23/07/2017, 18:21

Giải bài tập Tiếng Việt 5 - Tuần 7

Giải bài tập Tiếng Việt 5 - Tuần 7, chủ điểm: Con người với thiên nhiên Chủ điểm : CON NGƯỜI VỚI THIÊN NHIÊN Tuần 7 Tập đọc NHỮNG NGƯỜI BẠN TỐT 1. Vì sao nghệ sĩ A-ri-ôn phải nhảy xuống biển ? A-ri-ôn phải nhảy xuống biển vì bọn thủy thủ trên tàu nổi lòng tham, cướp hết tặng ...

Giải bài tập Tiếng Việt 5 - Tuần 7, chủ điểm: Con người với thiên nhiên

Chủ điểm : CON NGƯỜI VỚI THIÊN NHIÊN
Tuần 7
Tập đọc
NHỮNG NGƯỜI BẠN TỐT
1. Vì sao nghệ sĩ A-ri-ôn phải nhảy xuống biển ?
A-ri-ôn phải nhảy xuống biển vì bọn thủy thủ trên tàu nổi lòng tham, cướp hết tặng vật của ông và định giết ông.
 
2. Điều kì lạ gì đã xảy ra khi nghệ sĩ cất tiếng hát giã biệt cuộc đời ?
Điều kì lạ đã xảy ra khi nghệ sĩ cất tiếng hát giã biệt cuộc đời, đàn cá heo đã bơi đến vây quanh tàu, say sưa thưởng thức tiếng hát của người nghệ sĩ tài ba. Bầy cá heo đã cứu A-ri-ôn. Chúng đưa ông về đất liền còn nhanh hơn cả tàu của bọn cướp.
 
3. Qua câu chuyện, em thấy cá heo đáng yêu, đáng quý ở điểm nào ?
Cá heo đáng yêu, đáng quý vì chúng biết thưởng thức tiếng hát tuyệt vời của người nghệ sĩ, nó còn biết cứu giúp con người. Cá heo là bạn của loài người.
 
4. Em có suy nghĩ gì về cách đối xử của đám thủy thủ và của đàn cá heo đối với nghệ sĩ A-ri-ôn ?
Đám thủy thủ tham lam và độc ác.
Cá heo tuy chỉ là con vật nhưng chúng biết thưởng thức tiếng hát, biết cứu giúp người gặp nạn.
 
Chính tả
TỪ NHIỀU NGHĨA
1. Nghe - viết :
Dòng kinh quê hương
Cũng như mọi màu xanh trên khắp đất nước, màu xanh của dòng kênh quê hương gợi lên những điều quen thuộc... vẫn như một giọng hò đang ngân lên trong không gian có mùi quả chín, một mái xuồng vừa cập bến có tiếng trẻ reo mừng, và sau lưng tôi, tiếng giã bàng vừa ngưng lại thì một giọng đưa em bỗng cất lên... Dễ thương làm sao giọng đưa em lảnh lót của miền Nam vút lên đưa trẻ thơ vào giấc ngủ, đưa con người vào niềm vui.
Theo NGUYÊN THI
- Kinh (tiếng Nam Bộ) : kênh.
- Bàng (tiếng Nam Bộ) : cói, loại cỏ cao và thẳng, thân ba cạnh, mọc ở vùng nước lợ, dùng để dệt chiếu, làm đệm,...
 
2. Điền một vần thích hợp với cả 3 chỗ trống dưới đây :
Chăn trâu đốt lửa trên đồng
Rạ rơm thì ít, gió đông thì nhiều
Mải mê đuổi một con diều
Củ khoai nướng để cả chiều thành tro.
 
3. Điền tiếng có chứa ia hay iê thích hợp với mỗi chỗ trống: trong các thành ngữ dưới đây :
a) Đông như kiến b) Gan như cóc tía
c) Ngọt như mía lùi
 
Luyện từ và câu
TỪ NHIỀU NGHĨA
I. Nhận xét :
1. Tìm nghĩa ở cột B thích hợp với mỗi từ ở cột A:
A B
Răng Bộ phận ở hai bên đầu người và động vật, dùng để nghe.
Mũi Phần xương cứng, màu trắng, mọc trên hàm, dùng để cắn. giữ và nhai thức ăn.
Tai Bộ phận nhô lên ở giữa người hoặc động vật có xương sống, dùng để thở và ngửi.
 
