23/07/2017, 18:21
Giải bài tập Tiếng Việt 5 - Tuần 6
Giải bài tập Tiếng Việt 5 - Tuần 6, chủ điểm: Cánh chim hoà bình TUẦN 6 TẬP ĐỌC SỰ SỤP ĐỔ CỦA CHẾ ĐỘ A-PÁC-THAI 1. Dưới chế độ a-pác-thai, người da đen bị đối xử như thế nào ? Người da đen phải làm những công việc nặng nhọc, bẩn thỉu; lương chỉ bàng 1/7 hay mo lương của công ...
Giải bài tập Tiếng Việt 5 - Tuần 6, chủ điểm: Cánh chim hoà bình
TUẦN 6
TẬP ĐỌC
SỰ SỤP ĐỔ CỦA CHẾ ĐỘ A-PÁC-THAI
TẬP ĐỌC
SỰ SỤP ĐỔ CỦA CHẾ ĐỘ A-PÁC-THAI
1. Dưới chế độ a-pác-thai, người da đen bị đối xử như thế nào ?
Người da đen phải làm những công việc nặng nhọc, bẩn thỉu; lương chỉ bàng 1/7 hay mo lương của công nhân da trắng. Họ phải sống, chữa bệnh, đi học ở những khu riêng và không được hưởng một chút tự do, dân chủ nào.
2. Người dân Nam Phi đã làm gì để xóa bỏ chế độ phân biệt chủng tộc ?
Người da đen ở Nam phi đã đứng lên đòi bình đẳng. Cuộc đấu tranh dũng cảm và bền bỉ của họ được sự ủng hộ của những người yêu chuộng tự do và công lí trên toàn thế giới, cuối cùng đã giành dược thắng lợi.
3. Theo em, vì sao cuộc đấu tranh chống chế độ a-pác-thai được đông đảo mọi người trên thế giới ủng hộ ?
Ví chế độ phân biệt chủng tộc là chế độ xấu xa nhất hành tinh, cần phải xóa bỏ để tất cả mọi người thuộc mọi màu da đều được hưởng quyền bình đẳng, không có màu da cao quý và màu da thấp hen, không thể có dân tộc thống trị và dân tộc đáng bị thống trị....
4. Hãy giới thiệu về vị Tổng thống đầu tiên của nước Nam Phi mới.
Tổng thống đầu tiên của nước Nam Phi là luật sư da đen Nen- xơn Man-đê-la, người từng bị giam cầm 27 năm vì đấu tranh chống chế độ a-pác-thai, Ông là người tiêu biểu cho tất cả những người da den và da màu ở Nam Phi đã kiên cường, bền bỉ đấu tranh cho một xã hội công bằng, dân chủ, Ông nhận được giải thường Nô-ben vì hòa bình năm 1993.
Người da đen phải làm những công việc nặng nhọc, bẩn thỉu; lương chỉ bàng 1/7 hay mo lương của công nhân da trắng. Họ phải sống, chữa bệnh, đi học ở những khu riêng và không được hưởng một chút tự do, dân chủ nào.
2. Người dân Nam Phi đã làm gì để xóa bỏ chế độ phân biệt chủng tộc ?
Người da đen ở Nam phi đã đứng lên đòi bình đẳng. Cuộc đấu tranh dũng cảm và bền bỉ của họ được sự ủng hộ của những người yêu chuộng tự do và công lí trên toàn thế giới, cuối cùng đã giành dược thắng lợi.
3. Theo em, vì sao cuộc đấu tranh chống chế độ a-pác-thai được đông đảo mọi người trên thế giới ủng hộ ?
Ví chế độ phân biệt chủng tộc là chế độ xấu xa nhất hành tinh, cần phải xóa bỏ để tất cả mọi người thuộc mọi màu da đều được hưởng quyền bình đẳng, không có màu da cao quý và màu da thấp hen, không thể có dân tộc thống trị và dân tộc đáng bị thống trị....
4. Hãy giới thiệu về vị Tổng thống đầu tiên của nước Nam Phi mới.
Tổng thống đầu tiên của nước Nam Phi là luật sư da đen Nen- xơn Man-đê-la, người từng bị giam cầm 27 năm vì đấu tranh chống chế độ a-pác-thai, Ông là người tiêu biểu cho tất cả những người da den và da màu ở Nam Phi đã kiên cường, bền bỉ đấu tranh cho một xã hội công bằng, dân chủ, Ông nhận được giải thường Nô-ben vì hòa bình năm 1993.
Chính tả
1. Nhớ - viết : Ê-mi-li con... (từ Ê-mi-li con ơi... đến hết)
2. Tìm những tiếng có ưa hay ươ trong hai khổ thơ dưới đây. Nêu nhận xét về cách ghi dấu thanh ở các tiếng ấy.
Thuyền đậu, thuyền đi hạ kín mui
Lưa thưa mưa biển ấm chân trời
Chiếc tàu chở cá về bến cảng
Khói lẫn màu mây tưởng đảo khơi.
