06/06/2017, 20:16

Giải bài tập sự nở vì nhiệt của chất rắn lớp 6

Bài 18: Sự nở vì nhiệt của chất rắn A. KIẾN THỨC CẦN NẮM VỮNG Kết luận về Sự nở vì nhiệt của chất rắn. * Các chất rắn nở khi nóng lên và co lại khi lạnh đi. * Các chất rắn khác nhau nở vì nhiệt khác nhau. B. HƯỚNG DẪN GIẢI BÀI TẬP. Câu 1: Tại sao sau khi bị hơ nóng, quả cầu lại không lọt qua vòng ...

Bài 18: Sự nở vì nhiệt của chất rắn A. KIẾN THỨC CẦN NẮM VỮNG Kết luận về Sự nở vì nhiệt của chất rắn. * Các chất rắn nở khi nóng lên và co lại khi lạnh đi. * Các chất rắn khác nhau nở vì nhiệt khác nhau. B. HƯỚNG DẪN GIẢI BÀI TẬP. Câu 1: Tại sao sau khi bị hơ nóng, quả cầu lại không lọt qua vòng kim loại? Hướng dẫn Khi hơ nóng quả cầu nở ra, thể tích của nó tăng lên, quả cầu không lọt qua vòng kim loại. Câu 2: Tại sao sau khi được nhúng vào ...

Bài 18: Sự nở vì nhiệt của chất rắn

 

A. KIẾN THỨC CẦN NẮM VỮNG

Kết luận về Sự nở vì nhiệt của chất rắn.

* Các chất rắn nở khi nóng lên và co lại khi lạnh đi.

* Các chất rắn khác nhau nở vì nhiệt khác nhau.

 

B. HƯỚNG DẪN GIẢI BÀI TẬP.

Câu 1: Tại sao sau khi bị hơ nóng, quả cầu lại không lọt qua vòng kim loại?

Hướng dẫn

Khi hơ nóng quả cầu nở ra, thể tích của nó tăng lên, quả cầu không lọt qua vòng kim loại.

Câu 2: Tại sao sau khi được nhúng vào nước lạnh, quả cầu lại lọt qua vòng kim loại?

Hướng dẫn

Khi được nhúng vào nước lạnh, quả cầu nguội di nên co lại (thể tích giảm) nên quả cầu nhỏ hơn lúc hơ nóng, do đó nó lọt qua được vòng kim loại.

Câu 3: Chọn từ thích hợp: nóng lên, lạnh đi, tăng, giảm để điền vào chỗ trống của các câu sau:

a) Thể tích quả cầu (1)... khi quả cầu nóng lên.

b) Thể tích của ouả cầu giảm khi quả cầu (2)... đi.

Hướng dẫn

a) Thể tích quả cầu (1) tăng khi quả cầu nóng lên.

b) Thể tích của quả cầu giảm khi quả cầu (2) lạnh đi. 

Câu 4: Từ bảng dưới đây có thể rút ra nhận xét gì về sự nở vì nhiệt của các chất rắn khác nhau?

Nhôm

0,12cm

Đồng

0,086cm

Sắt

0,060cm

Hướng dẫn

Các chất rắn khác nhau, nở (co lại) vì nhiệt khác nhau (nhôm nở nhiều nhất đến đồng sau đó là sắt).

Câu 5: Ở đầu cán (chuôi) dao, liềm bằng gỗ, thường có một đai bằng sắt, gọi là cái khâu. Dùng để giữ chặt lưỡi dao hay lười liềm. Tại sao khi lắp khâu, người thợ rèn phải nung nóng khâu rồi mới tra vào cán?

Hướng dẫn

Khi lắp khâu sắt vào cán dao, liềm bằng gỗ, người thợ rèn phải nung nóng khâu để khâu nở rộng ra dỗ tra vào cán, khi nguội đi khâu co lại bám chặt vào cán dao làm cho dao, liềm được gắn chặt vào cán hơn.

Câu 6: Hãy nghĩ cách làm cho quả cầu trong thí nghiệm ở hình trong SGK dù đang nóng vẫn có thế lọt qua vòng kim loại.

Hãy làm thí nghiệm kiểm chứng.

Hướng dẫn

Ta vẫn có thể làm cho quả cầu trong thí nghiệm đang nóng vẫn có thể lọt qua vòng kim loại bằng cách nung nóng vòng kim loại.