2. Nghĩa của từ răng, mũi, tai trong khổ thơ sau có gì khác với nghĩa của chúng ở bài tập 1.
Răng của chiếc cào
Làm sao nhai được ?
- Răng của chiếc cào chỉ dùng để cào lúa, cào cỏ không dùng để nhai như người và vật.
 
Mũi thuyền rẽ nước
Thì ngửi cái gì ?
- Mũi của chiếc thuyền chỉ là một bộ phận của chiếc thuyền, nó không thể ngửi được.
 
Cái ấm không nghe
Sao tai lại mọc ? ...
- Tai của cái ấm không dùng để nghe được.
 
3. Nghĩa của các từ răng, mũi, tai ở bài 1 và bài 2 có gì giống nhau ?
- Nghĩa của từ răng : đều chỉ vật nhọn, sắc, sắp đều nhau thành hàng.
- Nghĩa của từ mũi : đều chỉ bộ phận có đầu nhọn nhô ra phía trước.
- Nghĩa của từ tai : Cùng chỉ bộ phận mọc ở hai bên, chìa ra như cái tai.
 
II. Luyện tập :
1. Trong những câu nào, các từ mắt, chân, đầu mang nghĩa gốc và trong những câu nào, chúng mang nghĩa chuyển?
a) Mắt - Đôi mắt của bé mở to. (mang nghĩa gốc)
            - Quả na mở mắt. (mang nghĩa chuyển)
b) Chân - Lòng ta vẫn vững như kiềng ba chân. (mang nghĩa chuyển)
              - Bé đau chân. (mang nghĩa gốc)
c) Đầu   - Khi viết, em đừng ngoẹo đầu. (mang nghĩa gốc)
- Nước suối đầu nguồn rất trong. (mang nghĩa chuyển).
 
2. Các từ chỉ bộ phận cơ thể người và động vật thường là từ nhiều nghĩa. Hãy tìm một số ví dụ về sự chuyển nghĩa của những từ sau : lưỡi, miệng, cổ, tay, lưng.
Từ nhiều nghĩa Ví dụ
Lưỡi lưỡi liềm, lưỡi cưa, lưỡi cày, lưỡi lể, lưỡi gươm, lưỡi búa, lưỡi rìu
Miệng miệng chén, miệng túi, miệng bao, miệng bình
Cổ cổ chai, cổ tay, cổ chân, cổ ảo, cổ lọ, cổ bình
Tay tay áo, tay ghế, tay quay, tay (chơi) bóng cừ khôi, tay súng thiện xạ
Lưng lưng ghế, lưng đồi, lưng núi, lưng trời, lưng chén, lưng ly
 
Kể chuyện
CÂY CỎ NƯỚC NAM
1. Dựa vào lời kể của cô giáo (thầy giáo) và các tranh vẽ dưới đây, kể lại từng đoạn câu chuyện.
Tranh 1: Trong tranh là danh y Tuệ Tĩnh, tên thật là Nguyễn Bá Tĩnh đang dẫn các học trò của mình lên hai ngọn núi. Nam Tào và Bắc Đẩu để qua chuyến đi này ông sẽ nói cho học trò biết được giá trị to lớn của cây thuốc Nam.
 
Tranh 2: Tuệ Tĩnh kể lại câu chuyện ngày xưa, khi giặc Nguyên xâm lược nước ta, vua quan nhà Trần lo việc phòng ngự bờ cõi rất cẩn thận. Ngày đêm chăm lo tập luyện võ nghệ, chuẩn bị chiến đấu.
 
Tranh 3: Từ lâu nhà Nguyên đã cấm chở thuốc men, vật dụng xuống bán cho người Nam, quan quân nhà Trần lo lắng khi giáp trận những quân sĩ bị thương lấy đâu ra thuốc để cứu chữa ?
 
Tranh 4: Các thái y tỏa đi khắp nơi, học cách chữa bệnh của nhân gian, một không khí khẩn trương : người vận chuyển, người bào chế ....
 
Tranh 5: Cây cỏ nước Nam đã chữa được bệnh cho binh lính.
 
Tranh 6: Tuệ Tĩnh nói với học trò tâm nguyện của mình : nối gót người xưa, dùng thuốc Nam chữa bệnh cho người Nam. Cây cỏ nước Nam rất đáng quý.
 