Em bé thuyền ai ra giỡn nước
Mưa xuân tươi tốt cả cây buồm
Biển bằng không có dòng xuôi ngược
Cơm giữa ngày mưa gạo trắng thơm.
Nêu nhận xét về cách ghi dấu thanh ở các tiếng ấy :
- Tiếng có vần “ưa” : (không có âm cuối).
+ Tiếng “giữa” : dấu thanh đặt ở chữ cái đầu của âm chính.
+ Các tiếng còn lại : không có dấu thanh vì mang thanh ngang.
- Tiếng có vần “ưa” : (có âm cuối).
+ Tiếng “tươi” : không có dấu thanh vì mang thanh ngang.
+ Cóc tiếng còn lại: dấu thanh đặt ở chữ cái thứ hai của âm chính.
3. Tìm tiếng có chứa ưa hay ươ thích hợp với mỗi chỗ trống trong các thành ngữ, tục ngữ dưới đây :
- Cầu được, ước thấy.
- Năm nắng, mười mưa.
- Nước chảy đá mòn.
- Lửa thử vàng, gian nan thử sức.
Luyện từ và câu
MỞ RỘNG VỐN TỪ: HỮU NGHỊ - HỢP TÁC
MỞ RỘNG VỐN TỪ: HỮU NGHỊ - HỢP TÁC
1. Xếp những từ có tiếng hữu cho dưới đây thành hai nhóm a và b : (hữu nghị, hữu hiệu, chiến hữu, hữu tình, thân hữu, hữu ích, hữu hảo, bằng hữu, bạn hữu, hữu dụng).
a) Hữu có nghĩa là bạn bè: M : hữu nghị, chiến hữu, thân hữu, bằng hữu, bạn hữu, hữu hảo.
b) Hữu có nghĩa là “có”: hữu ích, hữu hiệu, hữu tình, hữu dụng.
2. Xếp các từ có tiếng hợp cho dưới đây thành hai nhóm a và b : hợp tình, hợp tác, phù hợp, hợp thời, hợp lệ, hợp nhất, hợp pháp, hợp lực, hợp lí, thích hợp.
a) Hợp có nghĩa là “gộp lại” (thành lớn hơn): hợp tác, hợp nhất hợp lực.
b) Hợp có nghĩa là “đứng với yêu cầu, đòi hỏi ... nào đó”: thích hợp, hợp tình, phù hợp, hợp thời, hợp lệ, hợp lí.
3. a) Đặt câu với từ ở bài tập 1 :
Nhóm 1 :
- Nước Việt Nam ta luôn giữ mối quan hệ hòa bình, hợp tác và hữu nghị với các nước láng giềng.
- Ba của Tâm là chiến hữu của ba bạn Lan.
- Lâu lắm mới về thăm quê nên ba em rất nóng lòng được đi thăm lại bạn bè thân hữu.
- Quan hệ giữa nước ta và nước Lào rất hữu hảo.
- Tình bằng hữu của Sinh và Lâm thật gắn bó.
- Đã là bạn hữu thì phải kề vai sát cánh, giúp đỡ lẫn nhau.
Nhóm 2 :
- Trồng cây gây rừng là việc làm rất hữu ích.
- Cây gừng trị ho rất hữu hiệu.
- Phong cảnh ở đây thật hữu tình.
- Phải suy nghĩ làm sao để sử dụng số tiền ấy thật hữu dụng.
b) Đặt câu với từ ở bài tập 2 :
Nhóm 1:
- Trong công việc cần phải hợp tác với nhau để đạt kết quả tốt nhất.
- Ba tổ chức riêng lẻ giờ đã hợp nhất.
- Cả lớp hợp ý, hợp lực với nhau để cho ra tờ báo tường.
Nhóm 2 :
- Ba luôn giải quyết công việc hợp tình, hợp lí.
- Ba nói chị Lan có nhiều tư chất phù hợp để trở thành giáo viên.
- Anh ấy có suy nghĩ rất hợp thời.
- Lá phiếu này hợp lệ.
- Kinh doanh cần phải hợp pháp.
- Khí hậu ở Đà Lạt rất mát mẻ, phù hợp với sức khỏe của má Liên.
4. Đặt câu với một trong những thành ngữ dưới đây:
a) Bốn biển một nhà:
- Trong trại hè năm ấy, chúng tôi mỗi đứa một nơi, hội tụ về đây anh em bổn biển một nhà.
b) Kề vai sát cánh.