Câu 7: Hãy tự trả lời câu hỏi đã nêu ở đầu bài học. Biết rằng ở Pháp, tháng 1 đang là mùa đông, còn tháng 7 đang là mùa hạ.

Hướng dẫn

Do tính chất chung của chất rắn là nở ra khi nóng lên và co lại khi lạnh đi vì ở Pháp, nhiệt độ ngoài trời tháng 1 thấp hơn tháng 7, vào mùa hạ tháp nở ra (cao thêm lOcm).

 

C. HƯỚNG DẪN GIẢI BÀI TẬP TRONG SÁCH BÀI TẬP

1. Hiện tượng nào sau đây sẽ xảy ra khi nung nóng một vật rắn? Hãy chọn câu trả lời đúng.

A. Khối lượng của vật tăng.

B. Khối lượng riêng của vật tăng.

C. Khối lượng của vật giảm.

D. Khối lượng riêng của vật giảm. 

Hướng dẫn

Chọn câu D: Khối lượng riêng của vật giảm.

2. Một chai lọ thuỷ tinh dậy bằng nút thuỷ tinh. Nút bị kẹt. Hỏi phải mở nút bằng cách nào trong các cách sau?

A. Hơ nóng nút.

C. Hơ nóng cổ lọ

B. Hơ nóng cả nút và cổ lọ

D. Hơ nóng đáy lọ.

Hướng dẫn

Cách B: Hơ nóng cả nút và cổ lọ là cách mở nút dễ nhất.

3. Hãy dựa vào bảng ghi độ nở dài tính ra milimét của các thanh dài 1m, làm bằng các chất khác nhau, khi nhiệt độ tăng thèm 1°c dể trả lời các câu hỏi sau đây:

Thuỷ tinh chịu lửa

Thuỷ tinh thường

Hợp kim platinít

Sắt

Nhôm

Đồng

3

từ 8 đến 9

9

12

22

29

a) Người ta dùng dây dẫn điện bằng chất nào trong các chất sau đây, xuyên qua cố bóng đèn điện làm bằng thuỷ tinh thường đế chồ hàn luôn luôn được kín?

A. Sắt

B. Đồng

c. Hợp kim platinít

D. Nhôm.

b) Tại sao đố nước nóng vào cốc thuỷ tinh chịu lửa thì cốc không bị vở, còn đổ nước nóng vào cốc thuỷ tinh thường thì cốc dễ bị vỡ?

Hướng dẫn

a) Chọn hợp kim platinít (C), vì có độ nở dài gần bằng độ nở dài của thuỷ tinh.

b) Vì thuỷ tinh chịu lửa nở dài vì nhiệt ít hơn thuỷ tinh thường tới 3 lần.

4. Tại sao các tấm tôn lợp lại có dạng lượn sóng?

Hướng dẫn

Để khi trời nóng các tấm tôn có thể dãn nở vì nhiệt mà ít bị ngăn cản hơn, nên tránh được hiện tượng gây ra lực lớn, có thể làm rách tôn lợp mái.

5. Thanh ngang đặt vừa khít vào giá đo khi cả hai đều ở nhiệt độ trong phòng (hình sách bài tập).

a) Tại sao khi hơ nóng thanh ngang, ta lại không thể đưa thanh này vào giá đó? 

b) Hãy tìm cách đưa thanh ngang đã bị hơ nóng vào giá đo mà không cần phải làm nguội thanh này.

Hướng dẫn

a) Vì thanh ngang dài ra do bị hơ nóng.

b) Hơ nóng giá đo.

 

D. BÀI TẬP VẬN DỤNG

1. Khi nung nóng một vật rắn sẽ xảy ra hiện tượng gì? Hãy chọn câu trả lời đúng.

A. Khối lượng của vật tăng.

B. Trọng lượng của vật tăng.

C. Khối lượng riêng của vật tăng.

D. Thể tích của vật tăng.

Hướng dẫn

Chọn câu D: Thế tích của vật tăng.

2. Hiện tượng nào sẽ xảy ra khi làm lạnh một vật rắn đã được nung nóng? Hãy chọn câu trả lời đúng.

A. Khối lượng riêng của vật rắn tăng.

B. Khối lượng riêng của vật rắn giảm.

C. Khối lượng riêng của vật rắn không thay đổi.

D. Cả ba hiện tượng trên.

Hướng dẫn

Chọn câu B: Khối lượng riêng của vật rắn giảm.

0