Giải bài tập SGK Địa lý lớp 9 bài 26: Vùng duyên hải Nam Trung Bộ (tiếp theo)
Giải bài tập SGK Địa lý lớp 9 bài 26: Vùng duyên hải Nam Trung Bộ (tiếp theo) Giải bài tập sách giáo khoa Địa lí 10 Giải bài tập SGK Địa lý lớp 9 bài 26 VnDoc.com mời các bạn cùng tham khảo tài liệu . ...
Giải bài tập SGK Địa lý lớp 9 bài 26: Vùng duyên hải Nam Trung Bộ (tiếp theo)
Giải bài tập SGK Địa lý lớp 9 bài 26
VnDoc.com mời các bạn cùng tham khảo tài liệu . Việc hoàn thành các bài tập trong SGK sẽ giúp các bạn củng cố và khắc sâu những kiến thức đã được học trước đó.
Sự Phân Hóa Lãnh Thổ
Bài 26: Vùng duyên hải Nam Trung Bộ (tiếp theo)
(trang 95 sgk Địa Lí 9): Vì sao chăn nuôi bò, khai thác và nuôi trồng thuỷ sản là thế mạnh của vùng Duyên hải Nam Trung Bộ?
Trả lời:
- Duyên hải Nam Trung Bộ có nhiều thuận lợi về đều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên để phát triển chăn nuôi bò, khai thác và nuôi trồng thuỷ sản.
- Vùng đồi núi phía tây có nhiều cỏ tươi tốt tạo điều kiện thuận lợi để phát triển chăn nuôi bò. Tất cá các tỉnh Duyên hải Nam Trung Bộ đều giáp với biển, và biển ở đây rất giàu về hải sản (cá, tôm), ven biển có nhiều vũng vịnh, đầm, phà, tạo điều kiện thuận lợi đê phát triển và khai thác và nuôi trồng thủy sản (Nước mặn, nước lợ); khí hậu nhiệt đới ẩm, mang sắc thái của khì hậu xích đạo cho phép khai thác hải sản quanh năm, với sản lượng lớn.
(trang 95 sgk Địa Lí 9): Quan sát hình 26.1 (SGK trang 96), hãy xác định các bãi tôm, bãi cá. Vì sao vùng biển Nam Trung Bộ nổi tiếng về nghề làm muối , đánh bắt và nuôi trồng hải sản?
Trả lời:
- Các bãi tôm, bãi cá: Đà Nẵng – Quảng Nam, Quảng Ngãi - Bình Định – Phú Yên, Khánh Hoà, Ninh Thuận - Bình Thuận.
- Vùng biển Duyên hải Nam Trung Bộ nổi tiếng về nghề làm muối, đánh bắt và nuôi trồng hải sản.
- Có nhiều nắng, nhiệt độ trung bình năm cao, độ mặn của nước biển cao, ít có sông lớn đổ ra biển rất thuận lợi cho việc sản xuất muối.
- Vùng biển Nam Trung Bộ nhiều tôm, cá và các hải sản khác. Tỉnh nào cũng có bãi tôm, bãi cá, nhưng lớn nhất là các tỉnh cực Nam Trung Bộ và ngư trường Hoàng Sa – Trường Sa. Đây là điều kiện thuận lợi để phát triển nghề khai thác hải sản. Bờ biển có nhiều vũng, vịnh, đầm, phà thuận lợi cho nuôi trồng thủy sản.
- Dân cư có truyền thống, nhiều kinh nghiệm trong sản xuất muối, nuôi trồng và đánh bắt thủy sản.
(trang 97 sgk Địa Lí 9): Dựa vào bảng 26.2 (SGK trang 97), hãy nhận xét sự tăng trưởng giá trị sản xuất công nghiệp của Duyên hải Nam Trung Bộ so với cả nước.
Trả lời:
Thời kì 1995 — 2002, giá trị sản xuất công nghiệp của Duyên hải Nam Trung Bộ khá cao, gấp 2,6 lần so với năm 1995, trong khi cả nước đạt (2,5 lần).
(trang 98 sgk Địa Lí 9): Xác định trên hình 26.1 (SGK trang 96) vị trí của các thành phố Đà Nẵng, Quy Nhơn, Nha Trang. Vì sao các thành phố này được coi là cửa ngõ của Tây Nguyên?
Trả lời:
- Xác định trên lược đồ các thành phố Đà Nẵng, Quy Nhơn (Bình Định), Nha Trang (Khánh Hòa).
- Các thành phố này được coi là cửa ngõ của Tây Nguyên vì:
- Thành phố Đà Nẵng: là một trong những đầu mối giao thông quan trọng của Tây Nguyên. Nhiều hàng hoá và hành khách của Tây Nguyên được vận chuyển theo Quốc lộ 14 đến Đà Nẵng để ra ngoài Bắc hoặc một số địa phương của Duyên hải Trung Bộ. Một bộ phận hàng hoá qua cảng Đà Nẵng để xuất khẩu. Ngược lại, hàng hoá và hành khách nhiều vùng trong cả nước, chủ yếu từ ngoài Bắc và hàng hoá nhập khẩu qua cảng Đà Năng vào Tây Nguyên.