2. Kể lại toàn bộ câu chuyện :
Nguyễn Bá Tĩnh, tức Tuệ Tĩnh là một danh y đời Trần. Ông dẫn học trò của mình đi ngược vùng Phả Lại để lên núi Nam Tào, Bắc Đẩu - hai ngọn núi cao và hiểm trở vô cùng. Dọc bên đường lên núi là những bụi cây đinh lăng lá xanh mướt, những bụi sâm nam lá xòe như những bàn tay, những bụi cam thảo nam leo vướng vít.... Dừng chân bên sườn núi, ông trầm ngâm nói với học trò :
 
- Ta đưa các con đến đây để nói cho các con biết rõ điều mà ta suy nghĩ nung nấu từ mấy chục năm nay.
 
Đám học trò xì xào bàn tán, ai cũng nghĩ chắc hẳn điều mà thầy định nói cao siêu lắm.
 
Tuệ Tĩnh nghe vậy, mỉm cười nói :
 
- Điều mà ta sắp nói với các con không cao như núi Thái Sơn, cũng chẳng xa như biển Bắc Hải mà ở gần trong tầm tay, ở ngay dưới chân các con đó.
 
Mọi người đều im lặng, đưa mắt tìm kiếm. Người trưởng tràng hỏi :
 
- Thưa thầy, điều thầy định nói với chúng con có phải là cây cỏ dưới chân không ạ?
 
- Phải ! Ta muốn nói về cây cỏ mà hằng ngày các con vẫn giẫm lên chúng, là đội quân hùng mạnh góp vào với các đạo binh hùng mạnh của các thánh nhân như Hưng Đạo Vương đánh tan giặc Nguyên xâm lược.
 
Rồi ông từ tốn kể : Giặc Nguyên luôn dòm ngó nước ta, chúng mưu đồ xâm chiếm nước ta vi vậy chúng cấm chở thuốc men, vật dụng xuống bán cho người Nam. Mặc dù vua quan nhà Trần ngày đêm chăm chỉ rèn tập binh dao, lo giữ bờ cõi nhưng e rằng khi giáp trận sẽ có người bị thương, không có thuốc lấy gì cứu chữa ? Không chậm trễ, các thái y tỏa đi khắp nơi học cách chữa bệnh của dân gian bằng cây cỏ bình thường. Từ đó, vườn thuốc được lập ở khắp nơi. Núi Nam Tào và núi Bắc Đẩu chính là hai vườn thuốc lớn của các vua Trần. Cây cỏ nước Nam góp phần làm cho những đạo binh thêm hùng hậu, bền bỉ và khỏe mạnh, chiến thắng được kẻ thù mạnh hơn mình hàng chục, đông hơn mình hàng trăm lần. Rồi ông xúc động nói :
 
- Ta càng nghĩ càng thêm quý từng ngọn cây, sợi cỏ của non sông gấm vóc mà tổ tiên để lại. Ta định nối gót người xưa dể từ nay về sau dân ta có thể dùng thuốc của mình chữa cho dân mình. Ta nói để các con biết ý nguyện của ta.
 
- Theo con đường của danh y Tuệ Tĩnh, cho đến bây giờ, hàng trăm vị thuốc đã dược lấy từ cây cỏ nước Nam, tổng hợp kinh nghiệm từ dân gian để chữa bệnh cứu người.
 
3. Trao đổi với các bạn trong lớp về ý nghĩa của câu chuyện.
- Câu chuyện ca ngợi danh y Tuệ Tĩnh đã biết yêu quý cây cỏ của đất nước, hiểu giá trị của chúng và biết dùng chúng làm thuốc để chữa bệnh cho nhân dân.
 
- Trong dân gian có rất nhiều bài thuốc hay.
 
- Những cây cỏ bình thường xung quanh ta cũng có thể trở thành cây thuốc, chữa bệnh cứu người.
 
Tập đọc
TIẾNG DÀN BA-LA-LAI-CA TRÊN SÔNG ĐÀ
 
1. Những chi tiết nào trong bài thơ gợi lên hình ảnh một đêm trăng vừa tĩnh mịch vừa sinh động trên công trường sông Đà ?
- Những chi tiết gợi lên hình ảnh một đêm trăng tĩnh mịch :
+ Cả công trường say ngủ cạnh dòng sông.
+ Những tháp khoan nhô lèn trời ngẫm nghĩ.
+ Những xe ủi, xe ben sóng vai nhau nằm nghỉ.
 