- Chúng tôi luôn kề vai sát cánh, bên nhau trong công việc.
c) Chung lưng đấu sức.
- Để có được thành quả như ngày hôm nay, toàn thể mọi người đã phải chung lưng đấu sức với nhau. Cùng vượt qua khổ khăn, thử thách.
Kể chuyện
KỂ CHUYỆN ĐƯỢC CHỨNG KIẾN HOẶC THAM GIA
KỂ CHUYỆN ĐƯỢC CHỨNG KIẾN HOẶC THAM GIA
Chọn một trong hai đề bài sau đây :
1. Kể lại một câu chuyện em đã chứng kiến hoặc một việc đã làm thể hiện tình hữu nghị giữa nhân dân ta với nhân dân các nước.
Thái độ lịch sự với khách nước ngoài, giúp đỡ khách, chỉ đường cho khách ... là những việc làm thiết thực thể hiện tình hữu nghị giữa nhân dân ta với nhân dân các nước. Và câu chuyện em ké sau đây là một câu chuyện có thực, rất thực, chính em đã làm. Chuyện thế này :
Hôm ấy, thấy em đi học về trễ hơn mọi khi, mẹ em liền hỏi :
- Sao hôm nay con đi học về trễ vậy? Con có biết mẹ nóng lòng không?
- Rồi con sẽ kể cho mẹ nghe!
Trả lời mẹ xong, em vào cất cặp, thay quần áo, rửa chân tay mặt mũi sạch sẽ mới vào ngồi cạnh mẹ thỏ thẻ :
- Mẹ có biết vì sao con về trễ không? Mẹ thử đoán chuyện gì nào?
- Chắc là con muốn biện hộ cho mình vì sao về trễ chứ gì?
- Mẹ nói con biện hộ cho mình cũng đúng, nhưng theo con thì ... lí do có lẽ đúng hơn mẹ ạ!
Chuyện thế này : Tan học, con và Hà ở lại làm vệ sinh lớp nên về muộn. Trên đường về nhà, đi ngang qua khu tập thể đường sắt, cả hai đứa nghe một tiếng rên nhỏ. Con bảo Hà dừng lại ;
- Hà ơi! Hình như có tiếng người?
- Mình cũng nghe có tiếng rên.
Nhìn quanh vẫn không thấy một bóng người. Bỗng tiếng rên lại cất lên. Cả hai đứa như định hướng tiếng rên phát ra từ hướng nào rồi. Chúng con bước đến gần gốc me tây nằm sâu trong vệ đường một chút.
- Ôi, một người nước ngoài!
Hà phát hiện ra trước rồi kéo tay con cùng chạy đến. Chúng con nhận ra đó là cô Maria người Nga. Cô đã đến trường con tuần qua nhân ngày lễ kỉ niệm Cách mạng tháng Mười Nga. Cô nằm gối đầu trên rễ me. Bộ váy xanh lấm bụi đường. Khuôn mặt nhăn nheo xanh nhợt. Con sờ trán cô thấy lạnh toát. Con sợ quá, vội vứt cặp xuống, hai tay cứ lóng ngóng không biết làm gì.
- Làm sao bây giờ hả Hà?
- Thùy có mang dầu theo không?
Con vội lấy chiếc cặp, nhanh nhẹn kéo dây khóa, thò vào ngăn lấy chai dầu gió. Vừa thấm dầu lên trán, thái dương con vừa xoa mạnh. Còn Hà xoa vào hai chân. Dường như hai đứa lúc này không còn biết sợ là gì nữa, bình tĩnh xoa bóp cho cô Maria. Một lúc, người cô đã ấm lại. Hơi thở bắt đầu đều đặn. Cô mở mắt nhìn chúng con và ra hiệu cần uống nước. Hà nhanh chân chạy vào khu tập thể xin cốc nước lọc. Uống xong, cô nói điều gì. Chúng con không hiểu tiếng Nga nên đành ra hiệu. Rồi cô lấy trong ví địa chỉ khách sạn mình đang nghỉ. Chúng con thấy cô còn mệt liền chạy ra đường ra hiệu cho chiếc xe hon da đang chạy tới dừng lại. Biết chuyện, người lái xe sẵn sàng chở cô Maria và con vào bệnh viện, còn Hà thì đến khách sạn báo cho người thân.
Nhìn em mẹ cảm động :
- Ôi, con của mẹ giỏi lắm! Con đã làm một việc thể hiện lòng mên khách mà nhân dân và thiếu nhi nước ta dành cho người nước ngoài.
2. Nói về một nước mà em được biết qua truyền hình, phim ảnh. Học sinh tự trình bày chuyện kể của mình. Chú ý đọc kĩ hướng dẫn ở tr.57 SGK.
