15/01/2018, 14:06

Giải bài tập SGK Lịch sử lớp 7 bài 20: Nước Đại Việt thời Lê Sơ (1428 - 1527)

Giải bài tập SGK Lịch sử lớp 7 bài 20: Nước Đại Việt thời Lê Sơ (1428 - 1527) Giải bài tập Lịch sử lớp 7 bài 20 Lịch sử lớp 7 bài 20: Nước Đại Việt thời Lê Sơ (1428 - 1527) . Đây là tài liệu tham khảo ...

Giải bài tập SGK Lịch sử lớp 7 bài 20: Nước Đại Việt thời Lê Sơ (1428 - 1527)

Lịch sử lớp 7 bài 20: Nước Đại Việt thời Lê Sơ (1428 - 1527)

. Đây là tài liệu tham khảo hay được VnDoc.com sưu tầm nhằm giúp quá trình ôn tập và củng cố kiến thức chuẩn bị cho kì thi học kì mới môn Lịch sử của các bạn học sinh lớp 7 trở nên thuận lợi hơn. Mời các bạn tham khảo

1. Em hãy trình bày và vẽ sơ đồ tổ chức bộ máy chính quyền thời Lê sơ.

Sơ đồ tổ chức bộ máy chính quyền thời Lê sơ:

Lịch sử lớp 7 bài 20: Nước Đại Việt thời Lê Sơ

Nhận xét

  • Tổ chức bộ máy nhà nước thời Lê Thánh Tôg hoàn chỉnh và chặt chẽ nhất so với trước. Triều đình có đầy đủ các bộ, tự, các khoa và các cơ quan chuyên môn. Hệ thống thanh tra giám sát giám sát được tăng cường từ triều đình đến địa phương
  • Các đơn vị hành chính và bộ máy chính quyền cấp xã được tổ chức chặt chẽ.

2. Em hãy trình bày vài nét về những đóng góp của vua Lê Thánh Tông trong công cuộc xây dựng bộ máy nhà nước và luật pháp?

- Những đóng góp của vua Lê Thánh Tông:

  • Vua Lê Thánh Tông là người có công đóng góp làm cho bộ máy nhà nước Ngày càng đầy đủ và chặt chẽ hơn thời vua Lê Thái Tổ (vua Lê Thái Tổ và vua Lê Nhân Tông chia nước làm 5 đạo, Lê Thánh Tông chia nước làm 13 đạo)
  • Vua Lê Thánh Tông là người soạn thảo và ban hành Quốc triều hình luật (Luật Hồng Đức). Đây là bộ luật đầy đủ và tiến bộ nhất trong các bộ luật thời phong kiến Việt Nam.

3. Hãy trình bày những nét chính về tình hình kinh tế thời Lê sơ

* Kinh tế

- Nông nghiệp: Hai mươi năm dưới ách thống trị của nhà Minh, nước ta lâm vào tình trạng xóm làng điêu tàn, ruộng đồng bỏ hoang, đời sống nhân dân cực khổ, nhiều người phải phiêu tán.

Nhà Lê cho 25 vạn lính (trong tổng số 35 vạn) về quê làm ruộng ngay sau chiến tranh, còn lại 10 vạn lính, chia làm 5 phiên thay nhau về quê sản xuất; kêu gọi dân phiêu tán về quê làm ruộng; đặt một số chức quan chuyên chăm lo sản xuất nông nghiệp: Khuyến nông sứ, Hà đệ sứ, Đồn điền sứ... Thi hành chính sách quản điền, cấm giết trâu, bò và bắt dân đi phu trong mùa gặt cấy.

Nhờ các biện pháp tích cực, sản xuất nông nghiệp nhanh chóng phục hồi và phát triển.

- Thủ công nghiệp, thương nghiệp:

+ Nhiều làng thủ công chuyên nghiệp nổi tiếng ra đời, Thăng Long là nơi tập trung nhiều ngành nghề thủ công nhất. Nhiều ngành, nghề thủ công truyền thống ở các làng xã ngày càng phát triển. Các công xưởng do nhà nước quản lí gọi là Cục bách tác, chuyên sản xuất đồ dùng cho vua, vũ khí, đúc tiền…

+ Nhà nước khuyến khích lập chợ mới và họp chợ. Buôn bán với nước ngoài phát triển, các sản phẩm sành, sứ, vải, lụa, lâm sản quý được thương nhân nước ngoài ưa chuộng.

4. Thời Lê sơ, xã hội có những giai cấp và tầng lớp nào?

* Xã hội

- Giai cấp nông dân chiếm tuyệt đại đa số dân cư trong xã hội và sống chủ yếu ở nông thôn, họ có rất ít hoặc không có ruộng đất, phải cày cấy thuê cho địa chủ, quan lại và phải nộp tô.

- Thương nhân, thợ thủ công ngày càng đông, họ nộp thuế cho nhà nước.

- Nô tì là tầng lớp xã hội thấp kém nhất, số lượng giảm dần. Nhà nước cấm bán mình làm nô tì hoặc bức dân tự do làm nô tì.