- Những chi tiết gợi lên hình ảnh đêm trăng vừa tĩnh vừa sinh động :
+ Đêm trăng vừa tĩnh mịch vừa sinh động vỉ có tiếng đàn của cô gái Nga.
+ Dòng sông lấp loáng dưới ánh trăng.
+ Tác giả nhân hóa hình ảnh xe ủi, xe ben, tháp khoan, công trường : xe ủi, xe ben sóng vai nhau nằm nghỉ, tháp khoan bận ngẫm nghĩ, công trường say ngủ.
 
2. Tìm một hình ảnh đẹp trong bài thơ thể hiện sự gắn bó giữa con người với thiên nhiên trong đêm trăng bên sông Đà.
Học sinh tự cảm nhận và trả lời theo ý riêng của mình.
* Gợi ý:
- Câu thơ : Chỉ còn tiếng đàn ngân nga Với một dòng trăng lấp loáng sông Đà.
Gợi lên một hình ảnh đẹp, thiên nhiên như bạn của con người, nằm đấy bồng bềnh trôi theo tiếng đàn ... và dòng sông lức này đã trở thành “dòng trăng” lấp loáng....
- Khổ thơ cuối thể hiện sự gắn bó giữa con người với thiên nhiên. Con người đem đến cho thiên nhiên một hình ảnh mới, thiên nhiên làm cuộc sống con người thèm đẹp hơn.
 
3. Những câu thơ nào trong bài sử dụng phép nhân hóa ?
“Cả công trường say ngủ cạnh dòng sông”.
“Những tháp khoan nhô lèn trời ngẫm nghĩ”.
“Những xe ủi, xe ben sóng vai nhau nằm nghỉ”.
“Biển sẽ nằm bỡ ngỡ giữa cao nguyên”.
“Sông Đà chia ánh sáng đi muôn ngả”.
 
4. Học thuộc lòng bài thơ.
 
Tập làm văn
LUYỆN TẬP TẢ CẢNH
1. Đọc bài văn sau và trả lời câu hỏi :
a) Xác định phần mở bài, thân bài, kết bài của bài văn :
- Mở bài : Vịnh Hạ Long là một thắng cảnh đất nước Việt Nam.
- Thân bài : (Gồm ba đoạn tiếp theo) Cái đẹp của Hạ Long ... ngân lèn vang vọng.
- Kết bài : (Câu văn cuối) Núi non mãi mãi giữ gìn.
 
b) Phần thân bài gồm có mấy đoạn ? Mỗi đoạn miêu tả những gì ?
- Thân bài được chia làm 3 đoạn:
+ Đoạn 1: tả sự kỳ vỹ của Vịnh Hạ Long với hàng nghìn hòn đảo.
+ Đoạn 2: Tả sự duyên dáng của Hạ Long.
+ Đoạn 3: Tả những nét riêng biệt, hấp dẫn của Hạ Long qua mỗi mùa.
 
c) Những câu văn in đậm có vai trò gì trong mỗi đoạn và trong cả bài ?
- Những câu văn in đậm có vai trò mở đầu cho mỗi đoạn, là câu chốt của mỗi đoạn, nêu ý bao trùm toàn đoạn. Xét trong toàn bài, những câu văn đó có tác dụng chuyển đoạn, nối kết các đoạn với nhau.
 
2. Đoạn 1
(...) Phần phía nam của dải Trường Sơn nằm ở đây với nhiều ngọn núi cao từ 2000 đến 2600 mét, quanh năm mây trắng phủ đầu. Bên những chóp núi cao là những thảm rừng dày. Có nhiều khu rừng nguyên sinh từ bao đời nay chưa in dấu chân người.
b) Tây Nguyên có núi cao chất ngất, có rừng cây đại ngàn.
 