GỢI Ý:
- Em nói về nước nào? Nhờ đâu em biết về nước đó (qua truyền hình, phim, ảnh, tham quan,...)?
- Kể những điều em biết về nước đó (cảnh vật thiên nhiên, cuộc sống của người dân, phong tục tập quán,...).
- Em thích nhất điều gì ở nước đó?
1. Kể lại một câu chuyện em đã chứng kiến hoặc một việc đã làm thể hiện tình hữu nghị giữa nhân dân ta với nhân dân các nước.
Thái độ lịch sự với khách nước ngoài, giúp đỡ khách, chỉ đường cho khách ... là những việc làm thiết thực thể hiện tình hữu nghị giữa nhân dân ta với nhân dân các nước. Và câu chuyện em ké sau đây là một câu chuyện có thực, rất thực, chính em đã làm. Chuyện thế này :
Hôm ấy, thấy em đi học về trễ hơn mọi khi, mẹ em liền hỏi :
- Sao hôm nay con đi học về trễ vậy? Con có biết mẹ nóng lòng không?
- Rồi con sẽ kể cho mẹ nghe!
Trả lời mẹ xong, em vào cất cặp, thay quần áo, rửa chân tay mặt mũi sạch sẽ mới vào ngồi cạnh mẹ thỏ thẻ :
- Mẹ có biết vì sao con về trễ không? Mẹ thử đoán chuyện gì nào?
- Chắc là con muốn biện hộ cho mình vì sao về trễ chứ gì?
- Mẹ nói con biện hộ cho mình cũng đúng, nhưng theo con thì ... lí do có lẽ đúng hơn mẹ ạ!
Chuyện thế này : Tan học, con và Hà ở lại làm vệ sinh lớp nên về muộn. Trên đường về nhà, đi ngang qua khu tập thể đường sắt, cả hai đứa nghe một tiếng rên nhỏ. Con bảo Hà dừng lại ;
- Hà ơi! Hình như có tiếng người?
- Mình cũng nghe có tiếng rên.
Nhìn quanh vẫn không thấy một bóng người. Bỗng tiếng rên lại cất lên. Cả hai đứa như định hướng tiếng rên phát ra từ hướng nào rồi. Chúng con bước đến gần gốc me tây nằm sâu trong vệ đường một chút.
- Ôi, một người nước ngoài!
Hà phát hiện ra trước rồi kéo tay con cùng chạy đến. Chúng con nhận ra đó là cô Maria người Nga. Cô đã đến trường con tuần qua nhân ngày lễ kỉ niệm Cách mạng tháng Mười Nga. Cô nằm gối đầu trên rễ me. Bộ váy xanh lấm bụi đường. Khuôn mặt nhăn nheo xanh nhợt. Con sờ trán cô thấy lạnh toát. Con sợ quá, vội vứt cặp xuống, hai tay cứ lóng ngóng không biết làm gì.
- Làm sao bây giờ hả Hà?
- Thùy có mang dầu theo không?
Con vội lấy chiếc cặp, nhanh nhẹn kéo dây khóa, thò vào ngăn lấy chai dầu gió. Vừa thấm dầu lên trán, thái dương con vừa xoa mạnh. Còn Hà xoa vào hai chân. Dường như hai đứa lúc này không còn biết sợ là gì nữa, bình tĩnh xoa bóp cho cô Maria. Một lúc, người cô đã ấm lại. Hơi thở bắt đầu đều đặn. Cô mở mắt nhìn chúng con và ra hiệu cần uống nước. Hà nhanh chân chạy vào khu tập thể xin cốc nước lọc. Uống xong, cô nói điều gì. Chúng con không hiểu tiếng Nga nên đành ra hiệu. Rồi cô lấy trong ví địa chỉ khách sạn mình đang nghỉ. Chúng con thấy cô còn mệt liền chạy ra đường ra hiệu cho chiếc xe hon da đang chạy tới dừng lại. Biết chuyện, người lái xe sẵn sàng chở cô Maria và con vào bệnh viện, còn Hà thì đến khách sạn báo cho người thân.
Nhìn em mẹ cảm động :
- Ôi, con của mẹ giỏi lắm! Con đã làm một việc thể hiện lòng mên khách mà nhân dân và thiếu nhi nước ta dành cho người nước ngoài.
2. Nói về một nước mà em được biết qua truyền hình, phim ảnh. Học sinh tự trình bày chuyện kể của mình. Chú ý đọc kĩ hướng dẫn ở tr.57 SGK.
GỢI Ý:
- Em nói về nước nào? Nhờ đâu em biết về nước đó (qua truyền hình, phim, ảnh, tham quan,...)?
- Kể những điều em biết về nước đó (cảnh vật thiên nhiên, cuộc sống của người dân, phong tục tập quán,...).
- Em thích nhất điều gì ở nước đó?
