14/01/2018, 18:07

Bài tập toán lớp 5: Suy luận logic bằng biểu đồ ven và suy luận đơn giản

Bài tập toán lớp 5: Suy luận logic bằng biểu đồ ven và suy luận đơn giản Bài tập Toán nâng cao lớp 5 được VnDoc tổng hợp từ 2 dạng phương pháp suy luận logic cơ bản, trình bày đơn giản lời giải chi ...

Bài tập toán lớp 5: Suy luận logic bằng biểu đồ ven và suy luận đơn giản

được VnDoc tổng hợp từ 2 dạng phương pháp suy luận logic cơ bản, trình bày đơn giản lời giải chi tiết, rõ ràng, các bài tập vận dụng giúp các em học sinh ôn tập, tiếp thu nhanh, củng cố kỹ năng giải Toán dạng này.

Bài tập toán lớp 5: Dạng toán về số và chữ số

Các bài toán về tìm hai số khi biết tổng và tỉ số của chúng

Suy luận logic: GIẢI BẰNG BIỂU ĐỒ VEN

BÀI TẬP VẬN DỤNG:

Bài 1:

Để phục vụ cho hội nghị quốc tế, ban tổ chức đã huy động 30 cán bộ phiên dịch tiếng Anh, 25 cán bộ phiên dịch tiếng Pháp, trong đó 12 cán bộ phiên dịch được cả 2 thứ tiếng Anh và Pháp. Hỏi:

a, Ban tổ chức đã huy động tất cả bao nhiêu cán bộ phiên dịch cho hội nghị đó.

b, Có bao nhiêu cán bộ chỉ dịch được tiếng Anh, chỉ dịch được tiếng Pháp?

Giải:

Số lượng cán bộ phiên dịch được ban tổ chức huy động cho hội nghị ta mô tả bằng sơ đồ ven.

Giải toán suy luận logic

Nhìn vào sơ đồ ta có:

Số cán bộ chỉ phiên dịch được tiếng Anh là:

30 – 12 = 18 (người)

Số cán bộ chỉ phiên dịch được tiếng Pháp là:

25 – 12 = 13 (người)

Số cán bộ phiên dịch được ban tổ chức huy động là:

30 + 13 = 43 (người)

Đáp số: 43; 18; 13 người.

Bài 2:

Lớp 9A có 30 em tham gia dạ hội tiếng Anh và tiếng Trung, trong đó có 25 em nói được tiếng Anh và 18 em nói được tiếng Trung. Hỏi có bao nhiêu bạn nói được cả 2 thứ tiếng?

Giải:

Các em lớp 9A tham gia dạ hội được mô tả bằng sơ đồ ven.

Giải toán suy luận logic

Số học sinh chỉ nói được tiếng Trung là:

30 – 25 = 5 (em)

Số học sinh chỉ nói được tiếng Anh là:

30 – 18 = 12 (em)

Số em nói được cả 2 thứ tiếng là:

30 – (5 + 12) = 13 (em)

Đáp số: 13 em.

Suy luận logic: PHƯƠNG PHÁP SUY LUẬN ĐƠN GIẢN

BÀI TẬP VẬN DỤNG:

Bài 1:

Trong 1 ngôi đền có 3 vị thần ngồi cạnh nhau. Thần thật thà (luôn luôn nói thật); thần dối trá (luôn nói dối); thần khôn ngoan (lúc nói thật, lúc nói dối). Một nhà toán học hỏi 1 vị thần bên trái: Ai ngồi cạnh ngài?

- Thần thật thà.

Nhà toán học hỏi người ở giữa:

- Ngài là ai?

- Là thần khôn ngoan.

Nhà toán học hỏi người bên phải

- Ai ngồi cạnh ngài?

- Thần dối trá.

Hãy xác định tên của các vị thần.

Giải:

Cả 3 câu hỏi của nhà toán học đều nhằm xác định 1 thông tin: Thần ngồi giữa là thần gì?

Kết quả có 3 câu trả lời khác nhau.

Ta thấy thần ngồi bên trái không phải là thần thật thà vì ngài nói người ngồi giữa là thần thật thà.

Thần ngồi giữa cũng không phải là thần thật thà vì ngài nói: Tôi là thần khôn ngoan ⇒ Thần ngồi bên phải là thần thật thà ⇒ ở giữa là thần dối trá ⇒ ở bên trái là thần khôn ngoan.

Bài 2:

Một hôm anh Quang mang quyển Album ra giới thiệu với mọi người. Cường chỉ vào đàn ông trong ảnh và hỏi anh Quang: Người đàn ông này có quan hệ thế nào với anh? Anh Quang bèn trả lời: Bà nội của chị gái vợ anh ấy là chị gái của bà nội vợ tôi.

Bạn cho biết anh Quang và người đàn ông ấy quan hệ với nhau như thế nào?

Giải:

Bà nội của chị gái vợ anh ấy cũng chính là bà nội của vợ anh ấy. Bà nội của vợ anh ấy là chị gái của bà nội vợ anh Quang. Vợ anh ấy và vợ anh Quang là chị em con dì con già. Do vậy anh Quang và người đàn ông ấy là 2 anh em rể họ. 

0