Giải bài tập trang 49, 50 SGK Hóa học lớp 11: Photpho
Giải bài tập trang 49, 50 SGK Hóa học lớp 11: Photpho Giải bài tập môn Hóa học lớp 11 . Tài liệu giúp bạn nắm được kiến thức cơ bản về bài Photpho và hướng dẫn giải các bài tập SGK trang 49, 50. Qua ...
Giải bài tập trang 49, 50 SGK Hóa học lớp 11: Photpho
. Tài liệu giúp bạn nắm được kiến thức cơ bản về bài Photpho và hướng dẫn giải các bài tập SGK trang 49, 50. Qua đó các bạn sẽ có thêm kiến thức cũng như những kỹ năng để giải bài tập. Mời các bạn tham khảo.
Giải bài tập trang 53, 54 SGK Hóa học lớp 11: Axit photphoric và muối photphat
Giải bài tập trang 45 SGK Hóa học lớp 11: Axit nitric và muối nitrat
Tóm tắt kiến thức cơ bản: Photpho
1. Trong bảng tuần hoàn photpho ở ô thứ 15, nhóm VA, chu kì 3.
Cấu hình electron lớp ngoài cùng: 3s23p3.
2. Photpho tạo thành hai dạng thù hình quan trọng: Photpho trắng và photpho đỏ.
- Photpho trắng: Chất rắn màu trắng hoặc hơi vàng, rất độc, không tan trong nước và dễ tan trong dung môi hữu cơ.
- Photpho đỏ: Chất rắn có màu đỏ, không độc, không tan trong các dung môi thông thường.
P đỏ (rắn) → t0 cao P đỏ (hơi) → P trắng.
- Hai dạng này khác nhau về tính chất vật lí do chúng khác nhau về cấu trúc tinh thể và khả năng liên kết. Trong hai dạng thù hình photpho trắng hoạt động hơn photpho đỏ.
3. Phân tử photpho chỉ có liên kết đơn nên photpho hoạt động hơn nitơ ở điều kiện thường. Photpho vừa có tính oxi hóa (tác dụng với một số kim loại K, Na, Ca,...) vừa có tính khử (khử O2, Cl2, một số hợp chất).
4. Trong tự nhiên photpho nằm ở dạng muối của axit photphoric. Hai khoáng vật chính của photpho là apatit 3Ca3(PO4)2. CaF2 và photphorit Ca3(PO4)2.
5. Trong công nghiệp, photpho được sản xuất bằng cách nung hỗn hợp quặng photphorit, cát và than cốc ở 12000C trong lò điện:
Ca3(PO4)2 + 3SiO2 + 5C → 3CaSiO3 + 2P + 5CO
Phần lớn photpho sản xuất ra được dùng để sản xuất axit photphoric, phần còn lại chủ yếu dùng trong sản xuất diêm.
Ngoài ra, photpho còn được dùng vào mục đích quân sự: Sản xuất bom, đạn cháy, đạn khói,...
Giải bài tập trang 49, 50 SGK Hóa học lớp 11
Bài 1. Nêu những điểm khác nhau về tính chất vật lí giữa P trắng và P đỏ. Trong điều kiện nào P trắng chuyển thành P đỏ và ngược lại?
Trả lời:
- P trắng
- Chất rắn màu trắng hoặc hơi vàng
- Dễ nóng chảy, rất độc
- Tan trong một số dung môi hữu cơ
- Phát quang trong bóng tối
- Bốc cháy trong không khí ở t0 > 400C
- P đỏ
- Chất bột màu đỏ
- Khó nóng chảy, không độc, không tan trong các dung môi thông thường
- Không phát quang trong bóng tối
- Bốc cháy trong không khí ở t0 > 2500C
Bài 2. Lập phương trình hóa học của các phản ứng sau đây và cho biết trong các phản ứng này, P có tính khử hay tính oxi hóa:
P + O2 → P2O5
P + Cl2 → PCl3
P + S → P2S3
P + S → P2S5
P + Mg → Mg3P2
P + KClO3 → P2O5 + KCl
4P + 5O2 → 2P2O5 (1)
2P + 3Cl2 → 2PCl3 (2)
2P + 3S → P2S3 (3)
2P + 5S → P2S5 (4)
2P + 3Mg → Mg3P2 (5)
6P + 5KClO3 → 3P2O5 + 5KCl (6)
Trả lời:
(5): p thể hiện tính oxi hóa
(1) (2) (3) (4) (6): p thể hiện tính khử 3
Bài 3. Thí nghiệm ở hình 2.13 chứng minh khả năng bốc cháy khác nhau của P trắng và P đỏ. Hãy quan sát, mô tả và giải thích hiện tượng xảy ra trong thí nghiệm. Viết phương trình hóa học của phản ứng xảy ra.
Trả lời: Khi đun nóng khay sắt chứa p đỏ và p trắng (lưu ý rằng p trắng để xa nguồn nhiệt hơn) thì miếng p trắng cháy sáng, còn miếng p đỏ tuy gần nguồn nhiệt nhưng vẫn chưa bốc cháy, chứng tỏ p trắng hoạt động hóa học mạnh hơn p đỏ.
4P + 5O2 → 2P2O5
Bài 4. Nêu những ứng dụng của photpho. Những ứng dụng đó xuất phát từ tính chất gì của photpho?
Trả lời: Những ứng dụng của photpho như SGK. Mỗi ứng dụng đó xuất phát từ tính khử hoặc tính oxi hóa của photpho.
Bài 5. Đốt cháy hoàn toàn 6,2 g photpho trong oxi dư. Cho sản phẩm tạo thành tác dụng vừa đủ với dung dịch NaOH 32% tạo ra muối Na2HPO4
a) Viết phương trình hóa học của các phản ứng xảy ra.
b) Tính khối lượng dung dịch NaOH đã dùng.
c) Tính nồng độ phần trăm của muối trong dung dịch thu được sau phản ứng.
Trả lời:
a) 4P + 5O2 → t0 2P2O5 (1)
P2O5 + 4NaOH → 2Na2HPO4 + H2O (2)
b) Số mol P tham gia phản ứng:
6,20/31 = 0,200 (mol)
Từ (1) và (2) có sơ đồ hợp thức:
2P → P2O5 → 4NaOH → 2Na2HPO4 (3)
2 mol 1 mol 4 mol 2 mol
0,200 mol 0,100 mol 0,400 mol 0,200 mol
Từ đó tính được số gam dung dịch NaOH 32,0% đã dùng là 50,0 gam.
c) Dựa vào (3) tính được 0,200 mol Na2HPO4.
MddNa2HPO4 = 14,2 gam + 50,0 gam = 64,2 (g)
C% dd Na2HPO4 = ... x 100% = 44,2%