Tập đọc
TÁC PHẨM CỦA SI-LE VÀ TÊN PHÁT XÍT
TÁC PHẨM CỦA SI-LE VÀ TÊN PHÁT XÍT
1. Vì sao tên sĩ quan Đức có thái độ bực tức với ông cụ người Pháp ?
Vì ông cụ đáp lại lời chào của hắn một cách lạnh lùng. Hắn càng bực tức hơn nữa khi biết rằng ông cụ biết tiếng Đức và đang đọc một tác phẩm của Si-le viết bàng tiếng Đức nhưng ông cụ lại không thèm chào hắn bàng tiếng Đức.
2. Nhà văn Đức Si-le được ông cụ người Pháp đánh giá thế nào?
Ông cụ đánh giá Si-le là một nhà văn quốc tế.
3. Em hiểu thái độ của ông cụ đối với người Đức và tiếng Đức như thế nào ?
Ông cụ nói và đọc rành tiếng Đức chứng tỏ ông cụ yêu thích tiếng Đức. Ông cụ lại đọc tác phẩm của Si-le và đánh giá cao nhà văn này chứng tỏ ông cụ ngưỡng mộ nhà văn nhưng ông cụ căm ghét những tên phát xít.
4. Lời đáp của ông cụ ở cuối truyện ngụ ý gì ?
- Si-le xem các người là kẻ cướp và các người đúng là như vậy.
- Các người không xứng đáng với Si-le.
Tập làm văn
LUYỆN TẬP LÀM ĐƠN
LUYỆN TẬP LÀM ĐƠN
1. Đọc bài văn sau và trả lời câu hỏi :
Thần chết mang tên 7 sắc cầu vồng Trong cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam, để diệt sạch cỏ cây trên đường chuyển quân cho bộ đội ta, máy bay Mĩ đã rải hơn 72 triệu lít thuốc diệt cỏ, trong đó có 42 triệu lít chất độc màu da cam xuống hơn 20% diện tích miền Nam nước ta. Thuốc diệt cỏ mang tên những màu sắc đẹp của cầu vồng : xanh, hồng, tía, da cam,...
Bom đạn và thuốc diệt cỏ đã phá hủy hơn 2 triệu héc ta rừng, làm xói mòn và khô cằn đất, diệt chủng nhiều loài muông thú, gây thảm họa môi trường vô cùng khốc liệt.
Nhưng hậu quả nặng nề nhất mà chất độc màu da cam gây ra là hậu quả đối với con người. Sau hơn 30 năm, chất độc này vẫn còn trong đất, trong thức ăn và trong chính cơ thể con người, gây ra những bệnh nguy hiểm cho người nhiễm độc và con cái họ, như ung thư, nứt cột sống, thần kinh, tiểu đường, sinh quái thai, dị tật bẩm sinh,... ước tính cả nước hiện có khoảng 70 000 người lớn và từ 200 000 đến 300 000 trẻ em là nạn nhân của chất độc màu da cam. Đó là chưa kể nhiều em bé mất từ trong bụng mẹ hoặc mất ngay lúc mới sinh, chưa kịp sông trọn một giờ bên cha mẹ, anh em mình.
Thần chết mang tên 7 sắc cầu vồng Trong cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam, để diệt sạch cỏ cây trên đường chuyển quân cho bộ đội ta, máy bay Mĩ đã rải hơn 72 triệu lít thuốc diệt cỏ, trong đó có 42 triệu lít chất độc màu da cam xuống hơn 20% diện tích miền Nam nước ta. Thuốc diệt cỏ mang tên những màu sắc đẹp của cầu vồng : xanh, hồng, tía, da cam,...
Bom đạn và thuốc diệt cỏ đã phá hủy hơn 2 triệu héc ta rừng, làm xói mòn và khô cằn đất, diệt chủng nhiều loài muông thú, gây thảm họa môi trường vô cùng khốc liệt.
Nhưng hậu quả nặng nề nhất mà chất độc màu da cam gây ra là hậu quả đối với con người. Sau hơn 30 năm, chất độc này vẫn còn trong đất, trong thức ăn và trong chính cơ thể con người, gây ra những bệnh nguy hiểm cho người nhiễm độc và con cái họ, như ung thư, nứt cột sống, thần kinh, tiểu đường, sinh quái thai, dị tật bẩm sinh,... ước tính cả nước hiện có khoảng 70 000 người lớn và từ 200 000 đến 300 000 trẻ em là nạn nhân của chất độc màu da cam. Đó là chưa kể nhiều em bé mất từ trong bụng mẹ hoặc mất ngay lúc mới sinh, chưa kịp sông trọn một giờ bên cha mẹ, anh em mình.
