Giải bài tập trang 141 SGK Sinh lớp 6: Khái niệm sơ lược về phân loại thực vật
Giải bài tập trang 141 SGK Sinh lớp 6: Khái niệm sơ lược về phân loại thực vật Giải bài tập môn Sinh học lớp 6 được VnDoc sưu tầm và đăng tải, tổng hợp lý thuyết và lời giải của các câu hỏi trong sách ...
Giải bài tập trang 141 SGK Sinh lớp 6: Khái niệm sơ lược về phân loại thực vật
được VnDoc sưu tầm và đăng tải, tổng hợp lý thuyết và lời giải của các câu hỏi trong sách giáo khoa về khái niệm sơ lược về phân loại thực vật trong môn Sinh học 6. Hi vọng rằng đây sẽ là những tài liệu hữu ích trong công tác giảng dạy và học tập của quý thầy cô và các em học sinh.
Giải bài tập trang 136 SGK Sinh lớp 6: Hạt kín – Đặc điểm của thực vật hạt kín
Giải bài tập trang 139 SGK Sinh lớp 6: Lớp Hai lá mầm và lớp Một lá mầm
A. Tóm tắt lý thuyết:
Việc tìm hiểu sự giống nhau và khác nhau giữa các dạng thực vật để phân chia chúng thành các bậc phân loại gọi là Phân loại thực vật. Giới Thực vật được chia thành nhiều ngành có những đặc điểm khác nhau. Dưới ngành còn có các bậc phân loại thấp hơn: lớp, bộ, họ, chi, loài. Loài là bậc phân loại cơ sở.
B. Hướng dẫn giải bài tập SGK trang 141 Sinh học lớp 6:
Bài 1: (trang 141 SGK Sinh 6)
Thế nào là phân loại thực vật?
Đáp án và hướng dẫn giải bài 1:
Phân loại thực vật là việc tìm hiểu sự giống nhau và khác nhau của thực vật rồi xếp chúng thành cấp bậc phân loại theo trật tự nhất định.
Người ta phân chia thực vật thành các bậc phân loại từ cao đến thấp theo trật tự sau: Ngành — Lớp — Bộ — Họ — Chi — Loài
Loài là bậc phân loại cơ sở. Bậc càng thấp thì sự khác nhau giữa các thực vật cùng bậc càng ít. Như vậy, loài là tập hợp của những cá thể có nhiều đặc điểm giống nhau về hình dạng, cấu tạo...
Bài 2: (trang 141 SGK Sinh 6)
Kể những ngành thực vật đã học và nêu đặc điểm chính của mỗi ngành đó.
Đáp án và hướng dẫn giải bài 2:
Giới thực vật
Thực vật bậc thấp (các ngành tảo)
Thực vật bậc cao (rễ giả, rễ thật, nghành rêu, ngành dương xỉ, ngành hạt trần, ngành hạt kín).