Đoạn 2
(...) Những đồi tranh vàng óng lao xao trong gió nhẹ. Những đồi đất đỏ như vung úp nối nhau chạy tít tắp tận chân trời. Đó đây, những cụm rừng xanh thẫm như ốc đảo nổi lên giữa thảo nguyên. Những đồn điền cà phê, chè, ... tươi tốt mênh mông. Những rẫy lúa, nương ngô bên những mái nhà sàn thấp thoáng trải dài ven bờ suối. Hoặc quây quần trên những ngọn đồi.
c) Nhưng Tây Nguyên đâu chỉ có núi cao và rừng rậm. Tây Nguyên còn có những thảo nguyên rực rỡ trong nắng dịu mùa xuân, như những tấm thảm lụa muôn màu, muôn sắc.
 
3. - Đoạn 1 :
+ Đến với Tây Nguyên ta sẽ gặp những ngọn núi cao chất ngất và rừng cây đại ngàn.
+ Vẻ đẹp của Tây Nguyên trước hết là ở núi non hùng vĩ và những thảm rừng dày.
 
Đoạn 2 :
+ Những cái làm nên đặc sắc của Tây Nguyên là những thảo nguyên bao la bát ngát.
+ Không chỉ hấp dẫn du khách bằng núi và rừng rậm, Tây Nguyên còn mời gọi khách tham quan băng những thảo nguyên rực rỡ sắc màu.
 
Luyện từ và câu
LUYỆN TẬP VỀ TỪ NHIỀU NGHĨA
1. Tìm ở cột B lời giải nghĩa thích hợp cho từ chạy trong mỗi câu ở cột A :
 
A B
Bé chạy lon ton trên sân. Sự di chuyển nhanh bằng chân.
Tàu chạy băng băng trên đường ray. Sự di chuyến nhanh của phương tiện giao thông.
Đồng hồ chạy đúng giờ. Hoạt động của máy móc.
Dân làng khẩn trương chạy lũ. Khẩn trương tránh những điều không may sắp xảy đến.
 
2. Dòng nào dưới đây nêu đứng nét nghĩa chung của từ chạy có trong tất cả các câu trên ?
b) Sự vận động nhanh.
 
3. Từ ăn trong câu nào dưới đây được dùng với nghĩa gốc ?
Từ ăn trong câu c) được dùng với nghĩa gốc.
 
4. Chọn một trong hai từ dưới đây và đặt câu để phân biệt các nghĩa của từ ấy :
4. a) Đi
- Nghĩa 1 : tự di chuyển bằng bàn chân.
- Em gái tôi đang chập chững tập đi.
- Nghĩa 2 : mang (xỏ) vào chân hoặc tay để che, giữ.
- Mẹ nhắc tôi khi đi giày phải cột dây cho cẩn thận. b) Đứng :
- Nghĩa 1 : ở tư thế thân thẳng, chân đặt trên mặt nền.
- Cả lớp đứng nghiêm chào cờ.
- Nghĩa 2 : ngừng chuyển động
- Thảo đứng trước cửa lớp chờ tôi.
 
Tập làm văn
LUYỆN TẬP TẢ CẢNH
Đề bài :
Dựa theo dàn ý mà em đã lập trong tuần trước, hãy viết một đoạn văn miêu tả cảnh sông nước.
 
Nhà bà ngoại nhìn ra bến phà. Sáng sớm nhìn ra bờ sông, con nước đục ngầu phù sa, hiền hòa chảy. Trẽn mặt nước, từng đám lục bình trôi dập dềnh, những cánh hoa phơn phớt tím, rung rinh trong gió. Thỉnh thoảng, vài con thuyền chở đầy hàng hóa xuôi theo dòng nước, vài chiếc xà lan nặng nề chở cát, tưởng như sắp bị dòng sông nuôt chửng. Hai bên bờ sông, dãy dừa nước lao xao trong gió, ẩn hiện trong đó là vài nóc nhà. Nhưng náo động nhất có lẽ là bến phà. Từng chuyến phà lớn, chở đầy người và xe cộ, hàng hóa chăm chỉ qua lại hai bờ sông. Hai bèn bờ, hành khách chờ xuống phà, tiếng người xen lẫn tiếng xe, tạo thành dòng âm thanh ồn ào, náo nhiệt, ... Nắng sớm mai lấp lóa như dát vàng dòng nước. Dòng sông vẫn cuồn cuộn chảy đỏ sậm phù sa, nặng tình nặng nghĩa của con sông đối với người và đất miền Tây.
0