Theo tạp chí TIA SÁNG
Chất độc màu da cam : chất độc đựng trong thùng chứa có đánh dấu phân biệt bằng màu da cam.
a) Chất độc màu da cam gây ra những hậu quả gì đối với con người ?
- Chất độc màu da cam gây ra những hậu quả gì đối với con người ? Cùng với bom đạn và các chất độc khác, chất độc màu da cam đã phá hủy hơn 2 triệu hecta rừng, làm xói mòn và khô cằn đất, diệt chủng nhiều loài muông thú, gây nên và để lại hậu quả vô cùng khốc liệt cho con người : như ung thư, nứt cột sống, thần kinh, tiểu đường, quái thai, dị tật bẩm sinh cho những người trực tiếp nhiễm và cả con cái họ. Ước tính cả nước ta hiện có khoảng 70.000 người lớn và từ 200.000 đến 300.000 trẻ em là nạn nhân của chất độc này.
b) Chúng ta có thể làm gì để giảm bớt nỗi đau cho những nạn nhân chất độc màu da cam ?
Chúng ta cần thăm hỏi, động viển, giúp đỡ các gia đình các nạn nhân bị nhiễm chất độc màu da cam. Vận động gây quỹ ủng hộ nạn nhân bị nhiễm độc, sáng tác tranh, ảnh, vân, thơ thể hiện sự cảm thông và chia sẻ nỗi đau cùng họ.
2.Giả sử địa phương em tổ chức đội tình nguyện giúp đỡ nạn nhân chất độc màu da cam, em hãy viết đơn xin gia nhập đội tình nguyện.
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
TP. Hồ Chí Minh, ngày 20 tháng 09 năm 2006
ĐƠN XIN GIA NHẬP ĐỘI TÌNH NGUYỆN
GIÚP ĐỠ NẠN NHÂN CHẤT ĐỘC MÀU DA CAM
GIÚP ĐỠ NẠN NHÂN CHẤT ĐỘC MÀU DA CAM
Kính gửi: Ban chấp hành Hội Chữ thập đỏ phường 12.
Tên em là : Nguyễn Việt Sinh. Sinh ngày : 7 - 9 - 1995
Học sinh lớp 5A. Trường tiểu học Bàu Sen, Quận 5.
Sau khi được nghe giới thiệu về hoạt động của đội tình nguyện giúp đỡ nạn nhân nhiễm chất độc màu da cam, thuộc Hội chữ thập đỏ của phường, em thấy hoạt động của đội rất có ý nghĩa và thiết thực, đã xoa dịu được một phần rất lớn nỗi đau của các nạn nhân. Em thấy mình có thể tham gia hoạt động của hội, để giúp đỡ các nạn nhân bị nhiễm chất độc. Vì vậy, em viết đơn này bày tỏ nguyện vọng được gia nhập đội tình nguyện, góp phần nhỏ bé của mình làm giảm nỗi bất hạnh của các nạn nhân.
Em xin hứa tôn trọng nội quy và tham gia tích cực mọi hoạt động của đội.
Em xin chân thành cảm ơn.
Người làm đơn
Sinh
Nguyễn Việt Sinh
Sinh
Nguyễn Việt Sinh
Luyện từ và câu
DÙNG Từ ĐỔNG ÂM ĐỂ CHƠI CHỮ
DÙNG Từ ĐỔNG ÂM ĐỂ CHƠI CHỮ
I. Nhận xét:
Đọc câu dưới đây và trả lời câu hỏi :
- Hổ mang bò lên núi.
1. Có thể hiểu câu trên theo những cách nào ?
Có thể hiểu câu trên theo hai cách :
- (Rắn) hổ mang (đang) bò lên núi
- (Con) hổ đang mang (con) bò lên núi
2. Vì sao có thể hiểu theo nhiều cách như vậy ?
Câu văn trên có thể hiểu theo hai cách như vậy là do người viết sử dụng từ đồng âm để cố ý tạo ra hai cách hiểu. Cụ thể là :
+ Các tiếng hổ, mang trong từ hổ mang (tên một loài rắn) đồng âm với danh từ bò (trườn) đồng âm với danh từ bò (con bò).
II. Luyện tập :
1. Các câu sau đã sử dụng những từ đồng âm nào để chơi chữ ?
a) Ruồi đậu mâm xôi đậu.
Kiến bò đĩa thịt bò.
b) Một nghề cho chín còn hơn chín nghề.
c) Bác bác trứng, tôi tôi vôi.
d) Con ngựa đá con ngựa đá, con ngựa đá không đá con ngựa.
2. Đặt câu với một cặp từ đồng âm em vừa tìm được ở bài tập 1.
- Mẹ tôi nói nếu tôi thi đậu mẹ sẽ thưởng bánh đậu.
- Con bò đang gặm cỏ / Em tôi đang tập bò.
