m= 0,698.100/89 = 0,784 (kg)

Bài viết liên quan

  • Giải Hóa lớp 12 bài 28: Luyện tập: Tính chất của kim loại kiềm, kim loại kiềm thổ và hợp chất của chúng
  • Giải Hóa lớp 8 bài 38: Bài luyện tập 7
  • Giải Hóa lớp 12 bài 25: Kim loại kiềm và hợp chất quan trọng của kim loại kiềm
  • Giải Hóa lớp 10 bài 23: Hiđro clorua – Axit clohiđric và muối clorua
  • Giải Hóa lớp 9 bài 1: Tính chất hóa học của oxit. Khái quát về sự phân loại oxit
  • Giải Hóa lớp 11 Bài 47 : Bài thực hành 6 : Tính chất của anđehit và axit cacboxylic
  • Giải Hóa lớp 9 bài 11: Phân bón hóa học
  • Giải Hóa lớp 12 bài 1: Este
0