- Nhờ sự nỗ lực của nhân dân và chính sách khuyến nóng của nhà nước nên đời sống nhân dân được ổn định, dân số ngày càng tăng, nhiều làng mới được thành lập. Đại Việt là quốc gia cường thịnh nhất Đông Nam Á lúc bấy giờ.

5. Hãy nêu những thành tựu chủ yếu về văn hoá, giáo dục của Đại Việt thời Lê sơ

* Giáo dục và khoa cử

- Vua Lê Thái Tổ cho dựng lại Quốc tử giám ở kinh đô Thăng Long. Ở các đạo, phủ đều có trường công, hằng năm mở khoa thi để tuyển chọn quan lại. Đa số dân đều có thể đi học, trừ kẻ phạm tội và làm nghề ca hát. Nội dung học tập, thi cử là các sách của đạo Nho. Nho giáo chiếm địa vị độc tôn. Phật giáo, Đạo giáo bị hạn chế.

- Thời Lê sơ (1428 - 1527) tổ chức được 26 khoa thi, lấy đỗ 989 tiến sĩ và 20 trạng nguyên.

* Văn học, khoa học, nghệ thuật

- Văn học chữ Hán tiếp tục chiếm ưu thế, văn học chữ Nôm giữ vị trí quan trọng. Văn thơ thời Lê sơ có nội dung yêu nước sâu sắc, thể hiện niềm tự hào dân tộc, khí phách anh hùng và tinh thần bất khuất của dân tộc.

- Sử học có tác phẩm Đại Việt sử kí toàn thư, Đại Việt sử kí, Lam Sơn thực lục…

- Địa lí có tác phẩm Hồng Đức bản đồ, Dư địa chí, An Nam hình thăng đồ.

- Y học có Bản thảo thực vật toát yếu.

- Toán học có Đại thành toán pháp, Lập thành toán pháp.

- Nghệ thuật sân khấu ca múa nhạc, chèo, tuồng... đều phát triển.

- Điêu khắc có phong cách khối đồ sộ, kĩ thuật điêu luyện.

Một số danh nhân văn hoá xuất sắc của dân tộc như Nguyễn Trãi, Lê Thánh Tông

6. Những cống hiến của Nguyễn Trãi đối với sự nghiệp của nước Đại Việt

Nguyễn Trãi không những là một nhà chính trị, quân sự tài ba, một anh hùng dân tộc mà còn là một danh nhân văn hoá thế giới. Ông có nhiều tác phẩm có giá trị lớn về văn học, sử học, địa lí học như Quân trung từ mệnh tập, Bình Ngô đại cáo, Chí Linh sơn phú, Quốc âm thi tập, Dư địa chí…

Tư tưởng của ông tiêu biểu cho tư tưởng của thời đại, cả cuộc đời của Nguyễn Trãi, khi đánh giặc cũng như khi xây dựng đất nước hoặc sáng tác thơ văn, ông luôn nêu cao lòng nhân nghĩa, yêu nước, thương dân. Ông thường suy nghĩ và mong muốn "ăn lộc đền ơn kẻ cấy cày", "nơi thôn cùng, xóm vắng không một tiếng hờn giận oán sầu".

7. Em biết gì về vua Lê Thánh Tông?

Lê Thánh Tông (1442 - 1497)

Lê Thánh Tông không những là một vị vua anh minh, một tài năng xuất sắc trên nhiều lĩnh vực kinh tế, chính trị, quân sự mà còn là một nhà văn, nhà thơ lớn, nổi tiếng tài ba của dân tộc ta ở thế kỉ XV. Ông đã để lại một di sản thơ văn phong phú, đồ sộ.

Cuối thế kỉ XV, ông sáng lập ra Hội Tao đàn và làm chủ soái. Hội Tao đàn ra đời đánh dấu bước phát triển cao về văn chương đương thời.

Thơ văn của ông chứa đựng tinh thần yêu nước và tinh thần dân tộc sâu sắc. Ông sáng tác nhiều tác phẩm có giá trị như: Quỳnh uyển cửu ca, Châu cơ thắng thưởng, Chinh tây kỉ hành, Minh lương cẩm tú, Văn minh cổ xuý, Cổ tâm bách vịnh..., tất cả khoảng trên 300 bài (bằng chữ Hán), Hồng Đức quốc âm thi tập (bằng chữ Nôm).

8. Vì sao quốc gia Đại Việt đạt được những thành tựu về văn hoá giáo dục thời Lê sơ?

Trả lời:

- Quốc gia Đại Việt đạt được những thành tựu thành tựu về văn hoá giáo dục là do sự quan tâm của Nhà nước, biểu hiện qua các chính sách và biện pháp tích cực để khuyến khích, tạo điều kiện cho văn hóa, giáo dục phát triển.

- Nhân dân ta có truyền thống thông minh, hiếu học.

- Đất nước thái bình làm cho văn học và giáo dục phát triển mạnh mẽ.

0