14/01/2018, 18:07

Giải bài tập trang 67 SGK Sinh lớp 7: Một số thân mềm khác

Giải bài tập trang 67 SGK Sinh lớp 7: Một số thân mềm khác Giải bài tập môn Sinh học lớp 7 được VnDoc sưu tầm và đăng tải, tổng hợp lý thuyết và lời giải của các câu hỏi trong sách giáo khoa về một số ...

Giải bài tập trang 67 SGK Sinh lớp 7: Một số thân mềm khác

 được VnDoc sưu tầm và đăng tải, tổng hợp lý thuyết và lời giải của các câu hỏi trong sách giáo khoa về một số thân mềm khác nằm trong chương trình giảng dạy môn Sinh học lớp 7. Hi vọng rằng đây sẽ là những tài liệu hữu ích trong công tác giảng dạy và học tập của quý thầy cô và các em học sinh.

Giải bài tập trang 61 SGK Sinh lớp 7: Một số giun đốt khác và đặc điểm chung của ngành giun đốt

Giải bài tập trang 64 SGK Sinh lớp 7: Trai sông

A. Tóm tắt lý thuyết:

I – MỘT SỐ ĐAI DIỆN

Ngành Thân mềm có số loài rất lớn (khoảng 70 nghìn loài) loại đa dạng và rất mong phú ở vùng nhiệt đới. Chúng sống ở biển, sông, suối, ao, hồ và nước lợ. Với số sống trên cạn, số nhỏ chuyển sang lối sống chui rúc, đục ruỗng các vỏ của tàu thuyền (con hà).

II – MỘT SỐ TẬP TÍNH Ở THÂN MỀM

Hệ thần kinh của Thân mềm phát triển và tập trung hơn Giun đốt, hạch não phát triển. Mực có "hộp sọ" (bảo vệ não) là hiện tượng duy nhất có ở động vật không xương sống. Thần kinh phát triển là cơ sở cho các giác quan và tập tính phát triển.

B. Hướng dẫn giải bài tập SGK trang 67 Sinh học lớp 7:

Bài 1: (trang 67 SGK Sinh 7)

Em thường gặp ốc sên ở đâu? Khi bò ốc sên để lại dấu vết trên lá như thế nào?

Đáp án và hướng dẫn giải bài 1:

Ốc sên thường sống ở nơi cây cối rậm rạp, ẩm ướt, cũng có khi gặp ốc sên ở độ cao trên 1000m so với mặt nước biển.

Khi bò, ốc sên tiết ra chất nhờn làm giảm ma sát. Khi khô, chất nhờn đó tạo nên vết màu trắng trên lá cây.

Bài 2: (trang 67 SGK Sinh 7)

Hãy nêu một số tập tính của mực.

Đáp án và hướng dẫn giải bài 2:

Ngoài tập tính săn mồi bằng cách rình bắt, hay phun "hỏa mù" che mắt kẻ thù để trốn chạy, mực còn có các tập tính sau:

Chăm sóc trứng: Mực đẻ trứng thành chùm như chùm nho bám vào rong rêu, đẻ xong mực ở lại canh trứng. Thỉnh thoảng mực phun nước vào trứng để làm giàu ôxi cho trứng phát triển.

Con đực có một tua miệng đảm nhiệm chức năng giao phối (tay giao phôi). Ở một số loài, tay giao phối có thể đứt ra mang theo các bó tinh trùng bơi đến thụ tinh cho con cái.

0