- Thành phố Quy Nhơn: là cửa ngõ ra biển của Gia Lai, Kon Tum.
- Thành phố Nha Trang bằng quốc lộ 26 trao đổi hàng hoá và dịch vụ trực tiếp với Buôn Ma Thuột (Đắk Lắk).
- Tuy Hoà (Phú Yên) giao thương với Gia Lai, Kon Tum bằng Quốc lộ 25.
- Trong khuôn khổ hợp tác ba nước Việt Nam, Lào, Cam-pu-chia. Chương trình phát triển kinh tế vùng ba biên giới Đông Dương đang được thiết kế và triển khai, bao gồm địa bàn 10 tỉnh: Gia Lai, Kon Tum, Đắk Lắk, Đắk Nông (Việt Nam); 3 tỉnh phía Hạ Lào và 3 tỉnh Đông Bắc Cam-pu-chia. Cùng với đường Hồ Chí Minh, các tuyến quốc lộ trên kết nối các thành phố - cảng biển với các cửa khẩu biên giới: Bờ Y, Lệ Thanh, Bu Prang, tạo thành bộ khung lãnh thổ phát triển cho cả vùng Tây Nguyên và Duyên hải Nam Trung Bộ.
Bài 1 (trang 99 sgk Địa Lí 9): Duyên hải Nam Trung Bộ đã khai thác tiềm năng kinh tế biển như thê nào?
Lời giải:
- Khai thác biển và nuôi trồng, chế biến thuỷ sản:
- Ngư nghiệp là thế mạnh của vùng, chiếm 27,4% giá trị thuỷ sản khai thác của cả nước (năm 2002).
- Bờ biển có nhiều vũng, vịnh, đầm, phà thuận lợi cho nuôi trồng thủy sản.
- Chế biến thuỷ sản khá phát triển, nổi tiếng với nước mắm Nha Trang, Phan Thiết.
- Các mặt hàng xuất khẩu chủ yếu là : mực, tôm, cá đông lạnh.
- Dịch vụ hàng hải: có các cảng tổng hợp lớn do Trung ương quản lí như Đà Nẵng, Quy Nhơn, Nha Trang; đang xây dựng cảng nước sâu Dung Quất.
- Du lịch biển: có nhiều bãi biển nổi tiếng như Mỹ Khê (Đà Nẵng), Sa Huỳnh (Quãng Ngãi), Quy Nhơn (Bình ĐỊnh), Nha Trang (Khánh Hòa), Cà Ná (Ninh Thuận), Mũi Né (Bình Thuận), các trung tâm du lịch lớn của vùng là Đà Nẵng, Nha Trang.
- Nghề làm muối khá phát triển, nổi tiếng là Sa Huỳnh, Cà Ná.
Bài 2 (trang 99 sgk Địa Lí 9): Dựa vào bảng số liệu trang 26.3 (trang 99 SGK ), vẽ biểu đồ cột thể hiện diện tích nuôi trồng thuỷ sản ở các tỉnh, thành phố của vùng Duyên hải Nam Trung Bộ năm 2002 và nêu nhận xét.
Các tỉnh, thành phố | Đà Nẵng | Quảng Nam | Quảng Ngãi | Bình Định | Phý Yên | Khánh Hòa | Ninh Thuận | Bình Thuận |
Diện tích(nghìn ha) | 0,8 | 5,6 | 1,3 | 4,1 | 2,7 | 6,0 | 1,5 | 1,9 |
Lời giải:
- Vẽ biểu đồ:
Biểu đồ diện tích nuôi trồng thuỷ sản ở các tỉnh, thành phố của vùng Duyên hải Nam Trung Bộ năm 2002
- Nhận xét: diện tích nuôi trồng thủy sản ở các tỉnh , thành phố của vùng Duyên hải Nam Trung Bộ (năm 2002) có sự chênh lệch khá lớn. Khánh Hòa là tỉnh có diện tích nuoi trồng thủy sản nhiều nhất (6 nghìn ha), tiếp theo là Quảng Ngãi 5,6 nghìn ha, Bình Định 4,1 nghìn ha, sau đó là Phú Yên 2,7 nghìn ha, Bình Thuận 1,9 nghìn ha, Ninh thuận 1,5 nghìn ha, Quảng Ngãi 1,3 nghìn ha, và thấp nhất là Đà Nẵng 0,8 nghìn ha.
Bài 3 (trang 99 sgk Địa Lí 9): Nêu tầm quan trọng của vùng kỉnh tế trọng điểm miền Trung đối với sự phát triển kinh tế ở Bắc Trung Bộ, Duyên hải Nam Trung Bộ và Tây Nguyên.
Lời giải:
- Vùng kinh tế trọng điểm miền Trung bao gồm các tỉnh và thành phố: Thừa Thiên - Huế, Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định.
- Vùng kinh tế trọng điểm miền Trung đã có tác động mạnh đến sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế của các vùng Bắc Trung Bộ, Duyên hải Nam Trung Bộ và Tây Nguyên; thúc đẩy các vùng này phát triển năng động hơn.