- Bài kiểm tra toán em được chín điểm / Phải uống nước chín.
- Y kiến của bác nêu ra không có ai phản bác.
- Hùng đá bóng vô ý đá phải hòn đá, chân sưng tấy lên.
Đọc câu dưới đây và trả lời câu hỏi :
- Hổ mang bò lên núi.
1. Có thể hiểu câu trên theo những cách nào ?
Có thể hiểu câu trên theo hai cách :
- (Rắn) hổ mang (đang) bò lên núi
- (Con) hổ đang mang (con) bò lên núi
2. Vì sao có thể hiểu theo nhiều cách như vậy ?
Câu văn trên có thể hiểu theo hai cách như vậy là do người viết sử dụng từ đồng âm để cố ý tạo ra hai cách hiểu. Cụ thể là :
+ Các tiếng hổ, mang trong từ hổ mang (tên một loài rắn) đồng âm với danh từ bò (trườn) đồng âm với danh từ bò (con bò).
II. Luyện tập :
1. Các câu sau đã sử dụng những từ đồng âm nào để chơi chữ ?
a) Ruồi đậu mâm xôi đậu.
Kiến bò đĩa thịt bò.
b) Một nghề cho chín còn hơn chín nghề.
c) Bác bác trứng, tôi tôi vôi.
d) Con ngựa đá con ngựa đá, con ngựa đá không đá con ngựa.
2. Đặt câu với một cặp từ đồng âm em vừa tìm được ở bài tập 1.
- Mẹ tôi nói nếu tôi thi đậu mẹ sẽ thưởng bánh đậu.
- Con bò đang gặm cỏ / Em tôi đang tập bò.
- Bài kiểm tra toán em được chín điểm / Phải uống nước chín.
- Y kiến của bác nêu ra không có ai phản bác.
- Hùng đá bóng vô ý đá phải hòn đá, chân sưng tấy lên.
Tập làm văn
LUYỆN TẬP TẢ CẢNH
LUYỆN TẬP TẢ CẢNH
1. Đọc các đoạn văn dưới đây và thực hiện yêu cầu ở dưới :
a) Biển luôn thay đổi màu tùy theo sắc mây trời. Trời xanh thẳm, biển cũng thẳm xanh, như dâng cao lên, chắc nịch. Trời rải mây trắng nhạt, biển mơ màng dịu hơi sương. Trời âm u mây mưa, biển xám xịt, nặng nề. Trời ầm ầm dông gió, biển đục ngầu, giận dữ... Như một con người biết buồn vui, biển lúc tẻ nhạt, lạnh lùng, lúc sôi nổi, hả hê, lúc đăm chiêu, gắt gỏng.
a) Biển luôn thay đổi màu tùy theo sắc mây trời. Trời xanh thẳm, biển cũng thẳm xanh, như dâng cao lên, chắc nịch. Trời rải mây trắng nhạt, biển mơ màng dịu hơi sương. Trời âm u mây mưa, biển xám xịt, nặng nề. Trời ầm ầm dông gió, biển đục ngầu, giận dữ... Như một con người biết buồn vui, biển lúc tẻ nhạt, lạnh lùng, lúc sôi nổi, hả hê, lúc đăm chiêu, gắt gỏng.
Theo VŨ TÚ NAM
Đoạn văn tả đặc điểm gì của biển ?
- Đoạn văn tả màu sắc của biển thay đổi tùy theo sắc mây trời.
Để tả đặc điểm đó, tác giả đã quan sát những gì và vào những thời điểm nào ?
- Tác giả đã quan sát bầu trời và mặt biển vào những lúc khác nhau : khi bầu trời xanh thẳm, khi bầu trời rải mây trắng nhạt, lạnh lùng, lúc sôi nổi, hả hè, lúc đăm chiêu, gắt gỏng.
Khi quan sát biển, tác giả đã có những liên tưởng thú vị như thế nào ?
- Như một con người biết buồn vui, biển lúc tễ nhạt, lạnh lùng, lúc sôi nổi, hả hè, lúc đăm chiều, gắt gỏng.
b) Con kênh này có tên là kênh Mặt Trời. Nơi đây, suốt ngày, ánh nắng rừng rực đố lửa xuống mặt đất. Bốn phía chân trời trống huếch trống hoác. Từ lúc mặt trời mọc đến lúc mặt trời lặn không kiếm đâu ra một bóng cây để tránh nắng. Buổi sáng, con kênh còn phơn phớt màu đào, giữa trưa bỗng hóa ra một dòng thủy ngân cuồn cuộn lóa mắt, rồi dần dần biến thành một con suối lửa lúc trời chiều. Có lẽ bởi vậy mà nó được gọi là kênh Mặt Trời.
