Giải bài tập SGK Địa lý lớp 9 bài 23: Vùng Bắc Trung Bộ
Giải bài tập SGK Địa lý lớp 9 bài 23: Vùng Bắc Trung Bộ Giải bài tập sách giáo khoa Địa lí 10 Giải bài tập SGK Địa lý lớp 9 bài 23 là tài liệu tham khảo hay được VnDoc.com sưu tầm nhằm giúp quá ...
Giải bài tập SGK Địa lý lớp 9 bài 23: Vùng Bắc Trung Bộ
Giải bài tập SGK Địa lý lớp 9 bài 23
là tài liệu tham khảo hay được VnDoc.com sưu tầm nhằm giúp quá trình ôn tập và củng cố kiến thức chuẩn bị cho kì thi học kì mới môn Địa lý của các bạn học sinh lớp 9 trở nên thuận lợi hơn. Mời các bạn tham khảo.
Sự Phân Hóa Lãnh Thổ
Bài 23: Vùng Bắc Trung Bộ
(trang 81 sgk Địa Lí 9): Quan sát hình 23.1 (SGK trang 82), hãy xác định giới hạn lãnh thổ và nêu ý nghĩa vị trí địa lí của vùng.
Trả lời:
- Bắc Trung Bộ là một dãy đất hẹp ngang, kéo dài từ dãy Tam Điệp ở phía Bắc tới dãy Bạch Mã ở phía Nam.
- Phía bắc giáp Trung du và miền núi bắc bộ, vùng Đồng bằng sông Hồng, phía nam giáp Duyên hải Nam Trung Bộ, phía tây giáp Lào, phía đông là Biển Đông.
- Ý nghĩa địa lý của vùng:
- Là cầu nối giữa Bắc Bộ với phía nam đất nước.
- Là cửa ngõ của các nước Tiểu vùng sông Mê Công ra Biển Đông và ngược lại. Bắc Trung Bộ như là ngã tư đường đôi với trong nước và các nước trong khu vực
(trang 81 sgk Địa Lí 9): Quan sát hình 23.1 (SGK trang 82) và dựa vào kiến thức đã học, hãy cho biết dải núi Trường Sơn Bắc ảnh hưởng như thế nào đến khí hậu ở Bắc Trung Bộ?
Trả lời:
Ảnh hưởng của dãy núi Trường Sơn Bắc đến khí hậu ở Bắc Trung Bộ:
- Ở phía đông dải Trường Sơn Bắc chịu hiệu ứng phơn với gió Tây Nam gây ra nhiệt độ cao, khô nóng kéo dài vào mùa hè.
- Phía đông dải Trường Sơn bắc cùng là sườn đón gió mùa đông Bắc, gây mưa lớn ở nhiều địa phương.
(trang 81 sgk Địa Lí 9): Dựa vào hình 23.1 (SGK trang 82) và hình 23.2 (SGK trang 83), hãy so sánh tiềm năng tài nguyên rừng và khoáng sản phía bắc và phía nam dãy Hoành Sơn.
Trả lời:
- Tiềm năng tài nguyên rừng, khoáng sản lớn hơn ở phía nam (sắt, crôm, thiếc, đá xây dựng) phía bắc dãy Hoành Sơn lớn hơn so với phía nam dãy Hoành Sơn.
(trang 81 sgk Địa Lí 9): Bằng kiến thức đã học, hãy nêu các loại thiên tai thường xảy ra ở Bắc Trung Bộ.
Trả lời:
- Các loại thiên tai thường xảy ra ở Bắc Trung Bộ: bão, lụt, gió Lào, lũ quét, cát lấn, cát bay, hạn hán.
(trang 84 sgk Địa Lí 9): Quan sát bảng 23.1 (SGK trang 84), hãy cho biết những khác biệt trong cư trú và hoạt động kỉnh tế giữa phía đông và phía tây của Bắc Trung Bộ.
Trả lời:
- Phía đông (các đồng bằng ven biến): Chủ yếu là người Kinh. Hoạt động kinh tế: sản xuất lương thực, cây công nghiệp hàng năm, đánh bắt, nuôi trồng thuỷ sản; sản xuất công nghiệp, thương mại, dịch vụ.
- Phía tây (miền núi, gò đồi): Chủ yếu các dân tộc: Thái, Mường, Tày, Mông, Bru - Vân Kiều,... Hoạt động kinh tế: nghề rừng, trồng cây công nghiệp lâu năm, canh tác trên nương rẫy, chăn nuôi trâu, bò đàn.
(trang 84 sgk Địa Lí 9): Dựa vào bảng 23.2, hãy nhận xét sự chênh lệch các chỉ tiêu của vùng so với cả nước.
Trả lời:
- So với cả nước vùng Bắc Trung Bộ có: mật độ dân số, thu nhập bình quân dầu người, tuổi thọ trung bình và tỉ lệ dân số thành thị thấp hơn; tỉ lệ hộ nghèo, tỉ lệ người biết chữ, tỉ lệ gia tăng tự nhiên dân số cao hơn.
Bài 1 (trang 85 sgk Địa Lí 9): Điều kiện tự nhiên ở Bắc Trung Bộ có những thuận lợi và khó khăn gi đối với sự phát triển kinh tế - xã hội?
Lời giải:
- Thuận lợi:
- Có dải đồng bằng ven biển: Thanh – Nghệ - Tĩnh, Bình – Trị - Thiên với đát cát pha là chủ yếu, thuận lợi trông cây công nghiệp hằng năm, cây lượng thực . Đất đỏ bazan ở một số nơi là điều kiện thuận lợi để trồng cây công nghiệp lâu năm (Cà phê, cao su, hồ tiêu...).
- Vùng gò đồi có diện tích tương đối lớn, có khả năng phát triển kinh tế vườn rừng, chăn nuôi gia súc lớn
- Có một số tài nguyên khoáng sản có giá trị như crom, thiếc, sắt, đá vôi, và sét là xi măng, đá quý.
- Rừng có diện tích tương đối lớn.
- Các hệ thống sông Mã, sông Cả có giá trị lớn về thủy lợi , giao thông thủy (ở hạ lưu) và tiềm năng thủy điện
- Dọc ven biển có khả năng phát triển đánh bắt và nuôi trông thủy sản.
- Tài nguyên du lịch rất phong phú, nhất là về du lịch biển. Có các bãi tắm nổi tiếng như Sầm Sơn Cửu Lò, Thiên Cầm, Thuận An, Lăng Cô, di sản thiên nhiên thế giời Phong Nha – Kẻ Bàng.
- Khó khăn: bão, lũ lụt, hạn hán, gió phơn Tây Nam khô nóng, cát bay, cát chảy, lấn chiếm đồng ruộng, làng mạc...
Bài 2 (trang 85 sgk Địa Lí 9): Phân bố dân cư ở Bắc Trung Bộ có những đặc điểm gì?
Lời giải:
Có sự khác biệt theo hướng từ đông sang tây.
- Người Kinh sống chủ yếu ở đồng bằng ven biển
- Vùng núi, gò đồi phía tây là địa bàn cư trú chủ yếu của các dân tộc ít người.