Giải bài tập SGK Công nghệ lớp 10 bài 25: Các phương pháp nhân giống vật nuôi và thủy sản
Giải bài tập SGK Công nghệ lớp 10 bài 25: Các phương pháp nhân giống vật nuôi và thủy sản Giải bài tập sách giáo khoa môn Công nghệ 10 Giải bài tập SGK Công nghệ lớp 10 bài 25 gồm các gợi ý giải với ...
Giải bài tập SGK Công nghệ lớp 10 bài 25: Các phương pháp nhân giống vật nuôi và thủy sản
Giải bài tập SGK Công nghệ lớp 10 bài 25
gồm các gợi ý giải với đáp án cụ thể cho từng bài tập. Giải bài tập Công nghệ 10 sẽ giúp các em hệ thống lại kiến thức bài học, đồng thời nắm vững phương pháp giải các dạng bài tập. Hy vọng đây là tài liệu hữu ích dành cho các em. Chúc các em học tốt!
Câu 1 trang 76 SGK Công nghệ 10
Trình bày khái niệm và mục đích của việc nhân giống thuần chủng.
Trả lời:
- Nhân giống thuần chủng là phương pháp cho ghép đôi giao phối giữa những cá thể đực và cá thể cái của cùng một phẩm giống, để tạo ra đời con có đặc điểm di truyền giống với bố mẹ.
- Mục đích: nhân giống thuần chủng là để bảo vệ, giữ vững, nâng cao và hoàn chỉnh những đặc tính di truyền tốt, các phẩm chất, đặc điểm tốt của các cá thể trong cùng vật giống.
Câu 2 trang 76 SGK Công nghệ 10
Trình bày khái niệm và mục đích của việc lai giống.
Trả lời:
- Lai giống là dùng vật nuôi các giống khác nhau cho giao phối với nhau để đời con sinh ra mang nguồn gen di truyền của nhiều giống.
Câu 3 trang 76 SGK Công nghệ 10
Thế nào là lai kinh tế, vẽ sơ đồ lai kinh tế hai giống và lai kinh tế ba giống? Cho ví dụ?
Trả lời:
Lai kinh tế là cho các cá thể đực và cái khác giống giao phối với nhau để cho con lai chỉ dùng vào mục đích lấy sản phẩm: thịt, trứng, sữa...
Công thức phổ biến là dùng các giống lợn: Móng Cái - Đại bạch và Landrace
Câu 4 trang 76 SGK Công nghệ 10
Thế nào là lai gây thành? Mục đích của lai gây thành có gì giống và khác lai kinh tế?
Trả lời:
- Lai gây thành (còn gọi là lai tổ hợp, lai tạo thành): với phương pháp này người ta dùng hai hoặc nhiều phẩm giống cho giao phối với nhau, mục đích là tạo nên một phẩm giống hoàn toàn mới mang các đặc tính tốt của các phẩm giống tham gia.
- Phương pháp này thường áp dụng trong trường hợp muốn nâng cao sức sản xuất của những phẩm giống tham gia hoặc khi không thể nhập nội các phẩm giống thuần chủng vì khó thích nghi với hoàn cảnh địa phương.