Theo ĐOÀN GIỎI
Con kênh được quan sát vào những thời điểm nào trong ngày ?
- Con kênh được quan sát suốt ngày, từ lúc mặt trời mọc đến lúc mặt trời lặn, buổi sáng, giữa trưa và lúc trời chiều.
Tác giả nhận ra đặc điểm của con kênh chủ yếu bằng giác quan nào ?
- Tác giả nhận ra đặc điểm của con kênh chủ yếu bằng những thi siác. để thấy được màu sắc thay đổi của con kênh :
Nêu tác dụng của những liên tưởng khi quan sát và miêu tả con kênh.
Giúp người đọc hình dung được cái nắng dữ dội, làm cho cảnh vật hiện ra sinh động hơn, gây ấn tượng hơn với người đọc.
2. Dựa vào kết quả quan sát của mình, em hãy lập dàn ý bài vãn miêu tả một cảnh sông nước (một vùng biển, một dòng sông, một con suối hay một hồ nước).
1. Mở bài : Giới thiệu cảnh đẹp
- Con sông mà em định tả tên gì ? ở đâu (con sông Tiền nơi phà Rạch Miều)
- Tại sao em lại chọn tả dòng sông ấy ? (Đó là con sông quê ngoại, có nhiều kỉ niệm gắn bó với em)
2. Thân bài :
- Tả dòng sông
a) Buổi sáng
+ Mặt sông phẳng lặng, lục bình trôi dập dềnh, thỉnh thoảng có vài con thuyền chạy qua, vài chiếc xà lan chở hàng hóa khuấy động dòng nước.
+ Hai bên bờ sông là dừa nước, thấp thoáng vài nóc nhà.
+ Từng chuyến phà lớn chở hàng hóa người và xe cộ. Từ sáng sớm, đã đông đúc, tấp nập.
+ Nắng lên, mặt nước lấp lánh, nước sông đỏ đậm phù sa, cuồn cuộn chảy. Sóng đánh vào mạn phà, thuyền.
b) Buổi chiều
- Thủy triều rút, nước sông rút.
- Lòng sông hẹp lại.
- Thuyền bè đi lại vẫn tấp nập.
- Trong ánh hoàng hôn, sóng nước sóng sánh nhuộm sắc vàng, trông thật diễm lệ.
3. Kết luận :
- Sông gắn bó vì đó là quê ngoại thân yêu.
- Con sông làm nên vẻ dẹp cho quê hương.
- Con kênh được quan sát suốt ngày, từ lúc mặt trời mọc đến lúc mặt trời lặn, buổi sáng, giữa trưa và lúc trời chiều.
Tác giả nhận ra đặc điểm của con kênh chủ yếu bằng giác quan nào ?
- Tác giả nhận ra đặc điểm của con kênh chủ yếu bằng những thi siác. để thấy được màu sắc thay đổi của con kênh :
Nêu tác dụng của những liên tưởng khi quan sát và miêu tả con kênh.
Giúp người đọc hình dung được cái nắng dữ dội, làm cho cảnh vật hiện ra sinh động hơn, gây ấn tượng hơn với người đọc.
2. Dựa vào kết quả quan sát của mình, em hãy lập dàn ý bài vãn miêu tả một cảnh sông nước (một vùng biển, một dòng sông, một con suối hay một hồ nước).
1. Mở bài : Giới thiệu cảnh đẹp
- Con sông mà em định tả tên gì ? ở đâu (con sông Tiền nơi phà Rạch Miều)
- Tại sao em lại chọn tả dòng sông ấy ? (Đó là con sông quê ngoại, có nhiều kỉ niệm gắn bó với em)
2. Thân bài :
- Tả dòng sông
a) Buổi sáng
+ Mặt sông phẳng lặng, lục bình trôi dập dềnh, thỉnh thoảng có vài con thuyền chạy qua, vài chiếc xà lan chở hàng hóa khuấy động dòng nước.
+ Hai bên bờ sông là dừa nước, thấp thoáng vài nóc nhà.
+ Từng chuyến phà lớn chở hàng hóa người và xe cộ. Từ sáng sớm, đã đông đúc, tấp nập.
+ Nắng lên, mặt nước lấp lánh, nước sông đỏ đậm phù sa, cuồn cuộn chảy. Sóng đánh vào mạn phà, thuyền.
b) Buổi chiều
- Thủy triều rút, nước sông rút.
- Lòng sông hẹp lại.
- Thuyền bè đi lại vẫn tấp nập.
- Trong ánh hoàng hôn, sóng nước sóng sánh nhuộm sắc vàng, trông thật diễm lệ.
3. Kết luận :
- Sông gắn bó vì đó là quê ngoại thân yêu.
- Con sông làm nên vẻ dẹp cho quê hương.